Nhà mặt tiền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh thu và lợi nhuận bán hàng. Rất nhiều người mong muốn sở hữu nhà mặt tiền để kinh doanh nhưng gặp nhiều trở ngại về các vấn đề như tiền thuê hoặc thỏa thuận hợp đồng. Nếu đã có sẵn nhà mặt tiền thì bạn không nên bỏ phí lợi thế này mà hãy tận dụng để nâng cao thu nhập cho mình. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một vài ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, tiềm năng thu lãi cao thích hợp với mặt bằng nhà mặt tiền sẵn có.
Nội dung chính
Toggle1. Kinh doanh tiệm bán tạp hóa với nhà mặt tiền
Để nói về sản phẩm thích hợp để kinh doanh cho nhà mặt tiền thì chắc chắn mở tiệm tạp hóa sẽ là ý tưởng tiềm năng hàng đầu. Bởi lẽ bất cứ ai cũng đều có nhu cầu sắm sửa các đồ gia dụng, thực phẩm, chất tẩy rửa, hay nhu yếu phẩm,… cho sinh hoạt thường ngày của mình. Tiệm tạp hóa càng gần nhà, càng đa dạng mặt hàng và đáp ứng về mặt chất lượng sản phẩm cũng như nhu cầu người dùng sẽ càng dễ dàng thu hút khách đến mua.
Đối với cửa hàng tạp hóa nhỏ, chủ tiệm có thể nhập những sản phẩm phổ biến, dễ bán như bột giặt, nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm, thuốc lá,… cùng các mặt hàng thực phẩm như sữa, đường, nước mắm, bột ngọt, bánh ăn vặt,… Các mặt hàng này không chỉ dễ bán, không sợ hàng tồn lâu, mà còn có thể nhập sỉ với mức giá chiết khấu, nhờ đó kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn với số vốn đầu tư cao, chủ tiệm có thể nhập thêm các đồ điện gia dụng như bếp điện từ, máy xay sinh tố, nồi cơm điện, nồi chiên không dầu, bàn ủi hơi nước,… nhằm “thâu tóm” hết nhu cầu mua sắm.
Tuy nhiên, điều quan trọng khi chọn mặt hàng để kinh doanh tiệm tạp hóa là bạn phải cân nhắc đến mức thu nhập bình quân của người dân trong khu vực để quyết định mở tiệm tạp hóa nhỏ hay lớn, nhập mặt hàng tạp hóa bình dân hay cao cấp. Ngoài ra, chủ tiệm cùng cần lưu ý đến việc chọn nguồn cung ứng uy tín đảm bảo chất lượng sản phẩm, xem xét cẩn thận từ thương hiệu, bao bì sản phẩm, đến ngày sản xuất, hạn sử dụng,…
Xem thêm: Bắt Trend Kinh Doanh Bánh Đồng Xu, Có Lãi Ngay Ngày Đầu Mở Bán |
2. Kinh doanh quán cà phê chưa bao giờ hết “hot”
Mở quán cà phê luôn là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng, dễ dàng kiếm được lợi nhuận khủng mà lại có thể tùy biến mô hình dựa theo ngân sách đầu tư và phong cách yêu thích của chủ quán. Dù vậy, mở quán cà phê cũng tồn tại nhiều thách thức về mặt vận hành cho những ai chưa có kinh nghiệm trong ngành này, hay làm thế nào để tạo điểm khác biệt cho quán của mình giữa làn sóng mở quán cà phê “mọc lên như nấm” như hiện nay.
Đối với kinh doanh cà phê đã có sẵn mặt bằng nhà mặt tiền, chủ quán có thể cân nhắc mở quán cà phê độc lập hoặc hợp tác nhượng quyền thương mại.
Mở quán cà phê độc lập: Mô hình này cho phép chủ quán có thể tự sáng tạo phong cách, chủ đề cho quán của mình để có chất riêng hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu, nhờ đó các quán cà phê độc lập luôn sở hữu được một lượng khách trung thành nhất định. Phần lớn các chủ quán kinh doanh độc lập thường chọn phong cách theo sở thích của mình để vừa kinh doanh kiếm thêm thu nhập, vừa phục vụ đam mê cá nhân. Một số phong cách cà phê xu hướng hiện nay như cà phê chó mèo, cà phê sách, cà phê vintage, cà phê workplace, cà phê take away,… Tùy thuộc vào khả năng tài chính và diện tích mặt bằng nhà mặt tiền của mình mà chủ quán có thể lựa chọn phong cách và quy mô kinh doanh phù hợp.
Mở quán cà phê nhượng quyền: Lợi thế của mô hình này sẽ cho phép các chủ quán sở hữu tên tuổi, độ nhận diện, lượng khách trung thành, và quy trình vận hành sẵn có từ thương hiệu mà không cần mất quá nhiều thời gian hay công sức để xây dựng từ đầu. Các thương hiệu mở rộng hệ thống bằng hình thức nhượng quyền đều là những cái tên đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nhận được sự đón nhận từ đông đảo khách hàng.
Tuy nhiên, hạn chế của mô hình nhượng quyền sẽ không cho phép chủ quán được phép tự ý thay đổi bất cứ yếu tố nào trong kinh doanh, cho dù là phong cách, menu thức uống hay giá bán, mọi thay đổi đều phải có sự đồng ý của thương hiệu mẹ. Bên cạnh đó, để hợp tác đầu tư nhượng quyền cũng cần nguồn vốn tương đối lớn, con số có thể lên đến vài tỷ đồng. Đây là một trong những lý do khiến nhiều người e ngại khởi nghiệp với mô hình mở quán cà phê nhượng quyền.
Xem thêm: Chi Phí Mở Quán Cà Phê Và Dự Tính Khả Năng Hòa Vốn Cho Từng Quy Mô |
3. Kinh doanh quán cơm bình dân
Nếu đã sở hữu sẵn mặt bằng nhà mặt tiền thì mở quán cơm bình là một lựa chọn kinh doanh vô cùng lý tưởng bởi mô hình này sở hữu tệp khách hàng lớn, không cần đầu tư vốn nhiều nhưng lại có khả năng sinh lời cao. Hầu hết mọi người đều có thể thưởng thức cơm bình dân, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình, thấp, sống độc thân, và ít có thời gian nấu nướng. Khách đến dùng bữa buổi trưa hoàn toàn có thể quay lại dùng bữa tối và tiếp tục vào các ngày sau đó. Chính vì thế, các quán cơm bình dân lúc nào cũng có lượng khách quay lại khá đông, giúp các chủ quán duy trì được hoạt động kinh doanh của mình với doanh số bán hàng ổn định.
Ưu điểm lớn nhất khi mở quán cơm bình dân chính là không cần phải đầu tư quá nhiều vốn như các mô hình kinh doanh nhà hàng hay quán ăn có quy mô lớn. Chi phí mở quán cơm bình dân chỉ dao động trong khoảng 30-40 triệu đồng, dùng vào đầu tư cơ sở vật chất cho quán, bảng hiệu, thuê nhân viên, và các tiện ích như điện, nước,… Nếu như đã có sẵn nhà mặt tiền thì chủ quán còn có thể tiết kiệm thêm một phần chi phí vận hành. Đặc biệt, mở quán cơm bình dân có thời gian thu hồi vốn tương đối ngắn, gần như chỉ sau một ngày bán hàng là chủ quán đã có thể tính toán được tình hình lời lãi của mình như thế nào.
Đồng thời, với quán cơm bình dân thì việc lên thực đơn khá đơn giản, chủ yếu đều là các món ăn quen thuộc như bữa cơm gia đình hàng ngày, nhờ đó chủ quán sẽ không cần quá vất vả để lên ý tưởng cho menu của mình. Các suất cơm bình dân thường có giá từ 25.000-35.000 đồng/suất tùy theo yêu cầu gọi món của khách hàng. Ngoài ra, nếu kết hợp cùng kinh doanh online thì chủ quán cũng cần định giá cho thực đơn trực tuyến của mình. Giá của thực đơn trực tuyến có thể sẽ chênh lệch đôi chút so với thực đơn bán tại quán để đảm bảo sau khi chiết khấu cho bên đối tác thứ ba hoặc cho đội ngũ giao hàng thì phần doanh thu còn lại vẫn đủ lợi nhuận cho quán.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Mở Quán Cơm Bình Dân Đông Khách Lãi Cao |
4. Kinh doanh shop thời trang
Kinh doanh thời trang hiện nay đang rất bùng nổ tại Việt Nam do nhu cầu mua sắm không ngừng gia tăng với các xu hướng thời trang liên tục đổi mới. Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho các mặt hàng thời trang, họ sẵn lòng chi đến hàng triệu đồng cho một chiếc áo, một thỏi son hoặc một sản phẩm dưỡng da nào đó Chính điều này đã góp phần mang đến cho thị trường thời trang nhiều tiềm năng phát triển với các cơ hội khởi nghiệp và khả năng kinh doanh thành công cao.
Cùng với lợi thế mặt bằng nhà mặt tiền sẵn có, tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mình chủ tiệm có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm thời trang phù hợp để kinh doanh như quần áo, phụ kiện, giày dép, mỹ phẩm,… Tuy nhiên, cũng vì đang là ngành kinh doanh hot nên tình trạng các sản phẩm giả, kém chất lượng cũng tràn lan trên thị trường rất nhiều. Do vậy, chủ tiệm sẽ phải tìm được nguồn nhập uy tín, đảm bảo hàng chính hãng, và liên tục cập nhật các sản phẩm mới để bắt kịp nhu cầu khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài.
Ngoài ra, kinh doanh shop thời trang cũng có thể kết hợp cùng hình thức kinh doanh online để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng hơn. Nếu như mở quán cơm bình dân phải cân nhắc giữa giá bán tại shop và giá bán online có sự chênh lệch, thì điểm lưu ý trong kinh doanh shop quần áo lại cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng hình ảnh sản phẩm, càng thu hút về mặt thị giác sẽ càng thôi thúc người tiêu dùng mở ví mua hàng.
5. Kinh doanh tiệm làm nails
Nhu cầu làm đẹp luôn hiện diện ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào với tất cả mọi người. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ làm đẹp ra đời, và tiệm nails, tiệm làm móng cũng nằm trong trào lưu đó. Nếu như có sẵn mặt bằng nhà mặt tiền, chủ tiệm lại là người yêu thích cái đẹp thì có thể nghĩ đến ý tưởng kinh doanh tiệm nails.
Để kinh doanh tiệm nails thì vấn đề diện tích mặt bằng lại khá đơn giản. Ngay cả khi nhà mặt tiền nhưng không quá rộng rãi thì vẫn có thể kinh doanh tốt vì tiệm nails không cần trang bị nhiều đồ đạc hay thiết bị cồng kềnh, mặt bằng chỉ khoảng 15 – 20 mét cũng đã sẵn sàng để mở tiệm. Kinh doanh tiệm nails chủ yếu chỉ cần đầu tư vào chỗ ngồi cho khách, kệ để chân, tủ kính đựng dụng cụ làm móng, phụ kiện trang trí móng,… Đồng thời, để tạo cảm giác dễ chịu nhất thì không gian cũng cần được bày trí thật thoáng đãng, sáng sủa, và lắp đặt đầy đủ hệ thống điều hòa, thông gió để khách có thể thoải mái khi ngồi làm móng lâu.
Đặc biệt, đối với bộ dụng cụ làm móng thường sẽ có khá nhiều loại, từ bình dân đến cao cấp, dao động từ 2 triệu đến 10 triệu đồng. Một bộ làm móng đầy đủ sẽ bao gồm máy mài móng, kéo cắt, giũa, kềm, cọ, sơn móng, nước sát trùng, nước tẩy màu và dưỡng móng. Bên cạnh đó, chủ tiệm cũng nên sắm sửa thêm những phụ kiện như móng giả, hạt cườm, nhũ, kim tuyến,… để trang trí khi khách yêu cầu.
Trên đây là một vài gợi ý dành cho những ai có sẵn nhà mặt tiền và đang phân vân nên kinh doanh gì để “tiền đẻ ra tiền”. Khi đã có sẵn lợi thế nhà mặt tiền, hãy cố gắng tận dụng để bớt đi các chi phí quảng cáo và khai thác tối đa lượng khách qua đường cho hoạt động kinh doanh của mình. Chúc mọi người thành công.