Buy Now

Tìm kiếm

Có nên “thần thánh hoá” chế độ ăn uống eat clean hay không?

  • Chia sẻ cái này:
Có nên “thần thánh hoá” chế độ ăn uống eat clean hay không?

Tin tức mới

Có nên “thần thánh hoá” chế độ ăn uống eat clean hay không?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Eat clean đang là một chế độ ăn uống được nhiều người lựa chọn vì những lợi ích được các KOLs quảng bá về nó như: giảm cân, giữ dáng, thải độc, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn,… Tuy nhiên, eat clean cũng không phải là một chế độ ăn uống hoàn hảo mà vẫn tồn tại nhiều mặt trái cần lưu ý.

Thời gian gần đây, trên MXH và các trang báo xuất hiện rất nhiều tin tức về từ khóa “eat clean”, nhiều người nổi tiếng cũng chia sẻ rằng họ đang ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh này. Với lợi thế là kiểm soát nghiêm ngặt mức calories nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn cùng với việc chế biến đơn giản để giữ tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm, eat clean dần trở thành một chế độ ăn uống được các bạn trẻ “tôn sùng”.

Nhưng eat clean có thật sự “thần thánh” như những gì chúng ta thường nghĩ hay không? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu về một số mặt trái đáng quan tâm của chế độ ăn uống này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Eat clean là gì?

1.1. Định nghĩa về eat clean

Eat clean là chế độ ăn ưu tiên thực phẩm tươi, lành và sạch, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Eat clean không kiêng bất kỳ nhóm thực phẩm nào nhưng tập trung hơn vào: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, chất béo lành mạnh và protein với khẩu phần phù hợp. Chế độ ăn eat clean luôn khuyến khích mọi người sử dụng thực phẩm toàn phần (thực phẩm không qua chế biến hoặc chế biến ít) để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất. 

Eat clean khuyến khích chúng ta ăn thực phẩm sạch, hạn chế đồ công nghiệp

Là một chế độ ăn “sạch”, mục tiêu lớn nhất của eat clean là giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, tránh nạp các chất có hại vào cơ thể và tăng cường những chất có lợi, giàu dinh dưỡng. Eat clean còn có thể giúp kiểm soát cân nặng, duy trì một lối sống lành mạnh và bền vững.

1.2. Một số nguyên tắc trong chế độ eat clean

Ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày: Eat clean rất chú trọng đến việc kiểm soát calories trong mỗi bữa ăn. Để tránh việc ăn quá no trong một bữa thì một trong những nguyên tắc hàng đầu của eat lean là chia nhỏ lượng đồ ăn ra thành nhiều bữa. Mục đích của việc này là giảm calories trong mỗi bữa và giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng có lợi hơn.

Sử dụng thịt nạc và carbs phức tạp cho mỗi bữa ăn: Protein trong các loại thịt nạc như thịt nạc lợn, thịt ức gà,… sẽ giúp thúc đẩy cảm giác no, khiến chúng ta có cảm giác no lâu. Carbs – viết tắt của carbonhydrate – sẽ bị bẻ gãy thành đường khi ở trong quá trình chuyển hóa và biến thành năng lượng của cơ thể. Carbs phức tạp tồn tại ở dạng thô, nguyên hạt, giàu chất xơ, vitamins, dinh dưỡng… như là: rau củ, yến mạch, các loại hạt, trái cây tươi… 

Người ăn eat clean thường ăn nhiều rau xanh, thịt nạc và cá

Tiêu thụ đủ chất béo lành mạnh mỗi ngày: Các loại chất béo bão hoà như (bơ, mỡ động vật), hoặc các loại chất béo chuyển hoá (chất béo được tạo thành do quá trình hydro hoá dầu ăn) nếu sử dụng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Vì thế eat clean đề cao việc sử dụng các loại chất béo không bão hòa (chất béo lành mạnh) có trong thịt cá, các loại hạt và quả bơ.

Cắt giảm tối đa lượng bột mì trắng, giảm đường tinh luyện: Đây chính là một trong những nguyên tắc “key” của chế độ eat clean. Bởi vì eat clean hướng đến việc tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh và “sạch” nhất có thể, nên những chất gây hại nhiều cho cơ thể như bột mì trắng và đường tinh luyện cần bị loại ra. Thay vì bánh mì trắng, cơm trắng thì chúng ta có thể chọn ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gạo đen, thay đường tinh luyện bằng mật ong,…

Ăn eat clean cần hạn chế đồ dầu mỡ chiên xào, nên ăn đồ hấp hoặc luộc

Tránh thực phẩm có hóa chất, chất bảo quản: Với việc vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang nổi cộm trong những năm gần đây thì dần dần mọi người bắt đầu chuyển sang chuộng các loại thực phẩm hữu cơ, tự nhiên, không chất bảo quản. Eat clean là một chế độ ăn uống “sạch”, vì vậy những thực phẩm có nhiều chất bảo quản gây hại cho cơ thể nên được cắt giảm hoàn toàn khỏi thực đơn.

Hạn chế việc chế biến phức tạp: Quá trình chế biến qua nhiều bước như rán, chiên, xào, nướng,… có thể làm biến chất hoàn toàn những dinh dưỡng có trong thức ăn; đồng thời khiến cho thực phẩm sinh ra nhiều chất có hại. Vì thế, khi ăn theo chế độ eat clean, người ta thường chuộng cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo để đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất.

Tăng cường ăn trái cây, rau quả tươi xanh: Việc ưu tiên rau xanh, trái cây là điều rất tốt, những thực phẩm này là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và chất xơ đóng góp vai trò không nhỏ trong việc tiêu hoá, cũng như cải thiện sức khoẻ của chúng ta. 

Xem thêm: Kinh doanh đồ ăn Healthy – Xu hướng mới tiềm năng của ngành F&B

2. Eat clean có thật chỉ toàn những ưu điểm hay không?

Tuy rằng được rất nhiều người nổi tiếng, KOLs trên MXH thường xuyên truyền thông về những tác dụng “thần thánh” của nó, nhưng trên thực tế, eat clean cũng có những mặt trái khiến chúng ta phải lưu tâm. 

2.1. Các nguyên tắc ăn uống của eat clean không rõ ràng

Bất kì một loại hình ăn kiêng nào cũng đều phải dựa trên một nguyên lý có cơ sở về mặt khoa học. Ví dụ như với chế độ ăn kiêng Keto Diet, đó là việc hạn chế ăn carbohydrate và tăng cường ăn các chất béo có lợi (healthy fat) để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển hóa chất béo thành ketone – một dạng nguyên liệu có thể sử dụng, thông qua đó đốt mỡ trong cơ thể.

Tuy nhiên, eat clean thì không. Eat clean không có một nguyên lý bắt buộc nào về dinh dưỡng, mọi người chỉ hiểu eat clean đơn giản là ăn “sạch”, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có nhiều chất gây hại. Rất khó để định nghĩa cụ thể dưới góc độ khoa học rằng thế nào là eat clean, eat clean xây dựng trên cơ sở nguyên tắc sinh lý học nào của cơ thể.

Tuy nghe lành mạnh nhưng thực tế eat clean không có một nguyên tắc khoa học nào

Cũng theo lời quảng bá của những người nổi tiếng đang ăn chế độ eat clean, chúng ta cần ăn thực phẩm tự nhiên nguyên vẹn nhất và tránh các loại thức ăn tiện lợi hay các sản phẩm chế biến công nghiệp. Nhưng điều này sẽ đồng nghĩa với việc phải hạn chế tất cả các loại thực phẩm tốt như: sữa đóng chai, sữa đậu nành hay bánh mì đen công nghiệp. 

Có thể thấy, nguyên lý khoa học cho chế độ eat clean còn khá mơ hồ, không rõ ràng, do đó chưa thể kết luận chính xác những tác dụng của hình thức ăn này được.

2.2. Người thực hiện eat clean rất dễ mắc sai lầm

Bởi vì eat clean không có một nguyên lý khoa học cụ thể, cũng không có một định nghĩa hoặc đánh giá cụ thể cho từng loại thực phẩm nên những người thực hiện eat clean cũng rất dễ mắc sai lầm khi ăn theo chế độ này. 

Hầu hết những người ăn eat clean đều chỉ là người bình thường, không phải chuyên gia dinh dưỡng được đào tạo bài bản nên sẽ khó để phân biệt sự “tốt”, “xấu” của mỗi loại thực phẩm do tùy thuộc vào hoàn cảnh và mức độ hấp thụ mà thực phẩm mới có thể bị đánh giá là có lợi hay có hại. Hệ quả xấu nhất là sẽ khiến người ăn bị rơi vào tình trạng mất cân đối dinh dưỡng, thiếu chất, kéo theo đó là sức khỏe cũng đi xuống.

Ăn eat clean đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết về dinh dưỡng thực phẩm

Eat clean không khuyến khích chúng ta ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp vì có nhiều chất bảo quản. Tuy nhiên, có một số chất bảo quản là cần thiết và không gây hại đến sức khỏe của chúng ta (điển hình như muối cùng là 1 chất bảo quản) hoặc hóa chất trong sản phẩm lại tốt hơn cho cơ thể (Ví dụ như 1 số loại nước cam ép được cho thêm sắt vì Vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, Vitamin D cho thêm vào sữa…).

Một ví dụ khác là theo nguyên tắc eat clean, mỗi bữa ăn chỉ nên giới hạn trong một chừng mực calories nhất định. Nhưng lượng calories này nên được tính toán phù hợp với thể trạng riêng, công việc của mỗi người chứ không thể áp dụng theo một mức độ cố định được. Thêm vào đó, việc đọc thành phần, hiểu rõ dinh dưỡng để tính toán calories cho bữa ăn cũng không hề đơn giản vì sau quá trình chế biến, lượng dinh dưỡng của thực phẩm có thể thay đổi.

Khi ăn eat clean, mỗi người cần kiểm soát lượng calories trong mỗi bữa ăn

Bên cạnh đó, khi ăn eat clean, chúng ta cần hạn chế rán, xào, chiên, nướng,… để thực phẩm không bị biến đổi và nhiều dầu mỡ hơn. Thay vào đó, các món ăn nên được chế biến đơn giản bằng cách luộc, hấp, áp chảo. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm sẽ bị biến chất nghiêm trọng, thậm chí sinh ra các chất độc hại khi luộc hoặc hấp, cho nên không phải lúc nào những cách chế biến này cũng tốt. 

2.3. Eat clean khiến chúng ta không thể tự do tận hưởng ẩm thực

Eat clean khuyến khích chúng ta sử dụng những thực phẩm “sạch”, nhưng vì không có định nghĩa chung cụ thế về độ “sạch” này nên mỗi người sẽ có một quan điểm riêng của mình. Có nhiều người đã bị ám ảnh về nguồn gốc thức ăn ‘sạch” hay “không sạch”, dẫn đến tình trạng stress và cảm thấy mệt mỏi chán ăn. Khi tình trạng này kéo dài, rất có thể chúng ta sẽ mắc phải các chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn vị giác.

Eat clean làm nhiều người mắc chứng ám ảnh ăn uống

Bên cạnh đó, khi tìm cách “eat clean”, chúng ta sẽ không còn thưởng thức bữa ăn như một khoảng thời gian giao lưu với bạn bè hay người thân, mà chỉ chăm chăm tính toán xem mình đã nạp vào bao nhiêu calories chứ không tận hưởng được độ ngon của đồ ăn. 

Khi luôn sợ ăn phải thứ không lành mạnh theo tiêu chuẩn dán nhãn của riêng mình, chúng ta còn tự cô lập mình trong đời sống hàng ngày vì ăn uống khác biệt với những người khác. Đặc biệt, trong trường hợp như đi chơi, đi du lịch cùng tập thể, nhiều người sẽ không thể ăn uống đại trà giống những người đi cùng vì ám ảnh độ “sạch” của đồ ăn mà lựa chọn hoặc nhịn đói, hoặc cố gắng tìm kiếm những thức ăn đủ “sạch” theo tiêu chuẩn riêng. Điều này khiến cho cuộc đi chơi trở thành một trở ngại và không thể tận hưởng thư giãn hết mình.

Xem thêm: Kinh doanh thực phẩm thuần chay và eat clean: khó nhưng vẫn “hốt bạc”

3. Kết luận

Eat clean đang là một chế độ ăn uống rất hot, được nhiều KOLs lựa chọn và quảng bá, cũng như được một bộ phận đông đảo giới trẻ ăn theo. Tuy nhiên, eat clean sẽ chỉ thực sự tốt khi chúng ta có hiểu biết về dinh dưỡng, biết lựa chọn món ăn tốt cho sức khỏe của mình và không để bản thân bị ám ảnh vì những định kiến thực phẩm “sạch” hay “bẩn”.

Cùng tham khảo một số phần mềm để vận hành công việc thật trơn tru nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất