Buy Now

Tìm kiếm

Định giá thế nào khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn?

  • Chia sẻ cái này:
Định giá thế nào khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn?

Tin tức mới

Định giá thế nào khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn?

kinh doanh trà sữa ở nông thôn

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Nông thôn là một thị trường kinh doanh béo bở cho các quán trà sữa hiện nay. Bên cạnh những thương hiệu nhượng quyền có tiếng với mức giá cố định thì các quán trà sữa tự kinh doanh cũng mọc lên “như nấm sau mưa”. Tuy nhiên, việc định giá khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn là một quá trình khó khăn, đòi hỏi chủ kinh doanh phải nắm bắt được xu hướng thị trường và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực. Vậy chủ kinh doanh nên định giá thế nào khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn? Cùng iPOS tham khảo một số kinh nghiệm ngay trong bài viết dưới đây! 

1. Lợi thế khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn?

1.1. Vốn đầu tư không quá cao

Kinh doanh trà sữa ở nông thôn có thể yêu cầu vốn đầu tư khá thấp, chủ yếu bởi vì chi phí cho thuê mặt bằng, vận hành, nhân sự,… thường thấp hơn rất nhiều so với khu vực đô thị. Nhờ điều này mà các chủ quán có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào chất lượng sản phẩm, tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Kinh doanh trà sữa ở nông thôn yêu cầu vốn đầu tư khá thấp

Bên cạnh đó, trà sữa là một loại đồ uống đơn giản được làm từ những nguyên liệu phổ biến và dễ tìm thấy như trà, sữa, đường, bột kem, topping, v.v… Các nguyên liệu này có giá thành rẻ, giúp giảm chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu trong quá trình pha chế. Vì vậy, ngay cả khi chủ kinh doanh phải đầu tư vào các thiết bị và dụng cụ pha chế trà sữa cao cấp, chi phí vẫn không thay đổi đáng kể so với tổng vốn đầu tư ban đầu.

Xem thêm: Hé lộ bí quyết kinh doanh sữa chua trân châu hút khách

1.2. Không cần đầu tư vào quảng cáo đắt đỏ

Nhu cầu của thị trường nông thôn thường ít cạnh tranh hơn so với thị trường tại các thành phố lớn, nơi sở hữu các thương hiệu trà sữa nổi tiếng như TocoToco, Yihetang, Ding Tea,…. Do đó, kinh doanh trà sữa ở nông thôn không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vào quảng cáo đắt đỏ để thu hút khách hàng. Thông tin có thể được lan truyền một cách nhanh chóng thông qua các kênh mạng xã hội và khách hàng trung thành của thương hiệu.

Nhu cầu của thị trường trà sữa ở nông thôn thường ít cạnh tranh hơn so với thị trường tại các thành phố lớn

1.3. Không có nhiều đối thủ cạnh tranh

Ở các thành phố lớn, thị trường trà sữa đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi các thương hiệu lớn như Ding Tea, Gong Cha, The Coffee House, Chuk Chuk… “đua nhau” nhượng quyền và mở rộng quy mô. Điều này dẫn đến sự bão hòa của nhiều thương hiệu nổi tiếng khi sở hữu hàng chục hoặc hàng trăm cửa hàng kinh doanh nhượng quyền trà sữa.

Đối với các thương hiệu mới, thị trường ở thành thị là một thách thức trong quá trình tìm kiếm chỗ đứng, định vị thương hiệu và cạnh tranh giành thị phần. Không chỉ vậy, các thương hiệu đang phải cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả, chất lượng và trải nghiệm khách hàng nhằm thu hút họ đến với mình nhiều hơn.

Đối với các thương hiệu mới, thị trường ở thành thị là một thách thức trong quá trình định vị thương hiệu và cạnh tranh giành thị phần

Trong khi đó ở nông thôn, số lượng các quán trà sữa ít hơn rất nhiều. Do đó, chủ kinh doanh có cơ hội xây dựng thương hiệu và tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong vùng. Điều này sẽ giúp các quán trà sữa có thể tập trung nhiều vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

1.4. Thị trường khách hàng tiềm năng lớn

Trà sữa là một loại đồ uống phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, bao gồm cả người dân nông thôn. Số lượng thương hiệu trà sữa xuất hiện trên thị trường nông thôn còn hạn chế, vì vậy chủ kinh doanh có thể dễ dàng tiếp cận được với một thị trường tiềm năng lớn khi bắt đầu kinh doanh ở đây. Các tệp khách hàng mà thương hiệu có thể hướng đến là học sinh, sinh viên, gia đình trẻ, gia đình có con nhỏ….

Trà sữa là một loại đồ uống phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Ngoài ra, mức sống của người dân nông thôn đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, tạo nên một lực lượng người tiêu dùng có mức sống cao và khả năng chi tiêu tốt hơn. Từ đó gia tăng tiềm năng trong việc đầu tư kinh doanh trà sữa.

1.5. Có nhiều loại hình kinh doanh trà sữa để lựa chọn

Là một thị trường béo bở cần được khai thác, do vậy mà chủ đầu tư có thể áp dụng đa dạng các loại hình kinh doanh như: Kinh doanh trà sữa online, kinh doanh trà sữa đóng chai, kinh doanh trà sữa vỉa hè, kinh doanh trà sữa kết hợp đồ ăn vặt… Tuy nhiên, việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp cần dựa trên nhiều yếu tố như sự đa dạng của khách hàng, vị trí địa lý, chi phí vốn đầu tư, nhu cầu tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh cùng với các quy định pháp luật của khu vực địa phương.

Xem thêm: 10 bước lập kế hoạch kinh doanh trà sữa cho người mới bắt đầu

2. Định giá thế nào khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn?

2.1. Dựa vào mức vốn đầu tư ban đầu

Vốn đầu tư ban đầu được coi là một trong những yếu tố quan trọng để định giá cho các món trà sữa của thương hiệu bởi vì nó quyết định đến khả năng tạo lợi nhuận của quán trong tương lai. Khi chủ đầu tư quyết định kinh doanh quán trà sữa, họ sẽ phải chi ra một khoản tiền ban đầu để mua thiết bị, nội thất, nguyên liệu và phát sinh các chi phí khác để setup quán. Thông thường, số tiền này sẽ ảnh hưởng đến chi phí cố định ban đầu của quán và phải được tính vào giá thành sản phẩm. Nếu chi phí ban đầu của quán quá cao thì giá thành sản phẩm cũng sẽ phải tăng lên để sản sinh lợi nhuận.

Xem thêm: 6 lưu ý bắt buộc phải biết khi kinh doanh trà sữa tránh những rủi ro không đáng có

Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển của quán trà sữa trong tương lai. Nếu quán đã đầu tư một khoản tiền lớn vào việc thiết lập cửa hàng đầu tiên thì khả năng họ sẽ gặp khó khăn khi muốn mở thêm chi nhánh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Do đó, chủ quán cần dựa trên vốn đầu tư ban đầu để quyết định kỹ lưỡng khi định giá trà sữa.

2.2. Dựa vào khách hàng mục tiêu

Trong kinh doanh trà sữa hoặc bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác, việc xác định giá sản phẩm là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu tạo ra lợi nhuận và đảm bảo sự cạnh tranh trong thị trường. Trong đó, khách hàng mục tiêu đóng vai trò quan trọng trong quá trình định giá sản phẩm. Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho quán trà sữa có thể xây dựng một chiến lược định giá phù hợp để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Mỗi nhóm khách hàng đều có nhu cầu và sở thích khác nhau. Ở nông thôn, khách hàng có thể có các nhu cầu khác biệt về trà sữa so với khi ở thành thị. Chẳng hạn như khi ở nông thôn, khách hàng có thể ưa chuộng các sản phẩm đơn giản hơn, không quá phức tạp và có giá cả phù hợp với túi tiền của họ.

Mỗi nhóm khách hàng đều có nhu cầu và sở thích khác nhau

Nếu thương hiệu trà sữa của bạn định giá quá cao so với giá trị của sản phẩm, khách hàng sẽ không mua hoặc không tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của quán. Nếu định giá quá thấp, quán sẽ không thể tạo ra lợi nhuận đủ để bảo đảm hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm tương xứng với giá trị sản phẩm và khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.

2.3. Dựa vào chất lượng đồ uống

Trong kinh doanh trà sữa, chất lượng đồ uống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sản phẩm. Đặc biệt, khi ở nông thôn, khách hàng thường có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng. Nếu sản phẩm trà sữa của doanh nghiệp không đảm bảo thì có thể gây mất lòng tin của khách, đồng thời thương hiệu cũng sẽ gặp khó khăn nếu muốn giữ chân khách hàng trung thành với mình.

Xem thêm: Vì sao quán cà phê, trà sữa kinh doanh đồ uống mùa hè không hiệu quả?

Trong quá trình định giá sản phẩm, chủ quán cần thực hiện kiểm tra và đánh giá chất lượng đồ uống của mình thường xuyên để đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mang đến sản phẩm chất lượng sẽ giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt và đặc trưng riêng cho sản phẩm, đồng thời giúp tăng cường độ tin cậy và niềm tin của khách hàng với thương hiệu.

Chất lượng đồ uống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi mua sản phẩm

2.4. Dựa vào tình hình thị trường kinh doanh

Dù là kinh doanh trà sữa ở nông thôn hay thành thị, định giá sản phẩm dựa trên tình hình thị trường vẫn rất quan trọng. Tuy nhiên, khi kinh doanh ở nông thôn, việc định giá cần phải cân nhắc thêm một số yếu tố đặc thù của khu vực này. Thứ nhất, thị trường ở nông thôn có đặc thù khác biệt so với thị trường ở thành thị. Khách hàng ở nông thôn có thu nhập thấp hơn, vì vậy giá cả cần phải được định giá phù hợp với năng lực chi trả của khách hàng. Đồng thời khi ở nông thôn, khách hàng có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn cả.

Dù là kinh doanh trà sữa ở nông thôn hay thành thị, định giá sản phẩm dựa trên tình hình thị trường vẫn rất quan trọng

Thứ hai, tình hình cạnh tranh ở nông thôn thường ít hơn so với thành thị. Vì vậy, thương hiệu trà sữa có thể định giá sản phẩm cao hơn so với thành thị nhưng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm để có thể hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, dựa trên tình hình thị trường kinh doanh, chủ đầu tư kinh doanh trà sữa ở nông thôn cần định giá sản phẩm phù hợp với năng lực chi trả của khách hàng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm để thu hút được sự quan tâm của họ.

2.5. Dựa vào định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Việc định vị thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và nhớ đến sản phẩm của hãng. Không chỉ vậy còn giúp cho thương hiệu phát triển một hình ảnh đặc trưng riêng, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và giúp xây dựng niềm tin cũng như sự tín nhiệm từ khách hàng. Đồng thời, định vị thương hiệu cũng tạo ra giá trị độc đáo cho sản phẩm, từ đó giúp định giá sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, định vị thương hiệu là rất quan trọng khi kinh doanh trà sữa ở nông thôn.

Việc định vị giúp khách hàng nhận biết và nhớ đến sản phẩm của thương hiệu

2.6. Dựa vào việc phân tích các chi phí vận hành phát sinh

Quá trình phân tích các chi phí vận hành phát sinh cực kỳ cần thiết trong việc định giá khi kinh doanh sản phẩm trà sữa ở nông thôn. Phân tích chi phí sẽ giúp cho chủ quán có thể tính toán được giá thành sản phẩm một cách chính xác, từ đó đưa ra giá bán hợp lý và có sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, nếu chủ kinh doanh không phân tích các chi phí vận hành rõ ràng, họ có thể gặp phải rủi ro khi định giá sản phẩm quá cao hoặc quá thấp, dẫn đến khó khăn trong việc thu hút khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho quán.

2.7. Dựa vào mức giá trung bình của các đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực

Dựa trên mức giá trung bình của các đối thủ cạnh tranh để từ đó định giá cho sản phẩm trà sữa của thương hiệu mình chính là một trong những cách hiệu quả để đưa ra giá bán hợp lý và cạnh tranh trên thị trường. Việc tìm hiểu và đánh giá giá cả trung bình của đối thủ sẽ giúp chủ đầu tư hiểu được xu hướng và thị hiếu của khách hàng tại khu vực đó. Từ đó, họ có thể đưa ra mức giá bán phù hợp với nhu cầu và khả năng chi tiêu của khách hàng địa phương.

Việc tìm hiểu và đánh giá giá cả trung bình của đối thủ sẽ giúp chủ đầu tư hiểu được xu hướng và thị hiếu của khách hàng tại khu vực đó

Bên cạnh đó, việc định giá trà sữa dựa trên mức giá cạnh tranh cũng giúp thương hiệu có thể tạo ra một sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng sản phẩm của mình so với các đối thủ. Từ đó gia tăng cơ hội thu hút khách hàng và đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ vậy, dựa trên mức giá trung bình đó, người làm chủ có thể đưa ra một chiến lược giá phù hợp với môi trường kinh doanh ở nông thôn, nơi mà thị trường có tính cạnh tranh thấp hơn so với khu vực đô thị. Điều này giúp chủ kinh doanh có thể tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra sự ổn định cho quán trà sữa của mình.

2.8. Dựa vào mức lợi nhuận mong muốn

Việc định giá trong kinh doanh trà sữa ở nông thôn cũng giống như trong các loại hình kinh doanh khác, đòi hỏi phải xác định mức lợi nhuận mong muốn để từ đó đưa ra quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Dựa vào mức lợi nhuận mong muốn để định giá là cần thiết vì nó sẽ giúp cho chủ quán tính toán được các chi phí liên quan đến việc kinh doanh trà sữa như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí mua đồ dùng và thiết bị kinh doanh, thuê mặt bằng, v.v… 

Nếu không xác định được mức lợi nhuận mong muốn, chủ quán có thể sẽ rơi vào tình trạng lỗ lớn hoặc doanh thu không đủ để trả các chi phí liên quan đến kinh doanh, dẫn đến thất bại. Hơn nữa, xác định mức lợi nhuận mong muốn còn giúp cho chủ quán có thể so sánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình với các đối thủ trên thị trường. Điều này giúp chủ quán kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh để cạnh tranh tốt hơn và đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Vốn đầu tư ban đầu được coi là một trong những yếu tố quan trọng để định giá cho các món trà sữa của thương hiệu

Tại thị trường nông thôn, việc mở quán trà sữa đang trở thành một xu hướng phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để quán trà sữa có thể thành công trong thị trường này, chủ thương hiệu cần phải học thêm nhiều kiến thức và kỹ năng kinh doanh có liên quan. Bài viết trên đây của iPOS.vn sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích giúp bạn tự tin và thành công trong việc mở quán trà sữa khi kinh doanh ở nông thôn. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về kinh doanh trà sữa, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 4766 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức!.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất