Một trong những phương pháp thu hút nhiều người quan tâm là phải tạo ra những thứ bắt trend và ngành F&B cũng không ngoại lệ. Nhưng “đu trend” thế nào để quán đông khách và kinh doanh sinh lời? Hãy cùng iPOS.vn tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
1. Không phải trend nào cũng có thể “đu” và nên “đu”
Trước tiên, hãy hiểu bản chất cốt lõi của trend và “đu trend” là gì?
Trend có nghĩa là xu hướng, nói đến một việc gì đó đang được nhiều người quan tâm và thường thịnh hành trong một khoảng thời gian nào đó rồi lại lắng xuống.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và mạng xã hội, chủ nhà hàng phải luôn nhanh nhạy, sáng tạo, đổi mới để thích nghi với thị trường. Việc liên tục nắm bắt các trend mới là vô cùng quan trọng, điều này tác động lớn đến thị hiếu khách hàng và lợi ích của thương hiệu. Tuy nhiên, không phải trend nào cũng có thể “đu” vì chưa chắc nó đã phù hợp với thương hiệu và tính cách thương hiệu.
2. Làm thế nào để “đu trend” trong ngành F&B?
Dưới đây là 3 bước đơn giản và tinh gọn nhất để có thể bắt được trend trong ngành F&B nhưng vẫn thể hiện được thế mạnh, sự khác biệt của thương hiệu. Và kết quả thi lại không chỉ là thu hút được lượng khách hàng lớn, kinh doanh sinh lời mà còn chiếm được thiện cảm với khách hàng mục tiêu.
Bước 1: Tìm kiếm sự kiện nổi bật
Điểm mấu chốt là cần tìm ra kênh chính tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng. Muốn tìm được phải hóa thân thành khách hàng và tìm kiếm những sự kiện nổi bật có tác động đến họ.
Tương đối đơn giản, hãy cư xử như khách hàng mục tiêu. Điều này có nghĩa là:
– Sinh hoạt trong các hội nhóm mà họ sinh hoạt
– Theo dõi những nhân vật mà họ quan tâm
– Đọc và xem những tin tức mà họ hay đọc
– …..
Và còn rất nhiều thứ nữa, hãy cư xử càng giống họ càng tốt. Mục tiêu ở bước này chính là tìm ra nguồn thông tin chính, kênh truyền thông chính của khách hàng. Bởi vì trend sẽ xuất phát từ kênh truyền thông và người có ảnh hưởng mà ra.
Để dễ hình dung, chúng ta có thể phân tích một ví dụ về sự kiện: Mực thối tẩy trắng, tẩm hóa chất tại một nhà hàng Buffet tại Hà Nội. Theo đó, những con mực mai đã bốc mùi được nhúng trong oxy già công nghiệp (H2O2) – chất vốn bị cấm dùng với thực phẩm, để mực trắng hơn, giòn hơn và bay mùi. Điều đáng chú ý, những con mực đã được tẩy trắng này không chỉ dừng lại ở các khu chợ cóc mà còn len lỏi vào tận nhà hàng, trở thành một phần trong các bữa buffet lẩu nướng của thực khách. Hình ảnh “phù phép” mực thối bằng hóa chất đã được phóng viên bí mật ghi lại và được VTV, Cafebiz đưa tin. Trong giai đoạn đó, nhà hàng cũng bị ảnh hưởng bởi những tin tức tiêu cực, tuy nhiên chưa chắc sẽ ảnh hưởng quá nặng bởi vì đây chưa hẳn là kênh chính mà khách hàng của họ quan tâm. Những cộng đồng giải trí như Beat, Chửi Thuê, Không sợ chó,… mới là nơi mà các bạn trẻ thường xuyên “hóng” tin tức. Tất nhiên, nếu những Page này lấy tin và repost lại thì câu chuyện sẽ hoàn toàn khác, khủng hoảng thực sự.
Ở bước đầu tiên, điều tiên quyết là chúng ta phải hóa thân thành khách hàng và tìm ra những kênh tác động tới tâm lý và nhận thức của họ.
Bước 2: Khai thác sự kiện
Ở bước tiếp theo, chúng ta cần nói chuyện với khách hàng mục tiêu và mở rộng nhóm khách hàng này. Mục tiêu cần thu nhận được là các thông tin như:
– Khách hàng nghĩ gì về sự kiện “mực bẩn”?
– Họ có tẩy chay thương hiệu đó không?
– Vì sao họ lại làm như thế?
– Nếu tẩy chay thì họ sẽ lựa chọn những thương hiệu nào để thay thế?
-….
Nắm được càng nhiều thông tin về hành vi khách hàng càng tốt. Điều này sẽ giúp nắm được suy nghĩ và cảm nhận của họ. Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?
Bởi đây chính là chìa khóa để tạo được sự lan truyền (tức là quảng cáo miễn phí) ở bước tiếp theo. Bằng cách thấu hiểu khách hàng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều hướng hành vi và những điều mà họ chia sẻ. Theo đó, thông điệp và chương trình của bạn sẽ được lan tỏa đến khách hàng.
Nhắc đến sự kiện “mực bẩn” nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang và tức giận. Tuy nhiên, một số khác chỉ quan sát nhưng không lên tiếng và thường thì nhóm này sẽ chiếm đa số. Vậy nếu thương hiệu của bạn tạo ra những sự kiện liên quan nhưng thể hiện được điểm mạnh của quán thì sẽ tận dụng được cơ hội đám đông này. Khi xây dựng thương hiệu cần nắm bắt thời cơ, “đu” trend trong ngành để thu hút khách hàng và kinh doanh sinh lời.
Bước 3: Tổ chức sự kiện
Sau khi quá trình chuẩn bị, tới bước này thương hiệu cần xây dựng sự kiện “đu” trend phù hợp. Nếu chiến dịch thành công, thương hiệu sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng, trái lại, nếu chiến dịch thất bại, sẽ chẳng ai quan tâm cả.
Vậy thực hiện như thế nào?
Điều đầu tiên, hãy chú trọng vào khai thác insight khách hàng. Bản thân khách hàng đang ôm một nỗi trăn trở: “Làm sao để biết mực mình ăn là bẩn hay sạch?”. Sau khi trò chuyện và hiểu tâm lý khách hàng như đã chia sẻ ở trên, hãy tận dụng điều này và làm một chương trình truyền thông mạnh mẽ. Tên có thể là “Nhà hàng sử dụng mực sạch”, “Nữ hoàng mực sạch”,… với thông điệp chính là nhà hàng sử dụng nguồn nguyên liệu là mực sạch, đảm bảo tươi, ngon,… Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng, bởi vì:
– Nguồn nguyên liệu đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, minh bạch trong quá trình mua.
– Trong quá trình biến, mực vẫn đảm bảo hương vị tươi ngon, kích thước giữ nguyên và không bị teo nhiều do ngâm nước, tiêm thuốc.
Nội dung chương trình có thể là: Tặng Combo mực sạch cho khách hàng đến ăn nhóm 5 người. Áp dụng đối với tất cả các khách hàng chụp ảnh trước, sau khi nướng mực và đăng bài trên Facebook khi trải nghiệm tại quán. Mục tiêu của chương trình là lan tỏa hình ảnh thương hiệu đảm bảo chất lượng, cung cấp giá trị hữu ích đến cho khách hàng tiềm năng.
Nếu như trước đây, nhiều thương hiệu thường yêu cầu khách hàng check-in để nhận quyền lợi giảm giá hoặc tặng thêm đồ uống,… họ vẫn làm nhưng miễn cưỡng, gượng ép và thường xóa bài ngay sau đó. Nhưng với trường hợp này thì khác, khách hàng sẽ có tâm lý tự nguyện chia sẻ với bạn bè, để giúp mọi người có thể phân biệt được mực bẩn – mực sạch. Điều này, khiến họ trở nên tốt hơn trong mắt bạn bè.
Vậy là bạn đã có được ý tưởng cốt lõi cho chiến dịch của mình, còn muốn nó lan tỏa mạnh mẽ đến nhường nào còn phụ thuộc vào phạm vi thị trường mục tiêu, nguồn lực của mỗi quán, mục tiêu hướng đến là thương hiệu, doanh số hay điều gì,…
Nếu muốn truyền thông rộng rãi hơn, thương hiệu có thể tổ chức các hoạt động thu hút như roadshow, phát tờ rơi, tạo hiệu ứng đám đông tại nhà hàng, xây dựng các điểm chạm ở kênh online, kết hợp với các Food Reviewers,…
Về cơ bản, để “đu trend” trong ngành F&B sẽ có 3 bước như trên, nhưng nếu biết nắm bắt và thực hiện thành công thì chiến dịch sẽ tạo ra tiếng vang lớn bởi thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện ngay lúc mọi người bàn tán xôn xao về nó. Chìa khóa của sự thành công phải là tốc độ vì những trend này rất nhanh “chìm”, bạn phải nhanh nhạy, xuất hiện đúng lúc nóng bỏng nhất thì mới tận dụng được chú ý của đám đông.
Mong rằng qua bài viết này, chủ quán có thể thực hihơh ện chiến dịch “đu trend” và cung cấp giá trị hữu ích cho khách hàng mục tiêu.
Bạn hãy cùng tham khảo một số phần mềm để công việc kinh doanh trơn tru hơn nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay