Buy Now

Tìm kiếm

Hé lộ lý do vì sao không có nhiều quán bánh mì, bún đậu,… trong danh sách Michelin Việt Nam gây tranh cãi mới đây

  • Chia sẻ cái này:
Hé lộ lý do vì sao không có nhiều quán bánh mì, bún đậu,… trong danh sách Michelin Việt Nam gây tranh cãi mới đây

Tin tức mới

Hé lộ lý do vì sao không có nhiều quán bánh mì, bún đậu,… trong danh sách Michelin Việt Nam gây tranh cãi mới đây

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Tối ngày 6/6 vừa qua tại Hà Nội, tổ chức Michelin Guide – một trong những tổ chức xếp hạng ẩm thực uy tín nhất thế giới – đã tổ chức lễ công bố danh sách Michelin Việt Nam gồm những nhà hàng, quán ăn Việt Nam đạt tiêu chuẩn đánh giá của họ. Bấy lâu nay, danh sách Michelin vẫn luôn được coi như “kim chỉ nam” cho khách du lịch thưởng thức ẩm thực mỗi địa phương, nên sự kiện này rất được cộng đồng mạng Việt Nam quan tâm. 

Tuy nhiên, trong tất cả 103 nhà hàng, quán ăn Việt Nam được vinh danh trong danh sách Michelin Việt Nam lần này lại không hề có mặt bánh mì và một số món địa phương hấp dẫn khác; gây nên sự xôn xao không hề nhỏ trên MXH. Liệu đây có phải là một sự đánh giá không khách quan hay không? Hãy cùng nghe lời giải thích sau đó là gì nhé!

1. Danh sách Michelin Việt Nam và những sự vắng bóng khó hiểu: Bánh mì, bún đậu,… “bay màu”

Trong buổi vinh danh tối 6/6, có tất cả 103 nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam lần đầu tiên được Michelin Guide đưa vào xếp hạng ở ba hạng mục: 4 nhà hàng có gắn Michelin Stars (sao Michelin), 70 nhà hàng thuộc danh sách Michelin Selected (Michelin đề xuất) và 29 nhà hàng trong danh sách Bib Gourmand (các quán ăn ngon với giá cả phải chăng). Ngoài ra, còn có 3 cá nhân được vinh danh Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt).

Một số nhà hàng, quán ăn có trong danh sách Michelin Selected

Xem thêm: Công bố 70 nhà hàng Việt trong danh sách Michelin Selected gây hụt hẫng? Tranh cãi sao Michelin không xứng đáng lọt top trending?

Bánh mì hay phở luôn là những dấu ấn đặc sắc không thể bỏ qua mỗi khi bạn bè quốc tế, báo chí nước ngoài nhắc tới ẩm thực Việt Nam. Những món đặc sản này đã vượt qua khỏi biên giới địa lý thông thường, xuất hiện tại nhiều vùng đất trên khắp năm châu và góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa người Việt tới cộng đồng quốc tế. Có thể kể tới như quán phở Thìn ở Úc, tiệm bánh mì Phượng ở Hàn Quốc, bánh mì Kêu ở London (Anh),…

Là niềm tự hào ẩm thực của Việt Nam nhưng bất ngờ thay, trong danh sách Michelin Việt Nam gợi ý những nhà hàng, quán ăn nên thử của tổ chức xếp hạng ẩm thực danh giá nhất thế giới Michelin lại vắng bóng hoàn toàn các quán bánh mì! Cụ thể, trong 103 quán được nêu tên trong danh sách Michelin Việt Nam thì có tới gần 20 quán phở, nhưng không thể tìm thấy một thương hiệu bánh mì đình đám nào khắp cả nước dù từ Bắc và Nam chúng ta có nhiều hàng bánh mì nổi tiếng như: bánh mì Huỳnh Hoa, bánh mì Hội An, bánh mì Nguyên Sinh,…

Bánh mì – món đặc sản nổi tiếng hay bún đậu mắm tôm – “quốc hồn quốc túy” hoàn toàn mất dấu trong danh sách Michelin

Sự thiếu sót này đã gây ra một cuộc tranh luận kịch liệt trên khắp các diễn đàn, MXH Việt Nam. Nhiều người còn đánh giá việc Michelin không đưa bánh mì vào danh sách Michelin là thiếu công bằng, thiên vị, chưa đủ khách quan,… Ngoài bánh mì, danh sách Michelin Việt Nam cũng vắng bóng hẳn một số món đặc sản nổi tiếng khác ở khắp các vùng miền như bún bò Huế, bún đậu mắm tôm, bún mắm nêm, hủ tiếu, các loại chè,…

2. Danh sách Michelin chỉ dành cho khách du lịch nước ngoài, không phù hợp với khẩu vị người bản địa?

Bản chất của danh sách Michelin – hay cuốn cẩm nang Michelin – đơn thuần là liệt kê ra những nhà hàng, quán ăn “đủ tiêu chuẩn” mà các đánh giá viên của tổ chức Michelin đã đến và ăn thử. Họ thường chỉ biết những quán đã nổi, đã có tên tuổi sẵn hoặc làm truyền thông tốt, ít lui tới những quán địa phương vô danh mang đậm bản sắc đặc trưng mà chỉ có người địa phương mới biết và truyền tai nhau đến ăn.

Khi những vị khách nước ngoài tới một đất nước mới lạ nào đó, do không có kinh nghiệm ăn uống nên họ thường sẽ lựa chọn đi ăn tại những nhà hàng được gợi ý trong danh sách Michelin này vì tin tưởng vào độ uy tín của nó. Nói cách khách, danh sách Michelin Guide phục vụ cho du lịch và kinh tế nhiều hơn là ẩm thực đơn thuần.

Chính Giám đốc quốc tế của Michelin Poullennec cũng chia sẻ: “Hai phần ba du khách đến nơi mới sẽ tìm kiếm các nhà hàng gắn sao Michelin. Lợi ích của việc có nhiều nhà hàng gắn sao là khách sẽ ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp ích cho ngành du lịch”.

Tranh cãi vẫn đang bùng nổ xung quanh danh sách Michelin Guide này

Vậy nên ngay sau buổi tối 6/6 khi danh sách Michelin Việt Nam được công bố, nhiều người đã cho rằng việc đánh giá độ “ngon” của những nhà hàng, quán ăn có tên trong danh sách là theo chuẩn mực của các khảo sát viên người nước ngoài. Vốn dĩ khẩu vị của người nước ngoài và người Việt Nam không giống nhau nên cũng không lạ khi những cái tên có trong Michelin Guide bị chính cộng đồng yêu ẩm thực nước nhà bàn tán, người phản đối người đồng tình, người khen ngon người chê dở. 

Chính sự thiếu hụt những món ăn đường phố như bánh mì, bún đậu mắm tôm, hủ tiếu, bánh canh,… lại càng làm nhiều người thêm nghi ngờ tính chính xác và độ đáng tin cậy của danh sách Michelin mới này. 

3. Lời giải thích từ chính Michelin liệu có làm hài lòng cộng đồng mạng Việt Nam?

Giải thích cho vấn đề này, Giám đốc quốc tế của Michelin Guide Gwendal Poullennec khẳng định “không có sự thiên vị” giữa phở với bánh mì hay bất kỳ loại đồ ăn nào khác. Những giám khảo bí mật, thẩm định viên của Michelin đánh giá các món ăn với năm tiêu chí chung mang tính quy chuẩn chung toàn thế giới là chất lượng món ăn, tài nghệ nấu ăn, sự hài hòa hương vị, cá tính của đầu bếp thể hiện qua món ăn, sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn thực đơn. 

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đưa ra thắc mắc khi thấy Hà Nội có tận 3 nhà hàng được sao Michelin trong khi TP. Hồ Chí Minh – một trung tâm văn hóa lớn không kém của đất nước – lại chỉ có 1 cái tên duy nhất. Liệu rằng có sự chủ quan, thiên kiến nào đó trong khẩu vị của các nhà đánh giá giữa ẩm thực đặc trưng của hai vùng đất này không? 

Lời giải thích từ tổ chức Michelin liệu đã thật sự khiến cộng đồng yêu ẩm thực Việt “lặng sóng”?

Tuy nhiên, ông Poullennec cũng giải thích việc đánh giá phải dựa trên sự cởi mở, khách quan, không thiên vị và công bằng với mọi hương vị đồ ăn khác nhau. Các nhà đánh giá, giám khảo bí mật chỉ lựa chọn những quán có đồ ăn ngon thay vì quan tâm đến nơi đó nằm ở đâu; cũng như sẽ là “điểm cộng” cho nhà hàng nếu bán món ăn đa dạng, không đơn thuần chỉ tập trung vào một đến hai món nhất định. 

Hiện tại đây mới là lần đầu tiên tổ chức Michelin đưa ra danh sách vinh danh tại Việt Nam, trong những năm tiếp theo có thể sẽ có nhiều nhà hàng, quán ăn được biết đến và có mặt trong danh sách Michelin này hơn.

Xem thêm: 10 sự thật thú vị về ngôi sao MICHELIN – Danh hiệu cao quý của ngành ẩm thực

4. Kết luận

Suy cho cùng thì dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận việc được đưa vào danh sách Michelin Việt Nam cũng đã là một sự ghi nhận đặc biệt đối với chất lượng của các nhà hàng. Có lẽ trong thời gian tới tranh cãi vẫn còn tiếp diễn, chủ đề quán A nhà hàng B này “xứng” hay “không xứng” vào danh sách Michelin vẫn được nhiều người thảo luận.

Nhưng mong rằng qua đó, các nhà hàng, quán ăn cũng sẽ nhận thấy lợi ích của việc xuất hiện trên một cuốn cẩm nang mang tầm quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho mình và nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất