Buy Now

Tìm kiếm

Có sẵn mặt bằng nên kinh doanh gì để “tiền đẻ ra tiền”?

  • Chia sẻ cái này:
Có sẵn mặt bằng nên kinh doanh gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Tin tức mới

Có sẵn mặt bằng nên kinh doanh gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Có sẵn mặt bằng nên kinh doanh gì

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Chọn mặt bằng phù hợp là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu trước khi bắt đầu một mô hình kinh doanh. Không ít người mơ ước sở hữu một mặt bằng đẹp để có thể khởi nghiệp nhưng lại gặp nhiều trở ngại bởi các vấn đề như tiền thuê quá cao hay không thỏa thuận được hợp đồng. 

Do đó, nếu đã có sẵn mặt bằng thì bạn đừng để bỏ phí lợi thế này mà hãy tận dụng nó để nâng cao thu nhập cho mình. Trong bài viết này, iPOS.vn sẽ gợi ý cho bạn một vài ý tưởng kinh doanh tiềm năng để trả lời cho câu hỏi có sẵn mặt bằng nên kinh doanh gì để ‘tiền đẻ ra tiền” nhé!

1. Kinh doanh tiệm tạp hóa với nhà mặt tiền 

Nếu như bạn sở hữu mặt bằng nhà phố, mặt đường chính hay ngõ rộng thì chắc chắn mở tiệm tạp hóa sẽ là ý tưởng tiềm năng hàng đầu. Bởi lẽ nhu cầu mua sắm sửa thực phẩm, đồ gia dụng, hay nhu yếu phẩm,… thì lúc nào cũng cần thiết để phục vụ sinh hoạt thường ngày. Tiệm tạp hóa càng gần nhà, càng đa dạng mặt hàng và đáp ứng tốt chất lượng sản phẩm cũng như nhu cầu người dùng thì càng dễ dàng thu hút khách đến mua. 

Đối với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, chủ tiệm nên tập trung vào những sản phẩm phổ biến và dễ bán như bột giặt, nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm, thuốc lá hay các mặt hàng thực phẩm như sữa, đường, nước mắm, bột ngọt,… Những mặt hàng này vừa có lượng tiêu thụ tốt lại vừa có thể nhập sỉ với mức giá chiết khấu nên nhờ đó sẽ kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Với những cửa hàng tạp hóa lớn có vốn đầu tư cao, chủ tiệm có thể mở rộng kinh doanh với các đồ điện gia dụng như bếp điện tử, nồi cơm điện, chảo chống dính, nồi chiên không dầu,… nhằm “thâu tóm” hết nhu cầu mua sắm. 

Tuy nhiên, để việc mở cửa hàng tạp hóa thành công thì trước đó bạn cần cân nhắc đến mức thu nhập bình quân của người dân trong khu vực. Dựa vào thông tin này bạn mới có thể xác định được đúng đối tượng khách hàng để đưa ra các quyết định đúng đắn về quy mô, mặt hàng kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, chủ tiệm cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như luồng hoạt động tại cửa hàng. Hãy xem xét thật kỹ từ thương hiệu, bao bì đến ngày sản xuất, hạn sử dụng khi quyết định nhập một mặt hàng nào đó. 

Tiệm tạp hóa là mô hình kinh doanh lý tưởng với nhu cầu của khách hàng lớn

2. Kinh doanh đồ ăn sáng “hốt bạc” mỗi ngày

Kinh doanh đồ ăn sáng sẽ là một ý tưởng tuyệt vời cho những ai có nhà mặt bằng đường cái hay ở các thành phố lớn, gần khu văn phòng, trường học. Bởi lẽ bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, nó cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc, học tập hiệu quả nên ngày càng được nhiều người chú trọng hơn. Nhưng thay vì tự nấu như trước kia thì hiện nay nhiều người lựa chọn mua đồ ăn sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức. 

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu mở hàng ăn sáng thì bạn vẫn nên nghiên cứu, tìm hiểu trước về đặc điểm hành vi, sở thích của những khách hàng lân cận khu vực mặt bằng cửa hàng của bạn. Nếu khách hàng của bạn chủ yếu là đối tượng công nhân, học sinh, người lao động thì nên hướng đến các sản phẩm phổ biến như bánh mì, xôi, bún, phở,.. Đặc biệt, bạn chỉ nên tập trung vào 2 – 3 loại đồ ăn chính để tăng tốc độ phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm cung cấp tới tay khách hàng. 

Nếu khách hàng của bạn là những người có mức thu nhập cao, bạn có thể phát triển thêm các loại đồ ăn “sang chảnh” mang hương vị phương Tây như bánh sừng bò hoặc bánh sandwich, bánh nướng xốp,… Bên cạnh đó, với mô hình kinh doanh đồ ăn sáng bạn có thể mở rộng thêm dịch vụ cung cấp đồ uống cho thực khách ghé quán. Đây là một ngách kinh doanh đầy tiềm năng, vì ngay cả khi mọi người không ăn sáng thì họ cũng vẫn sẽ uống cà phê, trà hay nước trái cây. 

Mở quán ăn sáng không cần cầu kỳ nhưng vẫn thu hút lượng khách lớn ghé thăm

3. Kinh doanh quán cà phê chưa bao giờ hết hot 

Mở quán cà phê luôn là một trong những cơ hội kinh doanh tiềm năng, dễ dàng thu hồi vốn và có khả năng thành công cao. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh này cũng cho phép chủ đầu tư tùy biến theo ngân sách và phong cách yêu thích của mình. Tuy nhiên, mở quán cà phê cũng tồn tại nhiều thách thức về mặt vận hành và những rủi ro từ thị trường cho những ai chưa có kinh nghiệm trong ngành này. 

Trong kinh doanh quán cà phê, mặt bằng kinh doanh tốt quyết định tới 40% thành công của quán. Có sẵn mặt bằng sẽ giúp bạn giảm được chi phí đầu tư ban đầu và những rủi ro có thể xảy ra như đòi mặt bằng hay các vấn đề với các chủ thuê nhà. Điều này cũng đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, bạn có thể thay đổi phong cách quán theo ý mình mà không cần phải tham khảo ý kiến của chủ quán. 

Có hai hình thức kinh doanh quán cà phê có sẵn là quán cà phê độc lập hoặc quán cà phê nhượng quyền thương mại. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình mà chủ quán có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.  

Với mô hình quán cà phê độc lập, chủ quán có thể tự sáng tạo phong cách và chủ đề quán theo ý thích của mình. Điều này giúp tạo ra “chất riêng” cho quán nhằm thu hút các đối tượng khách hàng mà quán hướng đến. Qua đó, quán của bạn sẽ luôn sở hữu một lượng khách hàng trung thành nhất định. Một số phong cách quán cà phê độc lập hiện nay có thể kể đến như cà phê chó mèo, cà phê sách, cà phê sân vườn,… Lựa chọn mô hình nào thì sẽ phụ thuộc nhiều khả năng tài và diện tích, đặc điểm mặt bằng mà bạn sở hữu.  

Khi có nhu cầu khởi nghiệp thì mở quán cà phê vẫn là lựa chọn đầu tiên của nhiều người

Đối với mô hình cà phê nhượng quyền thì chủ quán sẽ có lợi thế về thương hiệu, có sẵn tên tuổi, độ nhận diện và lượng khách trung thành. Bên cạnh đó, các quán nhượng quyền đều được cung cấp các quy trình vận hành sẵn có từ thương hiệu nên sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức để xây dựng lại từ đầu. Những thương hiệu nhượng quyền hầu hết đều đã có chỗ đứng và tên tuổi nhất định trên thị trường nên thường sẽ nhận được sự đón nhận đông đảo từ khách hàng. 

Tuy nhiên, mô hình quán cà phê nhượng quyền cũng có hạn chế nhất định. Mô hình này sẽ không cho phép chủ quán được tự ý thay đổi bất cứ yếu tố nào trong kinh doanh, từ phong cách đến menu, hay thậm chí là giá bán. Tất cả mọi thay đổi đều phải có sự đồng ý từ thương hiệu mẹ. Ngoài ra, để mở một cửa hàng nhượng quyền bạn cần có một số vốn tương đối lớn, có thể lên đến vài tùy đồng, tùy thuộc vào quy định của thương hiệu mẹ. 

Xem thêm: Vốn 100 triệu nên kinh doanh gì để thu lãi khủng?

4. Kinh doanh shop thời trang 

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu mua sắm thời trang không ngừng gia tăng với những “mốt” mới được cập nhật liên tục. Điều này tạo nên sự bùng nổ trong ngành kinh doanh thời trang tại Việt Nam với hàng loạt các shop thời trang mới được mở ra. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt cũng ngày càng “hào phóng” trong chi tiêu, họ sẵn sàng chi đến hàng triệu đồng cho một chiếc áo hay một đôi giày. Nhờ vậy mà thị trường thời trang ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển với các cơ hội kinh doanh thành công cao hơn. 

Với lợi thế mặt bằng sẵn có cùng điều kiện tài chính hiện tại, bạn có thể cân nhắc lựa chọn ngách kinh doanh phù hợp. Đồng thời, bạn cũng cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng tới. Nếu khách hàng của bạn là những người có thu nhập trung bình thì nên kinh doanh những mặt hàng quần áo, phụ kiện thời trang theo mùa, giá cả phải chăng. Còn đối với các khách hàng có thu nhập cao hãy tập trung vào kinh doanh sản phẩm chất lượng, có thương hiệu. Đặc biệt, bạn nên trang hoàng cửa hàng một cách tinh tế và sang trọng để phù hợp với nhu cầu của tệp khách hàng này.

Tuy nhiên, vì thời trang là một ngành “hot” nên tình trạng các sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng cũng xuất hiện tràn lan trên thị trường rất nhiều. Do đó, chủ quán cần phải tìm được các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo về chất lượng và số lượng sản phẩm cung cấp theo đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, hãy liên tục cập nhật các xu hướng mới để bắt kịp nhu cầu khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài. 

Kinh doanh shop thời trang là một lựa chọn an toàn trong bối cảnh kinh tế hiện tại

5. Kinh doanh quán cơm bình dân 

Nếu đã có sẵn mặt bằng thì việc mở quán cơm bình dân là một trong những ý tưởng kinh doanh vô cùng hợp lý. Bởi lẽ, mô hình này sở hữu tệp khách hàng lớn, vốn đầu tư thấp nhưng lại có khả năng sinh lời cao. Với nhịp sống hối hả như hiện tại, hầu hết mọi người đều rất bận rộn và ít có thời gian nấu nướng. Đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, sống độc thân và ở những thành phố lớn hay quanh các khu công nghiệp đông đúc. 

Cơm bình dân là món ăn hàng ngày của nhiều người, khách đến ăn trưa có thể tiếp tục đến ăn tối và quay lại vào những ngày tiếp theo. Chính vì thế, các quán cơm bình dân lúc nào cũng có lượng khách trung thành khá đông, giúp các chủ quán duy trì được hoạt động kinh doanh của mình với doanh số bán hàng ổn định. 

Ưu điểm lớn nhất khi mở quán cơm bình dân chính là không cần phải đầu tư quá nhiều vốn như các mô hình kinh doanh F&B khác. Chi phí trung bình để mở một quán cơm bình dân thường dao động khoảng 30 – 40 triệu đồng. Hầu hết những chi phí này đều dùng vào việc đầu tư cơ sở vật chất như thuê mặt bằng, làm bảng hiệu, thuê nhân viên và các tiện ích sinh hoạt khác. Do đó, nếu đã có sẵn mặt bằng thì chủ quán còn có thể tiết kiệm thêm một phần chi phí vận hành tương đối lớn. Điều này giúp rút ngắn thời gian thu hồi vốn, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời của mô hình này. 

Đồng thời, mô hình kinh doanh quán cơm cũng khá đơn giản và hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Bởi lẽ, sản phẩm chính của mô hình kinh doanh này chủ yếu là các món ăn quen thuộc như bữa cơm gia đình hàng ngày nên sẽ không mất thời gian để lên ý tưởng hay học hỏi kinh nghiệm. 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi kinh doanh quán cơm bình dân là phần định giá mỗi suất cơm. Thông thường, các suất cơm bình dân sẽ có giá dao động từ khoảng 25.000 – 35.000 đồng, tùy thuộc theo yêu cầu gọi món của khách hàng. Ngoài ra, chủ quán cũng có thể mở rộng thêm qua hình thức kinh doanh online nếu kinh doanh tại các thành phố lớn.

Đây cũng là một thị trường khá tiềm năng với đối tượng khách hàng chủ yếu là nhóm học sinh, sinh viên, dân văn phòng bận rộn. Nhưng hãy xem xét mức giá phù hợp cho thực đơn trực tuyến của mình để đảm bảo sau khi chiết khấu cho bên đối tác thứ ba hoặc đội ngũ giao hàng thì quán vẫn còn lợi nhuận. 

Kinh doanh cơm bình dân dễ thành công và có khả năng sinh lời cao

6. Tạm kết  

Như vậy, bài viết này đã cung cấp một số gợi ý dành cho những ai có sẵn mặt bằng và đang phân vân nên kinh doanh gì để “tiền đẻ ra tiền”. Khi đã có sẵn lợi thế nhà mặt tiền, hãy cố gắng tận dụng để bớt đi các chi phí quảng cáo và khai thác tối đa lượng khách qua đường cho hoạt động kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình.  

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất