Buy Now

Tìm kiếm

Dự đoán mô hình kinh doanh F&B “lên ngôi” năm 2023

  • Chia sẻ cái này:
Dự đoán mô hình kinh doanh F&B “lên ngôi” năm 2023

Tin tức mới

Dự đoán mô hình kinh doanh F&B “lên ngôi” năm 2023

Dự đoán mô hình kinh doanh F&B năm 2023

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh ăn uống F&B luôn là một trong số những ngành nghề được cho là dễ sinh lời và nhanh thu hồi vốn. Thế nhưng để gặt hái thành công trong lĩnh vực này, người làm chủ cần nhạy bén nắm bắt những mô hình kinh doanh bắt kịp xu thế nhất. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phát huy được thế mạnh của mình, đồng thời gặt hái được thành công nhanh chóng hơn.

Hiện nay, kinh doanh ẩm thực bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như hệ thống nhà hàng, quán cà phê, trà sữa, chuỗi đồ ăn lưu động, dịch vụ tiệc cưới hỏi,… Trong đó, các mô hình kinh doanh càng có khả năng thích nghi với bối cảnh hậu Covid nhanh chóng lại càng được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ ba trong số những mô hình kinh doanh F&B hứa hẹn sẽ “lên ngôi” trong năm 2023, bạn cùng đón đọc nhé!

Xem thêm: 5 xu hướng phát triển của Marketing 5.0 trong ngành F&B

Đâu sẽ là mô hình kinh doanh F&B lên ngôi trong năm 2023?

1. Mô hình kinh doanh F&B Take-away 

Vài năm trở lại đây, mô hình kinh doanh Take-away (mua mang về) được cho là “nổi như cồn” nhờ việc đọc vị được nhu cầu nhanh chóng và tiện lợi của thực khách. Cuộc sống bận rộn, xô bồ khiến họ không có đủ thời gian để ngồi tại quán thưởng thức đồ ăn, thức uống. Vì vậy, mô hình Take-away khi vừa mới được áp dụng tại Việt Nam đã được khách hàng ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là dân văn phòng hay nhóm giới trẻ thuộc nhóm tuổi Millennial và Gen Z. 

Mô hình Take-away được người trẻ ưa chuộng hiện nay

Sự phổ biến của mô hình này còn được đẩy lên cao trào khi đại dịch Covid ập đến. Chỉ thị giãn cách xã hội (không tụ tập hàng quán đông người để giữ khoảng cách an toàn) khiến khách hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua mang về. Dần dà, mua đồ ăn thức uống Take-away trở thành một thói quen “khó bỏ”. Vậy nên khi đại dịch đi qua, khách hàng vẫn rất ưa chuộng hình thức mua hàng này. 

Cà phê Ông Bầu là chuỗi F&B thành công với mô hình Take-away

Theo xu hướng đó, nhiều ông lớn F&B đang phục vụ tại chỗ đã mở thêm điểm bán nhỏ chỉ để phục vụ bán Take-away, điển hình như chuỗi cà phê Ông Bầu, The Coffee House,… Không đứng ngoài cuộc chơi, một số thương hiệu chỉ bán Online cũng bắt đầu đua nhau xuống lề đường. Có nhiều hình thức để kinh doanh ẩm thực Take-away nhưng phổ biến nhất là mô hình kiosk và xe lưu động. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi phía khách hàng mà doanh nghiệp F&B cũng được hưởng lợi. Nếu bán Take-away, hầu như bạn không cần quan tâm quá nhiều đến chi phí mặt bằng, nội thất và đặc biệt là chi phí nhân sự. Điểm Kiosk hay xe lưu động có chi phí đầu tư không quá lớn nên có thể nhân chuỗi khá nhanh, từ đó gia tăng nhận diện và doanh số nhanh chóng. Bởi vậy, mô hình Take-away vẫn được kỳ vọng sẽ “bùng nổ” trong năm 2023 và là “mỏ vàng” sinh lời mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua. 

2. Mô hình kinh doanh F&B tự phục vụ 

Kinh doanh tự phục vụ không phải mô hình mới lạ. Hai, ba năm trở lại đây, nhiều nhà hàng, quán cafe cũng dần bắt nhịp xu thế, thay đổi quy trình hoạt động từ “Table Service” (phục vụ tại bàn qua nhân viên) sang “Self Service” (khách hàng tự phục vụ chính mình).

Mô hình Tự phục vụ là xu thế kinh doanh F&B trong tương lai gần

Nhìn chung, hình thức tự phục vụ sẽ mang lại lợi ích chung cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp F&B. Về phía khách hàng, họ sẽ có những trải nghiệm thoải mái, thú vị và khác lạ hoàn toàn tại quán. Họ không phải chờ đợi nhân viên phục vụ đến mới có thể gọi đồ ăn mà có thể chủ động lựa món, chọn món và thậm chí tự đi lấy đồ. Về phía doanh nghiệp F&B, các nhà hàng, quán cà phê sẽ cắt giảm được kha khá chi phí nhân sự và giải quyết được tình trạng phục vụ “không xuể” mỗi khi quán đông khách. 

Menu điện tử đang hỗ trợ đắc lực cho các nhà hàng, quán cà phê hiện nay

Về bản chất, mô hình kinh doanh F&B tự phục vụ ra đời nhằm giảm thiểu những công đoạn dư thừa phía nhân sự và rút ngắn thời gian khách hàng chờ đợi để được phục vụ. Cũng bởi là một mô hình mới, khác biệt hoàn toàn với hình thức phục vụ truyền thống nên mô hình tự phục vụ cũng gây ra một vài khó khăn trong công tác vận hành quán. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều giải pháp công nghệ ra đời để giúp chủ quán nắm bắt xu hướng kinh doanh này. Điển hình trong số đó là sử dụng thiết bị order tự động self-order và Menu điện tử. Trong khi máy bán hàng tự động self-order phù hợp với mô hình canteen trường học hoặc công sở, thì Menu điện tử lại được ứng dụng hiệu quả trong các hàng quán đông đúc, chẳng hạn như nhà hàng Buffet.

3. Mô hình kinh doanh F&B All-in-shop

Mô hình All-in-shop trong ngành ẩm thực được hiểu là một tổ hợp bán quy tụ nhiều tiện ích tiện lợi. Những tiện ích này thường sẽ liên quan đến nhau và đáp ứng được hầu hết yêu cầu thiết yếu của khách hàng. Từ đó, khách hàng chỉ cần ghé vào một nhà hàng, quán ăn là có thể trải nghiệm được hết các dịch vụ, từ đó kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua nhiều hơn. 

Chẳng hạn, trong một chuỗi tiện ích có thể bao gồm quầy ẩm thực, quầy nước uống, khu thư giãn, giải pháp thanh toán tích hợp,… Đối tượng mà mô hình này nhắm đến chủ yếu là tập khách hàng dân công sở, học sinh sinh viên và những người trẻ yêu thích xu hướng mua sắm hiện đại. Trong mô hình này, F&B đóng vai trò mắt xích quan trọng và là điều kiện cần, các tiện ích khác bao quanh được xem như là điều kiện đủ để thu hút khách hàng. 

Khách hàng có thể tìm thấy bất cứ điều gì cần thiết trong mô hình All-in-shop

Đơn cử như mô hình bán lẻ tiện ích All-in-shop Fresh & Chill của hãng CVLife (Convenience Life) thuộc tập đoàn Masan. Đây là chuỗi bao gồm các tiện ích như mặt hàng FMCG, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn Hifresh, sản phẩm thịt tươi MEAT Deli, thương hiệu đồ uống Phúc Long, quầy dược phẩm Phano, và tích hợp dịch vụ ngân hàng Techcombank. Chỉ trong một địa điểm duy nhất, tất cả các nhu cầu về Food & Beverage của khách hàng đều được đáp ứng hoàn toàn. 

Trên đây là dự đoán của chúng tôi về ba mô hình kinh doanh F&B hứa hẹn sẽ “lên ngôi” trong 2023. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với những nhà đầu tư muốn nhập “cuộc chơi F&B” trong thời gian tới. Chúc các bạn kinh doanh ẩm thực thành công!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất