Buy Now

Tìm kiếm

Kinh doanh F&B – Chi phí liên quan nên tính vào giá niêm yết hay phụ thu trên hóa đơn?

  • Chia sẻ cái này:
Kinh doanh F&B – Chi phí liên quan nên tính vào giá niêm yết hay phụ thu trên hóa đơn?

Tin tức mới

Kinh doanh F&B – Chi phí liên quan nên tính vào giá niêm yết hay phụ thu trên hóa đơn?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Thuế giá trị gia tăng – VAT hoặc phí phục vụ là những chi phí liên quan mà khách hàng cần phải chi trả khi sử dụng dịch vụ tại các nhà hàng. Tuy nhiên, nhiều chủ quán không biết nên cộng tất cả chi phí này vào giá bán niêm yết trên menu hay tính riêng vào phần phụ thu trên tổng hóa đơn sau cùng. Để lựa chọn được phương án phù hợp nhất, chủ quán nên cân nhắc ưu và khuyết điểm của từng hình thức. Vì vậy, hãy cùng iPOS.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Cộng phụ phí vào giá bán niêm yết liệu có lợi thế và bất lợi gì? 

1.1. Ưu điểm

Trước hết, ưu điểm đầu tiên của việc tính khoản phụ phí vào giá bán của từng món là giúp nhà hàng có công đoạn thanh toán được đảm bảo nhanh chóng và chính xác hơn. Nếu tính phụ phí riêng trên hóa đơn, nhân viên thu ngân phải tốn kém thêm thời gian tính và liệt kê từng khoản phí chi tiết là bao nhiêu để đảm bảo sự minh bạch và rõ ràng. Trái lại, nếu giá bán đã bao gồm thuế VAT và phụ phí khác, việc của nhân viên thu ngân chỉ là cộng tất cả giá món để ra tổng số tiền hóa đơn nên tiết kiệm thời gian, công sức hơn rất nhiều. 

Đồng thời, phương án tính phí này sẽ giúp cho khách hàng kiểm tra lại hóa đơn một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Không ai muốn phải bỏ ra quá nhiều thời gian để kiểm tra từng thông tin chi tiết trên một hóa đơn có quá nhiều nội dung. Thậm chí, nhiều khách hàng còn có thể hiểu nhầm rằng có thể nhà hàng đang “lươn lẹo” trong tính phí để kiếm lời từ khách. Trong khi đó, với mức giá món niêm yết đã cộng phụ phí, khách hàng chỉ việc kiểm tra lại số món, giá từng món là xác định được tính chính xác của giá tiền cần thanh toán. 

Các quán cafe thường tính chi phí liên quan vào giá sản phẩm

2.2. Nhược điểm

Việc đưa ra mức giá bán đã được tính thuế VAT có khuyết điểm là khiến cho mức giá bán có thể trở nên cao hơn. Điều này sẽ là rào cản khiến cho nhà hàng giảm sức cạnh tranh so với đối thủ. Khách hàng thường hay so sánh giá của nhà hàng này với nhà hàng khác bán cùng một sản phẩm. Vì giá món của bạn đã được cộng thêm thuế VAT hoặc phụ thu nên chắc chắn sẽ cao hơn giá món của đối thủ, từ đó khiến khách hàng nghĩ rằng bạn đang “ăn lãi” nhiều hơn. 

Do đó, phương án này có thể sẽ gây cản trở cho thương hiệu trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Thậm chí, một số khách hàng sẽ cảm thấy định lượng khẩu phần ăn hay chất lượng món không xứng đáng với giá tiền nên sẽ không quay trở lại. Chẳng hạn, khách hàng đánh giá một suất cơm gà đã tính phụ phí sẽ có giá 109.000 VNĐ là đắt, trong khi họ vẫn phải trả 99.000 VNĐ và 10.000 VNĐ tiền thuế VAT thì cảm thấy bình thường hơn. 

Xem thêm: Chủ quán nên tự làm marketing hay sử dụng dịch vụ thuê ngoài?

2. Tính khoản phụ thu riêng trên hóa đơn liệu có phải phương án hay? 

2.1. Ưu điểm

Đa số các nhà hàng hiện nay trên thị trường đều cộng tất cả các chi phí phát sinh như thuế VAT, phí phục vụ, phí ngày Lễ,… vào tổng giá cuối cùng trên hóa đơn. Do vậy, không thể phủ nhận được những ưu điểm nổi bật của hình thức tính phụ thu này. Trước hết, phương án này sẽ giúp mức giá bán của từng món ăn, đồ uống rẻ hơn so với hình thức cộng thuế VAT và chi phí liên quan vào giá bán. Nhờ đó, một mức giá chưa có phụ phí sẽ trở thành yếu tố lợi thế để các nhà hàng có thể cạnh tranh với các thương hiệu đối thủ. Hơn nữa, nhiều khách hàng khi nhìn vào một hóa đơn có phần thuế VAT, phí dịch vụ,… rõ ràng và chi tiết thì cảm thấy tin tưởng hơn và đánh giá cách tính toán hóa đơn của nhà hàng đó minh bạch, uy tín và chuyên nghiệp. 

Một lợi ích khác là khi nhà hàng tính riêng chi phí phát sinh là việc quản lý và thống kê số liệu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu cộng gộp chi phí vào giá bán, chủ quán cần mất nhiều thời gian và công sức tính toán lại để tách riêng doanh thu thật là bao nhiêu, chi phí thuế VAT là bao nhiêu, chi phí phục vụ là bao nhiêu,… để có được các số liệu kinh doanh chính xác nhất. Trong khi đó, khi để riêng chi phí như thuế VAT, phí phục vụ,… chủ quán chỉ cần dựa trên thông tin mà các hóa đơn bán hàng cung cấp là đã có thể tổng kết nhanh chóng và dễ dàng. 

Các nhà hàng buffet lẩu nướng thường tính tiền thuế VAT riêng trên hóa đơn 

2.2. Nhược điểm

Việc tính riêng các chi phí có thể khiến cho quy trình thanh toán trong nhà hàng trở nên tốn kém thời gian hơn do nhân viên thu ngân sẽ phải liệt kê riêng từng khoản phí phải thu thêm trên hóa đơn. Đồng nghĩa với việc khách hàng phải mất thêm thời gian chờ đợi để nhận được hóa đơn thanh toán cuối cùng. 

Đặc biệt, quy trình tính toán phụ phí còn trở nên phức tạp hơn khi mà sau đại dịch, chính phủ đã có nghị quyết điều chỉnh mức thuế VAT cho một số mặt hàng từ 10% giảm còn 8%. Lúc này, nhân viên sẽ phải buộc phân loại các sản phẩm có mức thuế khác nhau để có được số tiền thanh toán khách hàng cần chi trả. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề này đều có thể được giải quyết nhanh chóng với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng FABi.  Khi nhà hàng áp dụng giải pháp công nghệ này, công việc thêm các chương trình khuyến mãi hay cộng thuế VAT ngay trên giao diện thanh toán hoàn toàn thuận tiện và nhanh chóng hơn cho nhân viên thu ngân. 

Bên cạnh đó, chi phí liên quan được tính riêng còn mang đến cảm giác không thoải mái cho khách hàng. Chẳng hạn như với mức thuế VAT 10%, khách hàng gọi món càng nhiều, mức phí phụ thu lại càng tăng cao, khiến cho hóa đơn cuối cùng đột nhiên bị tăng giá nằm ngoài sự tính toán của khách hàng. Bởi ban đầu họ vốn tưởng thương hiệu có mức giá vô cùng hợp lý, tuy nhiên, sau khi cộng các chi phí, hóa đơn lại trở nên “đắt đỏ” hơn hẳn. Do vậy, phương án này có thể khiến khách hàng dè chừng hơn trong việc gọi món vì lo sợ phụ phí quá cao. 

3. Phương án nào là tối ưu nhất cho các nhà hàng, quán cafe?

Mỗi hình thức tính chi phí đều tồn tại những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt khác nhau.  Do đó, sẽ không có trường hợp nào là tốt nhất cho mọi thương hiệu trong ngành F&B. Thay vào đó, các chủ quán cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố dưới đây trước khi đưa ra quyết định:

– Dựa trên thị hiếu khách hàng: Các chủ quán sẽ cần dựa trên sở thích của khách hàng để đưa ra cách tính phí hợp lý. Chẳng hạn, nếu nhóm khách chính là những người không có điều kiện tài chính và thu nhập tốt như học sinh, sinh viên và người lao động thì các nhà hàng nên bán với mức giá niêm yết đã cộng chi phí liên quan. Bởi họ sẽ vô cùng không thoải mái nếu phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. Nhưng nếu đối tượng chính là khách hàng phân khúc trung và cao cấp tìm đến nhà hàng vì chất lượng và dịch vụ, nhà hàng có thể sử dụng cách tính chi phí riêng. 

Phân khúc khách hàng cao cấp sẵn sàng chi trả thêm tiền để được nhận lại trải nghiệm như họ mong muốn

– Dựa trên xu hướng của thị trường: Các thương hiệu giống nhau về mô hình kinh doanh sẽ có xu hướng lựa chọn chung một cách tính phí. Hiện nay, ví dụ với mô hình buffet, các thương hiệu thường sử dụng phương án tính thuế VAT và phí dịch vụ riêng, dưới dạng 299.000++ VNĐ/người và đã được khách hàng đón nhận và quen với cách tính phí này. Trái lại, đối với các chuỗi kinh doanh đồ uống, thuế và chi phí liên quan sẽ được tính niêm yết vào giá bán. Vì vậy, chủ quán cần lựa chọn hình thức phù hợp với sản phẩm và mô hình kinh doanh của thương hiệu. 

– Quan sát và học hỏi đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Yếu tố mà các chủ quán nên dựa vào để có cách triển khai hợp lý và đủ sức cạnh tranh là dựa vào các đối thủ trực tiếp. Nếu đa phần các đối thủ đều có xu hướng sử dụng mức giá đã bao gồm chi phí, lúc này bạn nên sử dụng cách thức tương tự. Nếu bạn định bán sản phẩm với giá rẻ hơn do chưa có phụ phí để thu hút khách hàng hơn đối thủ, sau đó lại tính phí phụ thu bên ngoài, khách hàng sẽ cảm thấy như họ đang bị “lừa dối” và không muốn quay lại.

Tóm lại, cách tính các loại chi phí liên quan như thuế VAT, phí dịch vụ,… vào giá niêm yết của sản phẩm hay phụ thu bên ngoài trên hóa đơn đều có ưu và nhược điểm riêng. Mỗi nhà hàng, quán cafe nên lựa chọn phương án phù hợp nhất với quy mô và phân khúc kinh doanh, đối tượng khách hàng mục tiêu và tình hình thực tế của thương hiệu.

Bạn hãy tham khảo ngay các phần mềm sau để việc quản lý trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất