Buy Now

Tìm kiếm

Công thức vàng để xây dựng cá tính thương hiệu cho quán cà phê

  • Chia sẻ cái này:
Công thức vàng để xây dựng cá tính thương hiệu cho quán cà phê

Tin tức mới

Công thức vàng để xây dựng cá tính thương hiệu cho quán cà phê

cá tính thương hiệu cà phê

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mở một quán cà phê và bán được những ly cà phê đầu tiên không phải điều khó khăn. Thế nhưng, làm thế nào để biến những vị khách vãng lai ấy trở thành khách hàng trung thành thì không phải thương hiệu cà phê Việt nào cũng làm được. Lý do bởi, quán cà phê của bạn chưa hề có cá tính thương hiệu riêng biệt, khiến người ta phải “nhớ nhung” mà quay lại. 

Trong số hằng hà sa số các quán cà phê, khách hàng chỉ chọn quay lại những quán quen gợi cho người ta cảm giác đặc biệt. Hãy cùng iPOS.vn khám phá công thức vàng để tạo nên một quán cà phê với cá tính riêng làm “xiêu lòng” các vị khách ấy nhé! 

1. Cá tính thương hiệu quán cà phê là gì?

Cá tính thương hiệu quán cà phê được hiểu là các đặc điểm của một thương hiệu cà phê có thể tạo ra kết nối với khách hàng. Một thương hiệu cà phê hiệu quả là thương hiệu tạo ra được các đặc điểm nhất quán, được một phân khúc nhất định người tiêu dùng yêu thích. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, giống như cá tính của con người, cá tính thương hiệu cà phê là “tính cách” riêng biệt của một thương hiệu, giúp người ta dễ dàng phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Nó định hình cách mà người dùng cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu cà phê. 

Trên thực tế, nếu một quán cà phê không xây dựng được cá tính thương hiệu riêng cho mình, khách hàng thường sẽ lựa chọn những quán khác phục vụ đồ uống rẻ hơn. Do vậy, việc nhân cách hóa thương hiệu giúp quán cà phê sở hữu cá tính riêng độc đáo, trở nên nổi bật và cuốn hút hơn trong mắt khách hàng.

Không xây dựng được nét cá tính riêng, quán cà phê rất dễ bị “chìm nghỉm” trong hằng hà sa số các quán cà phê mới mọc lên

2. Mô hình xây dựng cá tính thương hiệu quán cà phê

Mô hình cá tính thương hiệu Aaker là mô hình phổ biến nhất để chủ quán bắt đầu xác định cá tính thương hiệu cho quán cà phê, được tổng hợp ngắn gọn và dễ hiểu nhất thông qua bảng dưới đây:

5 nhóm tính cách đại diện để xây dựng nên cá tính thương hiệu

Mô hình cá tính thương hiệu nổi tiếng của Aaker chia cá tính thành 5 nhóm: Sự chân thật, sự hào hứng, sự tinh tế, năng lực và sự chắc chắn. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp hai hay nhiều nhóm tính cách khác nhau cho một thương hiệu, miễn là phải tạo ra một cá tính “không lẫn vào đâu được”. 

Một quán cà phê sẽ mang trong mình một dáng vẻ khác biệt, nếu như chủ quán biết tạo dựng cá tính riêng cho nó. Ví dụ như, The Coffee House khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh một người mang dáng vẻ tinh tế và đầy năng lực. Đến với The Coffee House, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm với chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cùng với đó là trải nghiệm không gian cà phê thanh lịch và đẳng cấp. 

Chuỗi cà phê The Coffee House mang nét cá tính sang trọng và tạo cảm giác an tâm cho khách hàng

Không cần tốn đến hàng trăm triệu chỉ để chạy theo những xu hướng thức thời, quán cà phê của bạn chỉ cần có nét cá tính nổi bật. Cá tính quán cà phê được biểu đạt qua không gian thiết kế, bộ nhận diện thương hiệu, menu thực đơn, cung cách phục vụ,… Khi tất cả các yếu tố này hòa hợp và thống nhất tạo ra sự khác biệt, quán cà phê của bạn sẽ có nét cá tính riêng biệt.

Xem thêm: 6 Mẹo thiết kế quán cafe đẹp như mơ không cần tốn trăm triệu

3. Các bước xây dựng cá tính cho thương hiệu cà phê

3.1. Xác định khách hàng mục tiêu 

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra trước khi bắt đầu xây dựng cá tính cho thương hiệu quán cà phê của bạn là: Ai là khách hàng mục tiêu của quán? 

Để giải đáp được câu hỏi trên, bạn cần đi phân tích các yếu tố nhân khẩu học. Thực tế chỉ ra, khách hàng có xu hướng tìm quán cà phê có cá tính phù hợp với con người họ. Vậy hãy phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu là ai, trước khi định nghĩa được cá tính thương hiệu cho quán.

Xác định được khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên để xây dựng cá tính thương hiệu

3.2. Định vị thương hiệu

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu cùng những sở thích, nhu cầu và mong muốn của họ, bạn cần tiến hành định vị thương hiệu. Định vị thương hiệu quán cà phê được hiểu đơn giản là cách bạn xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, logo, slogan,… nhằm “độc tôn” trong tâm trí khách hàng. 

3.3. Liệt kê các tính từ liên quan đến thương hiệu

Từ những nét tính cách đặc trưng của khách hàng, mà chủ quán cà phê có thể lựa chọn ra những từ ngữ mô tả cá tính thương hiệu. Hãy cố gắng tìm ra những “từ khóa” mô tả một cách chính xác nhất về quán cà phê của bạn.

Chuỗi cà phê Starbucks nổi tiếng với nét cá tính được mô tả như: sophisticated (tinh vi), innovative (đổi mới), artistic (nghệ thuật), modern (hiện đại), youthful (trẻ trung), và exciting (hứng khởi). Trong khi đó, “ông lớn” Tim Hortons cũng được mô tả là: friendly (thân thiện), down-to-earth (chân thành), warm (ấm áp), hard-working (chăm chỉ), reliable (đáng tin cậy), và classic (cổ điển).

Starbucks lúc nào cũng mới mẻ và độc đáo theo một cách rất riêng

Ở đây chúng ta có thể thấy rõ ràng, 2 thương hiệu lớn này đang sở hữu những nét cá tính khá trái ngược nhau. Tim Hortons tạo ra độ tin cậy cho khách hàng – họ biết rằng họ sẽ đón nhận điều gì khi bước vào quán. Trong khi đó, Starbucks hứa hẹn sẽ làm bạn phải ngạc nhiên với những điều mới lạ, sáng tạo và cả nghệ thuật. 

Tim Hortons cung cấp “tác phẩm” cà phê vượt thời gian, Starbucks lại đổi mới đồ uống mỗi ngày một chút. Tim Hortons mang lại cho những vị khách một cảm giác “hương vị quê nhà”, ngược lại, Starbucks lại muốn đem đến cho bạn hương vị cà phê từ khắp nơi trên thế giới.

Cho dù mang những điểm khác biệt trong cá tính thương hiệu, Starbucks và Tim Hortons đều đang rất thành công trong kinh doanh F&B. Vì vậy, không có giới hạn nào trong việc lựa chọn cá tính cho thương hiệu quán cà phê. Thành công chính nằm ở sự khác biệt!

Xem thêm: Câu chuyện về Starbucks – Bí quyết giúp thương hiệu tồn tại theo thời gian

3.4. Tiêu chuẩn hóa thương hiệu

Tiêu chuẩn hóa thương hiệu cà phê có nghĩa là bạn phải chọn được “gu” cho quán. Hiểu đơn giản là, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, quán cà phê của bạn phải duy trì được tính đồng nhất và nhất quán. Một trong những mô hình cà phê thành công khi tiêu chuẩn hóa được thương hiệu chính là Cộng Cà Phê.

Cộng Cà Phê gặt hái nhiều thành công đến từ sự hoài niệm. Từ lúc hình thành cho tới khi mở hàng loạt chuỗi cà phê trong và ngoài nước, Cộng đã biết bao lần có sự đổi thay trong phong cách thiết kế, menu, cung cách phục vụ,… Thế nhưng, điều sau cùng làm cho người ta nhớ đến Cộng, đó là một không gian cà phê với những điều xưa cũ. Và chẳng có gì bất ngờ, khi Cộng Cà Phê đã thu hút được đông đảo giới trẻ nhưng cũng là điểm đến quen thuộc của khách hàng tuổi đã trung niên.

Không chỉ thu hút giới trẻ, Cộng Cà Phê rất được lòng các vị khách tuổi đã trung niên

3.5. Xây dựng câu chuyện của riêng mình

Đây là bước cuối cùng để xây dựng cá tính thương hiệu quán cà phê thành công, tuy nhiên lại thường dễ bị bỏ qua nhất. Bạn có thể dễ dàng thu hút được những vị khách đầu tiên ghé thăm quán nhờ phong cách thiết kế đẹp, hay chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tuy nhiên, để biến họ trở thành khách hàng trung thành, quán cà phê của bạn phải có những câu chuyện riêng của mình. 

Thương hiệu cà phê đình đám The Coffee Factory cũng viết riêng cho mình những câu chuyện thương hiệu đầy ấn tượng. Chuyện kể về một nhóm các chàng trai liên tục mày mò và thử nghiệm ra những phong vị cà phê mới lạ đến tận 2-3 giờ sáng mỗi ngày. Quan điểm của The Coffee Factory là phải thật nhất quán trong hương vị cà phê, mười ly phải như một, có thế khách hàng mới nhớ tới mình. Đó là chuỗi ngày tháng mà các barista phải liên tục pha chế, điều chỉnh, đúc kết từ những lời khen chê của khách hàng để cho ra đời một thương hiệu cà phê hút khách như bây giờ. Khách hàng đến, dừng chân và quay lại The Coffee Factory có lẽ do chính họ cũng cảm nhận được sự chỉn chu trong từng tách cà phê tại quán. 

The Coffee Factory và câu chuyện thương hiệu truyền đầy cảm hứng

Trên đây là chia sẻ công thức vàng để có thể xây dựng được một thương hiệu cà phê có cá tính riêng biệt. Hãy nhớ rằng, cá tính thương hiệu không trực tiếp giúp bạn bán được nhiều ly cà phê mỗi ngày hơn, nhưng nó giúp khách hàng đến và ở lại cùng bạn lâu hơn.

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để quản lý quán cà phê trơn tru hơn nhé!

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất