Có thể thấy, thị trường F&B Việt Nam vẫn là một miếng mồi ngon với đầy sự mê hoặc và thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Hấp dẫn là vậy, nhưng để tồn tại và phát triển trong một thị trường đầy rẫy đối thủ cạnh tranh, cứ 1 mét vuông mà đến 10 ông chủ nhòm ngó, ắt sẽ có cuộc chiến không khoan nhượng để giành lấy thị phần. Cùng với đó là sự thay đổi liên tục về nhu cầu của người dùng khiến kinh doanh trong ngành F&B chưa bao giờ là dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng iPOS.vn điểm mặt những thương hiệu F&B đã rời bỏ thị trường Việt Nam.
Nội dung [hiển thị]
1. Sự ra đi “âm thầm” của The KAfe
Sự đóng cửa của hàng loạt cửa hàng The KAfe tại các thành phố lớn được xem là một kết thúc buồn cho biểu tượng startup Việt triệu đô một thời. Thành lập từ năm 2013, The KAfe của nhà sáng lập Đào Chi Anh là startup có mô hình khá mới lạ khi kết hợp ẩm thực Âu – Á. Cùng với đó là lối thiết kế sang trọng, đẹp mắt, đáp ứng đúng nhu cầu “sống ảo” của giới trẻ. Thời điểm đó, The KAfe nhanh chóng nổi lên ngập tràn các mạng xã hội như Facebook, Instagram như một điểm đến hot trend. Sau đó, là sự mở rộng phạm vi kinh doanh của 4 thương hiệu The KAfe, The KAfe Village, The KAfe Box và The Burger Box, với 26 chi nhánh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Những tưởng như việc gọi vốn thành công 5,5 triệu USD sẽ mở ra chân trời mới cho The KAfe. Thế nhưng, chỉ sau ba năm hoạt động, và hơn một năm nhận vốn “khủng” The KAfe bắt đầu gặp khó khăn khi người tiêu dùng bắt đầu quay lưng vì thực đơn quán không quá đặc sắc trong khi nhiều lựa chọn khác đã xuất hiện trên thị trường. Và tháng 4/2017, Founder Đào Chi Anh đã phải nói lời chào tạm biệt với đứa con tinh thần do mình sáng lập, The KAfe đóng toàn bộ cơ sở tại Hà Nội và Sài Gòn.
Đọc thêm: Review của khách hàng – Công cụ marketing 0 đồng cho nhà hàng, quán cafe
2. Trà sữa Tenren: Kết thúc buồn nhưng không bất ngờ
Gần cuối năm 2017, thông tin The Coffee House chính thức đưa thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất nhì Đài Loan – Tenren về Việt Nam, đã gây ra một cơn sốt ở thị trường trà sữa. Lúc đó, thị trường trà sữa đang vô cùng hot cộng với danh tiếng của The Coffee House trong việc quản lý chuỗi, ai cũng nghĩ việc Tenren chiếm lĩnh thị trường trà sữa Việt như cách của The Coffee House đã làm được với thị trường cà phê là không sớm thì muộn.
Tuy nhiên, thực tế không như kỳ vọng, sau chưa tới 2 năm hoạt động, The Coffee House đã gửi thông cáo báo chí về việc ngừng kinh doanh Tenren. Và nguyên nhân chính là vì họ vẫn chưa tìm ra mô hình kinh doanh đúng cho thương hiệu này ở thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, giới kinh doanh không hề ngạc nhiên khi nghe điều này, bởi ngay từ ngày đầu mở cửa Tenren đã gặp khá nhiều vấn đề, mà như người ta hay nói “đầu xuôi, đuôi mới lọt”. Sau 4 ngày mở bán, Fanpage chính thức của Tenren đã thông báo cửa hàng đầu tiên của họ tại Trần Cao Vân sẽ phải tạm đóng cửa để sửa chữa vấn đề về điện, dù đang trong thời gian khuyến mãi. Trước đó, nhiều khách hàng cũng phản hồi tiêu cực khi quán liên tục quá tải, hết nguyên liệu và để khách phải chờ rất lâu nhưng không mua được trà sữa.
Sau đó, Tenren thừa nhận họ đã chủ quan và thiếu sót khi không đo lường được sức hút của thương hiệu, cửa hàng cũng gặp sự cố quá tải trong các thiết bị và hệ thống điện tại cửa hàng. Quán cũng phải hủy nhiều mẻ trân châu không đạt chất lượng khi sự cố điện xảy ra, dẫn tới hao hụt nguyên liệu và chậm trễ khi phục vụ.
Bên cạnh đó, Tenren cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi khẩu vị của người Việt vẫn ưa chuộng loại trà sữa cũ với vị trà đậm và làm từ bột sữa như Phúc Long, Hot&Cold,… hơn là loại trà nhạt và làm từ sữa tươi như Gong Cha, Koi,… và Tenren thuộc loại sau. Với mức giá và mô hình kinh doanh, ai cũng biết đối thủ của Tenren là Gong Cha và Koi. Để có thể bứt phá vượt lên trên 2 kẻ tiên phong này trong phân khúc cao cấp Tenren phải có sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh thật nổi bật thì mới có thể “đến sau, về trước”. Mà rõ ràng, Tenren không có.
Cùng với Tenren, nhiều thương hiệu trà sữa khác cũng dần đóng cửa sau khi kinh doanh nhượng quyền và thị trường ít ghi nhận sự góp mặt của những tên tuổi mới. Bởi thị trường trà sữa tại Việt Nam đã bị bão hòa, tốc độ tăng trưởng bị chững lại. Vậy nên đầu tư vào kinh doanh trà sữa không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa.
3. Chuỗi cửa hàng NYDC đóng cửa sau một thời gian cầm cự
Tháng 7/2016, chuỗi NYDC nổi tiếng đã chính thức đóng cửa tại thị trường Việt Nam, cay đắng rời đi khi chưa kịp thực hiện tham vọng của mình.
NYDC được đưa về Việt Nam năm 2019 bởi SUTL Group và trở thành một trong những chuỗi cửa hàng cà phê nước ngoài phổ biến nhất tại Tp. HCM. Với tham vọng mở 20 cửa hàng trong 5 năm với số vốn đầu tư 300.000 USD cho mỗi cửa hàng. Tuy nhiên, tháng 5/2016, NYDC đã phải đóng cửa 3 chi nhánh tại Nguyễn Trãi, Cantavil và Crescent ở TP.HCM. 6 tháng sau, cửa hàng tại Metropolitan cũng buộc phải đóng cửa vì thua lỗ, đánh dấu sự biến mất của thương hiệu cà phê ngoại này tại Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này là do sự cạnh tranh khốc liệt của các chuỗi cà phê trong nước như The Coffee House, Phúc Long, Trung Nguyên,… cùng các chuỗi thương hiệu quốc tế như Starbucks. Bên cạnh đó, chi phí mặt bằng cao cũng là một rào cản khiến NYDC không thể bù đắp nổi chi phí vận hành.
Dù Việt Nam là một trong những thị trường nhượng quyền thương mại nóng nhất khu vực Đông Nam Á, sự ra đi của NYDC Việt Nam thể hiện rõ các thách thức mà nhiều công ty nước ngoài phải đối mặt khi bước chân vào một thị trường đang phát triển như Việt Nam
Đọc thêm: Bí quyết gia tăng doanh số từ khách hàng cũ dành cho nhà hàng, quán cafe
4. Chuỗi nhà hàng Món Huế vốn “khủng” nhưng vẫn thất bại
Món Huế là một trong những chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh có mặt trên thị trường từ rất sớm với hơn 80 nhà hàng, tập trung ở các Hà Nội và Tp. HCM. Với hành trình 12 năm xây dựng và phát triển, từng được xem là thành công của thương hiệu thế nhưng đến cuối năm 2019, tất cả các nhà hàng Món Huế đều gỡ bỏ biển hiệu và kéo theo đó là hàng loạt hệ thống anh em như Phở Ông Hùng, Great Bánh mì & cafe, Cơm Thố Cháy, Phở 99,… của Công ty Huy Việt Nam có dấu hiệu “bay màu”.
Vậy nguyên nhân vì đâu dẫn tới thất bại này?
Rất nhiều thực khách từng ăn ở nhà hàng lên tiếng cho rằng Món Huế đóng cửa là điều dễ hiểu bởi món ăn không đặc biệt, thậm chí có những sản phẩm bị đánh giá kém nhưng mức giá cao. Trên trang mạng xã hội của Món Huế, khá nhiều bình luận tiêu cực liên quan đến giá cả, chất lượng và thái độ phục vụ.
Chất lượng món ăn mang tính chất đại trà và không để lại ấn tượng cho thực khách, thông thường tỷ lệ khách hàng ăn và quay lại Món Huế rất thấp. Cách bài trí và sắp xếp cửa hàng giống như cửa hàng đồ ăn nhanh làm mất đi giá trị ẩm thực truyền thống. Tuy được đầu tư khá nhiều vốn (hơn 30 triệu USD) nhưng mọi chi phí từ thuê mặt bằng cho tới việc đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm được độn lên khá nhiều, khiến Món Huế lỗ và không thể chi trả được tiền trả nợ. Cùng với đó, là tốc độ mở rộng quá nhanh, số lượng cửa hàng nhiều và một số cửa hàng rất đông khách. Tuy nhiên vẫn “chết” vì các nguyên do bề nổi có thể khá dễ nhận thấy như sản phẩm cốt lõi kém, mở ồ ạt nên số cửa hàng không hiệu quả quá cao, tỷ số giữa cửa hàng phải đóng và cửa hàng mở mới ở mức báo động; quản trị kém, nhất là mua hàng và quản lý nội bộ; marketing và quản trị thương hiệu không xứng tầm với việc làm một chuỗi lớn…
Trên đây là một vài “ông lớn” đã từng để lại tên tuổi trong ngành F&B nhưng đều nhận kết cục thảm, chỉ còn lại “đống tro tàn” tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó vẫn còn hàng loạt tên tuổi khác chung cảnh ngộ như chuỗi Phở 24 của doanh nhân Lý Quý Trung, chuỗi cà phê ngoại Gloria Jean’s Coffees, chuỗi cà phê đình đám The Coffee Inn,… đều điêu đứng. Thị trường F&B tại Việt Nam là “miền đất hứa” với các thương hiệu mới, nhưng nếu không có chiến lược kinh doanh bài bản cũng sớm bị bay màu như những thương hiệu kể trên.
Hãy thử tham khảo một số phầm mềm sau vì nó vô cùng hiệu quả trọng vận hành kinh doanh các quán nước đó!