Buy Now

Tìm kiếm

Đại dương xanh là gì? 3 ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật ngành F&B

  • Chia sẻ cái này:
Đại dương xanh là gì? 3 ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật ngành F&B

Tin tức mới

Đại dương xanh là gì? 3 ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Chiến lược đại dương xanh được coi như “kim chỉ nam” để thực hiện quá các kế hoạch Marketing trong thời buổi thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì? Đâu là những case-study tiêu biểu hay ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật nhất? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh của Katinat – Thương hiệu đang “tuyên chiến” với Highlands Coffee, The Coffee House, Phúc Long

1. Định nghĩa chiến lược đại dương xanh là gì?

Chiến lược đại dương xanh được định nghĩa là chiến lược theo đuổi sự khác biệt, giảm trừ chi phí tối đa để từ đó tạo ra các khoảng trống mới trên thị trường. Chiến lược đại dương xanh hoạt động trên một thị trường không có sự cạnh tranh, hoặc sự cạnh tranh rất ít.

Chiến lược đại dương xanh là gì?

Việc xây dựng chiến lược đại dương xanh hiệu quả tập trung vào những công việc sau đây:

  • Tạo lập thị trường mới, không tập trung vào thị trường hiện tại đang bão hòa
  • Tập trung vô hiệu hóa sự cạnh tranh, thay vì cố gắng đánh bại đối thủ cùng thị trường, cùng phân khúc
  • Nghiên cứu, phân tích hành vi khách hàng để tìm ra nhu cầu, insight mới
  • Mọi hành động tập trung đến nhóm khách hàng mới trong thị trường tiềm năng không có nhiều cạnh tranh

Từ thực tế cho thấy, các chiến lược đại dương xanh sau một thời gian đều bị các đối thủ cạnh tranh làm theo hoặc bắt chước. Khi ấy, các thương hiệu cần tiến hành cải tiến, điều chỉnh hoặc tái đổi mới thì mới có thể cạnh tranh và trụ vững trên thương trường. 

2. Phân biệt chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ

Phân biệt một cách dễ hiểu nhất thì đại dương đỏ là thị trường lớn, cạnh tranh nhiều, còn đại dương xanh lại là một thị trường ngách nhỏ, tập trung các nhóm khách hàng mục tiêu mới và rất ít có đối thủ cạnh tranh. Nếu chiến lược đại dương xanh đang được áp dụng tại những thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển, thì chiến lược đại dương đỏ lại tiếp cận thị trường truyền thống đã lấp đầy đối thủ. Vì vậy, việc thu lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh ở thị trường đại dương đỏ cũng ít khả thi hơn nhiều so với thị trường đại dương xanh. 

Phân biệt chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ

Tổng kết lại, có thể kể đến 5 điểm khác nhau cơ bản để phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ là:

Đặc điểm Chiến lược đại dương xanh Chiến lược đại dương đỏ
Thị trường Hoạt động trong thị trường không có hoặc rất ít sự cạnh tranh Hoạt động trong thị trường nhiều sự cạnh tranh
Đối thủ Không có hoặc ít đối thủ cạnh tranh Nhiều đối thủ cạnh tranh
Nhu cầu Tạo ra hoặc nắm bắt nhu cầu mới Khai thác nhu cầu sẵn có
Giá trị và chi phí Không có sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí Đánh đổi giữa giá trị mang lại và chi phí bỏ ra
Chiến lược Kết hợp giữa chiến lược khác biệt hóa và dẫn đầu về chi phí Áp dụng một trong hai chiến lược: khác biệt hóa hoặc dẫn đầu về chi phí để sở hữu lợi thế cạnh tranh

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh của Phúc Long Coffee & Tea – Từ “kẻ ẩn mình” đến thương hiệu nửa tỷ đô

3. Ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật ngành F&B

3.1. Chiến lược đại dương xanh của Cing Hu Tang – thắng lớn khi chọn phân khúc mới

Cing Hu Tang là một ví dụ nổi bật trong ngành F&B đã áp dụng hiệu quả và thành công chiến lược đại dương xanh. Không giống như các chuỗi trà sữa khác tập trung đối tượng vào giới trẻ, dân văn phòng,… Cing Hu Tang định vị cho mình một phân khúc và đối tượng khách hàng mới để tập trung: gia đình và các em nhỏ. 

Chiến lược đại dương xanh của Cing Hu Tang

Ba năm về trước, chị Huyền Trang – CEO Cing Hu Tang đã đặt dấu mốc phát triển cho chuỗi “con cưng” của mình tại góc phố Nguyễn Gia Thiều, TP. Bắc Ninh. Thời điểm đó, kinh doanh trà sữa đã có dấu hiệu thoái trào với hàng trăm quán đóng cửa mỗi ngày. Nếu như các thương hiệu khác nhắm khách hàng mục tiêu là giới trẻ, thì Cing Hu Tang lại tập trung phát triển dòng sản phẩm “Trà sữa an toàn” dành cho trẻ em. Đây là một phân khúc có quá nhiều nhu cầu uống trà sữa, nhưng phụ huynh lại dè dặt mua cho con vì e ngại trà sữa “bẩn”. Giữa một “đại dương đỏ” đã lấp đầy đối thủ mạnh và cạnh tranh gay gắt, Cing Hu Tang lại phát triển nhờ chiến lược đại dương xanh. Thương hiệu nhanh chóng nhận được sự tán dương từ phía khách hàng, và hiện nay còn được coi như chuỗi kỳ lân ngành F&B với nhiều triển vọng phát triển trong thời gian tới. 

Có thể thấy, đây là một ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật trong ngành ẩm thực, xứng đáng được coi là thành công như “sách giáo khoa” mà các thương hiệu trà sữa nên học tập. 

3.2. Chiến lược đại dương xanh của Phê La – ghi điểm bằng nguyên liệu đặc sản

Không giống Cing Hu Tang thay đổi tập khách hàng mục tiêu để “thắng lớn”, Phê La vẫn chọn trung thành với giới trẻ, nhưng thay vào đó là chọn một ngách mới trong chiến lược đại dương xanh để phát triển: Kinh doanh trà Ô Long đặc sản Đà Lạt. 

Ô Long được mệnh danh “vua” của mọi loại trà là điều chẳng ai bàn cãi. Đó là bởi loại trà này nổi tiếng là quý hiếm, khó trồng, giá thành cao và không phải ở đâu cũng có thể mua được. Người ta chỉ thường hay dùng trà Ô Long để làm quà biếu các dịp lễ Tết hoặc phục vụ trong những nhà hàng sang trọng. Bất ngờ thay, Phê La Đà Lạt lại tiên phong mang thức trà hảo hạng này vào menu để “chiều khách”, bán cả dưới hình thức take-away bình dân. 

Chiến lược đại dương xanh của Phê La

Cú “chịu chơi” này đã khiến thương hiệu Phê La nổi rần rần trên mạng xã hội. Không những vậy, Phê La còn khẳng định là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung vào phát triển, nâng tầm dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt và mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng đồng. Đây là thông điệp được thương hiệu nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại trên các ấn phẩm truyền thông để nhận được sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng nguyên liệu. 

Bước đi này của Phê La quá khôn ngoan, và trở thành một case-study mẫu đã áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh vào trong kinh doanh. Nhờ vậy, giữa một “đại dương đỏ” đầy rẫy các ông lớn trà sữa, Phê La vẫn ghi tên mình vào trong danh sách những thương hiệu trà sữa được yêu thích nhất hiện nay. 

3.3. Chiến lược đại dương xanh của Rosier – nổi bật với packaging độc lạ

Cách đây một năm, nhiều tờ báo lớn và một loạt hot TikToker đã rầm rộ review một quán trà sữa cực “chịu chi” khi tiên phong sản xuất hẳn trà sữa tươi đóng lon phục vụ khách hàng – không đâu khác chính là Rosier Fresh Tea & Coffee. Đây là một hướng đi theo chiến lược đại dương xanh khá mới mẻ, chưa từng có tiền lệ tại thị trường trà sữa, cà phê Việt Nam.

Không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng tại quán, Rosier còn cực kỳ chỉn chu trong package (bao bì) của mình. Khi khách hàng mua mang về hay đặt hàng online, thương hiệu sẽ đóng gói đồ uống trong từng chiếc lon nhựa, bọc lót thêm túi giữ nhiệt và cuối cùng là túi giấy xinh xắn. Theo review của nhiều người, đồ uống mang về của Rosier vừa “xịn” vừa “xanh” và có độ ngon chuẩn vị tới 99% so với tại quán. Vì vậy, không cần PR rầm rộ trên mặt báo, Rosier đã có bước phát triển vượt bậc và hiện đang sở hữu chuỗi 11 cửa hàng đều nằm trên các vị trí đắc địa tại Hà Nội.

Chiến lược đại dương xanh của Rosier Fresh Coffee & Tea

Đánh giá về thành công như “diều gặp gió” của Rosier, không thể không nhắc tới chiến lược đại dương xanh cực kỳ thông minh của hãng. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trẻ hiện nay là được thưởng thức một ly trà sữa thơm ngon, an toàn nhưng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, Rosier đã tiên phong sản xuất trà sữa đóng lon với bao bì đẹp như những gói quà. Từ đó, thương hiệu dễ dàng tách biệt với “đại dương đỏ” trà sữa đang cạnh tranh gay gắt, và trở thành ví dụ thành công điển hình cho chiến lược đại dương xanh ngành F&B.

Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa là gì? Xây dựng chiến lược khác biệt hóa trong ngành F&B như thế nào?

Trên đây là những ví dụ về chiến lược đại dương xanh nổi bật ngành F&B mà chúng tôi đã tổng hợp, lựa chọn. Hi vọng những kiến thức chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với ai đã, đang và sắp bước vào thị trường kinh doanh F&B đầy cạnh tranh và khắc nghiệt. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất