Buy Now

Tìm kiếm

Công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

  • Chia sẻ cái này:
Công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

Tin tức mới

Công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

bếp chính nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Trong kinh doanh nhà hàng/quán ăn, bếp gần như là bộ phận quan trọng nhất và quyết định trực tiếp đến chất lượng thực đơn nhà hàng. Trong bếp cũng chia ra nhiều vị trí công việc, mỗi vị trí lại giữ những vai trò khác nhau. Bếp chính là một trong số đó, trực tiếp chế biến các món ăn “signature” của nhà hàng. Trong bài viết này, hãy cùng checklist cụ thể công việc của bếp chính nhà hàng là gì, và trả lương cho vị trí đó bao nhiêu là xứng đáng nhé! Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

bếp chính nhà hàng
Bếp chính là người đảm nhận món chính trong thực đơn của nhà hàng

Bếp chính là người chịu sự quản lý, giám sát và phân công của bếp trưởng trong nhà hàng. Bên cạnh đảm nhận chế biến các món ăn chủ đạo và đặc biệt cho khách hàng, bếp chính còn hỗ trợ bếp trưởng trong việc quản lý vận hành bếp, nhận sự phân công và triển khai xuống cho các bộ phận cấp thấp hơn. Nói một cách dễ hiểu hơn, bếp chính là “cánh tay phải” hỗ trợ đắc lực của bếp trưởng và có thể thay thế bếp trưởng khi vắng mặt. 

Xem thêm: 6 lưu ý khi quản lý bếp nhà hàng để tăng hiệu suất làm việc của bếp

1. Checklist công việc của bếp chính nhà hàng

Bên cạnh việc đảm nhận các món ăn chủ đạo của nhà hàng, bếp chính còn giúp bến trưởng trong việc quản lý và phân công công việc xuống các bộ phận khác. Có thể kể đến những đầu công việc hàng ngày của bếp chính như sau:

1.1. Trước ca – chuẩn bị và kiểm tra 

  • Hỗ trợ bếp trưởng và phân công cho bếp phó thực hiện công việc kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên vật liệu cần dùng trong ngày 
  • Kiểm tra tình trạng nguyên liệu và thực phẩm còn lại từ ca làm việc tránh, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí và hư hao nguyên liệu. 
  • Chuẩn bị vật dụng, thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết khi chế biến món ăn, lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu, hàng hóa cho ca làm việc tiếp theo nếu cần 
  • Cập nhật cho các bộ phận liên quan những đổi mới về thực đơn bao gồm: các món ăn yêu cầu đặc biệt, các món ăn tạm ngừng phục vụ,…
Trước ca làm, bếp chính có nhiệm vụ phân công chuẩn bị và kiểm tra nguyên vật liệu cần dùng trong ngày

1.2. Trong ca – trực tiếp chế biến món ăn

  • Tiếp nhận order từ khách hàng, phân công cho các bộ phận khác trong bếp và trực tiếp triển khai chế biến 
  • Định mức chế biến, tẩm ướp các nguyên liệu theo quy chuẩn phù hợp
  • Chế biến món ăn chủ đạo theo quy trình và đảm bảo tiêu chuẩn của nhà hàng (bao gồm các quy chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm,…)
  • Phân công công việc chế biến cho nhân viên cấp dưới dựa theo khả năng của mỗi người trong trường hợp nhà hàng đông khách và số lượng món dồn dập
  • Trang trí và hoàn thiện món ăn sau khi chế biến theo đúng quy chuẩn của nhà hàng
Trong ca, bếp chính có nhiệm vụ trực tiếp chế biến món ăn chính của nhà hàng

1.3. Trong ca – quản lý bếp theo yêu cầu

  • Thay mặt bếp trường khi vắng mặt để xử lý và ra quyết định các công việc trong bếp, ví dụ như: phân chia công việc, sát sao tiến độ, tiếp nhận báo cáo,…
  • Giám sát và kiểm tra thường xuyên các vật dụng, thiết bị nhà bếp, báo cáo kịp thời khi phát hiện hư hỏng
  • Liên hệ, phối hợp với các bộ phận liên quan trong công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và vật dụng nhà bếp
  • Đào tạo nghiệp vụ và hướng dẫn công việc khi có nhân viên mới
  • Thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc, bám sát quy trình làm việc của bộ phận dưới quyền, từ đó có thể đưa ra tham mưu dùng người cho bếp trưởng
  • Hỗ trợ bếp trưởng giải quyết những thắc mắc, sửa chữa sai sót cho nhân viên
Bếp chính cần đào tạo nghiệp vụ và giải quyết thắc mắc cho nhân viên mới

1.4. Sau ca – báo cáo và bàn giao

  • Cùng các nhân viên vệ sinh các thiết bị, vật dụng chế biến và dọn dẹp khu vực chế biến ngăn nắp, gọn gàng
  • Quản lý nguyên vật liệu tồn cuối ca
  • Kiểm tra cuối cùng hệ thống đèn điện, gas, quạt, tủ lạnh,… hoạt động bình thường trước khi đóng ca
  • Tổng kết và báo cáo cho bếp trưởng các công việc cuối ngày
  • Bàn giao công việc cho ca sau và kết thúc ca làm việc

1.5. Các công việc khác

  • Xử lý các công việc đột xuất và báo cáo trực tiếp cho bếp trưởng
  • Thay mặt bếp trưởng (khi vắng mặt) giải quyết các công việc của cấp trên giao xuống

2. Mức lương hợp lý cho vị trí bếp chính nhà hàng

Tùy vào quy mô và tình hình kinh doanh hiện tại của nhà hàng mà mức lương của bếp chính sẽ khác nhau. Nếu nhà hàng không có bếp trưởng, bếp chính sẽ là người đảm nhận các công việc của vị trí đó. Bên cạnh đó, mức lương của bếp chính cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý kèm theo khối lượng công việc. Khảo sát mặt bằng chung cho thấy mức lương của bếp chính thường trong khoảng 8 – 15 triệu đồng lương cứng, chưa tính các khoản phụ cấp, thưởng và tip đi kèm khác. 

Mức lương hiện tại của bếp chính khá hấp dẫn trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Nhìn chung, vị trí bếp chính có mức lương khá hấp dẫn và cơ hội thăng tiến nhanh chóng. Cùng với bếp trưởng, bếp chính là một vị trí không thể thiếu trong bộ máy vận hành bếp của một nhà hàng chuyên nghiệp. Đây cũng là vị trí mà nhiều nhân viên bếp phấn đấu để có thể đạt được. 

Trên đây là checklist công việc cụ thể của bếp chính, hi vọng các chủ quán ăn, nhà hàng có thể có cái nhìn tổng quan về vị trí này. Từ đó, bạn có thể đưa ra được đánh giá và tính toán mức lương phù hợp nhất cho vị trí bếp chính. Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công!

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để quản lý nhà hàng thật trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất