Food Runner hay còn được biết đến với tên gọi là nhân viên tiếp thực, là vị trí có tầm ảnh hưởng không nhỏ trong các nhà hàng, khách sạn lớn. Chính vì vậy, không khó hiểu khi vị trí này lại luôn được quản lý nhà hàng chú trọng tuyển dụng đến vậy. Nếu còn mơ hồ và băn khoăn không biết đầu việc chủ chốt của Food Runner là gì, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Nội dung [hiển thị]
1. Food Runner là ai?
Nhân viên tiếp thực, Food Runner hay Busboy là tên gọi của bộ phận trung gian giữa phục vụ và bếp. Food Runner có nhiệm vụ tiếp nhận order từ phục vụ chuyển tới bếp, rồi sau đó mang món ăn đã hoàn thành từ bếp ra khu vực phục vụ. Đây là vị trí “key” quan trọng giúp nhà hàng vận hành trơn tru và hiệu quả hơn. Bên cạnh những đầu việc chính của mình, Food Runner còn trực tiếp hỗ trợ các bộ phận khác để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Một nhân viên Food Runner chuyên nghiệp là người có đủ sức vóc, nhanh nhẹn, trí nhớ và một “tinh thần thép”. Vì là đầu mối chính và tiếp xúc thường xuyên với đầu bếp, Food Runner sẽ là người chịu nhiều áp lực, gắt gỏng từ phía bếp nhất. Vì vậy, nếu không có một thái độ làm việc bình tĩnh, chuyên nghiệp, khó ai có thể gắn bó với nghề Food Runner lâu dài.
2. 4 đầu việc chủ chốt của một Food Runner
Với mức lương dao động từ 4 triệu (part time) tới 8 triệu (full time) hiện nay, Food Runner không phải công việc yêu cầu trình độ bằng cấp cao, có thể tuyển chọn và đào tạo trong thời gian ngắn. Bốn đầu việc chủ chốt của một Food Runner có thể kể đến là:
2.1. Chuyển đồ ăn thức uống
Food Runner sẽ có nhiệm vụ thông báo order tới bếp, tiếp nhận và kiểm tra đồ ăn, rồi vận chuyển chúng tới tay nhân viên phục vụ. Tưởng chừng như công việc đơn giản, nhưng nó đòi hỏi người nhân viên tiếp thực khéo léo và nhớ tốt để có thể phục vụ đúng bàn, đúng thực khách. Ngoài ra, người nhân viên tiếp thực cần có thể lực tốt và khéo léo mới có thể cùng lúc “cân” được nhiều đồ ăn ra kịp phục vụ khách hàng.
Nếu tuyển một Food Runner làm việc cẩu thả, nhớ nhớ quên quên thì chắc hẳn, căn bếp của nhà hàng bạn sẽ chẳng một ngày nào yên bình. Bởi bộ phận bếp rất bận bịu và nóng tính, nên mọi sai sót như nhớ nhầm order, ghi thiếu order,… đều khó mà chấp nhận được. Và rồi, mâu thuẫn và những tình huống “dở khóc dở cười” trong nhà hàng cũng từ đó mà ra.
2.2. Hỗ trợ bộ phận phục vụ/bếp
Ngoài ra, Food Runner cũng cần phải hỗ trợ nhân viên phục vụ trong suốt bữa ăn khi được yêu cầu. Khi nhà hàng quá đông khách, nhân viên phục vụ không thể kiểm soát nổi, Food Runner phải hỗ trợ họ trong việc tiếp nhận và xác nhận lại thông tin order.
Khi món ăn đã được bếp hoàn thành, Food Runner cũng cần ra hiệu cho nhân viên phục vụ biết món ăn đã chế biến xong, và tiến hành phục vụ cho thực khách. Ngày nay, những nhà hàng lớn đã sử dụng giải pháp quản lý chế biến tại bếp để chuyển trực tiếp thông tin order real-time nhanh chóng và chính xác hơn. Từ đó, khối lượng công việc của nhân viên tiếp thực cũng được giảm tải phần nào.
Xem thêm: Giải pháp quản lý chế biến số 1 hiện nay tại nhà hàng
2.3. Vệ sinh khu vực hậu cần
Vệ sinh các khu vực xung quanh nhà hàng cũng nằm trong đầu việc chính của một Food Runner. Các công việc cụ thể có thể kể đến là:
– Thu dọn các đĩa/ly đồ ăn thức uống mà khách đã dùng.
– Làm sạch đồ ăn thừa trên chén đĩa trước khi đưa chúng đến khu vực rửa chén.
– Đảm bảo các vật dụng an toàn, không rơi vỡ ngay cả khi mang vác nhiều.
2.4. Hỗ trợ khách hàng
Cuối cùng, ngoài các đầu việc đã kể phía trên, Food Runner còn cần nắm chắc kiến thức và thông tin menu để có thể kịp thời hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Không phải nhân viên tư vấn hay lễ tân, Food Runner là người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm tại nhà hàng. Thực khách thường có xu hướng gọi bất kỳ ai đứng gần hỗ trợ họ, và thường là nhân viên tiếp thực – người hay di chuyển qua lại giữa các bàn để phục vụ đồ ăn.
Food Runner là một vị trí cực kỳ quan trọng trong nhà hàng, đặc biệt là với những thương hiệu lớn. Bên cạnh 4 đầu việc chủ chốt kể trên, Food Runner còn là người linh hoạt làm những công việc hỗ trợ theo yêu cầu của quản lý nhà hàng. Chính vì vậy, muốn nhà hàng vận hành chuyên nghiệp và trơn tru, hãy chú trọng tuyển chọn nhân viên tiếp thực thật kỹ lưỡng và thận trọng nhé!
Bạn hãy tham khảo một số phần mềm quản lý nhà hàng sau nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay