Buy Now

Tìm kiếm

Chinh phục cả thế giới, nhưng tại sao McDonald’s và Burger King thất bại ở Việt Nam?

  • Chia sẻ cái này:
Chinh phục cả thế giới, nhưng tại sao McDonald’s và Burger King thất bại ở Việt Nam?

Tin tức mới

Chinh phục cả thế giới, nhưng tại sao McDonald’s và Burger King thất bại ở Việt Nam?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

McDonald’s hay Burger King đều là những cái tên đình đám, không còn xa lạ với người dân Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Thậm chí, McDonald’s còn nổi lên với cái tên “ông hoàng” của ngành thức ăn nhanh là thế. 

Thế nhưng khi 2 thương hiệu này đến với Việt Nam, đều chưa thể hiện thực hóa kỳ vọng, ước muốn “phủ sóng” các cửa hàng của mình? Đến mức, khi nhìn vào báo cáo kinh doanh qua từng năm của McDonald còn thấy thương hiệu đang liên tục báo lỗ. Vậy đâu là lý do khiến 2 thương hiệu này thua lỗ “sấp mặt” trên thị trường Việt Nam, chưa thể đạt được thành công như kỳ vọng ban đầu? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tốc độ phục vụ

Theo đánh giá, fast-food rất được ưa chuộng ở các bang trên thế giới vì hầu như khách hàng đều có thể mua chúng ngay lập tức. Đồ ăn ở Việt Nam cũng vậy, chẳng hạn khi bạn đi mua bún, miến, phở hay bánh mì ở các quán hàng rong thì bạn hoàn toàn được phục vụ rất nhanh chóng, thậm chí còn nhanh hơn cả McDonald’s hay Burger King. Ở Việt Nam, những món ăn như bánh mì, xôi, bánh rán, bánh giò,… đang là những món ăn thống trị sự tiện lợi, nhanh chóng. 

McDonald’s hay Burger King đều là những cái tên đình đám trong làng đồ ăn nhanh

Chính lý do trên đã biến các thương hiệu đồ ăn nhanh trở nên “chậm chạp” trong mắt khách hàng Việt, in sâu vào tiềm thức họ: “Đồ ăn nhanh nhưng chậm”, làm giảm đi giá trị của đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Hãy thử nghĩ khi bạn đi ăn Phở – món ăn truyền thống của Việt Nam, người bán hàng chỉ cần chuẩn bị mọi thứ trong vài phút là đã có thể bưng tới cho bạn. Một ít bánh phở, một ít thịt, một chút hành hoa,… sau cùng là nước dùng, rất nhanh chóng!

Trong khi đó, quy trình của các nhà hàng đồ ăn nhanh đều nhiều thủ tục, rườm rà hơn thế. 

Xem thêm: 10 ‘quái chiêu’ quảng cáo KFC khiến khách hàng phấn khích

2. Thị trường nội địa cạnh tranh

Theo Ủy ban Châu Âu, người tiêu dùng Việt Nam đã dành một phần thu nhập khá lớn cho việc tiêu thụ thực phẩm, trong đó ước tính khoảng 78% phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng ở các hàng rong và ki-ốt. 

Có thể thấy, tại Việt Nam ngành dịch vụ ăn uống diễn ra rất sôi động, với nhiều nhà hàng/ quán ăn. Văn hóa ẩm thực tại đây phát triển rất mạnh, đến mức thức ăn luôn luôn sẵn có dù trên đất liền hay dưới nước. Tại Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể mua được đồ ăn ở chợ trên thuyền, như tại chợ Nổi – Cần Thơ. Chính lý do đó, đã tác động tới thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam rất mạnh mẽ, họ sẽ không muốn mua thức ăn nhanh tại những cửa hàng phải đi xa mới mua được, trong khi họ có rất nhiều các lựa chọn khác, thậm chí còn rẻ hơn, quen thuộc với họ hơn. 

Nếu như ở Mỹ, McDonald’s hay Burger King có nhiều đối thủ quen thuộc như KFC hay Wendy,… là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực thức ăn nhanh. Thì lúc này, 2 thương hiệu trên sẽ dễ dàng “xử đẹp” để thống trị tại đó. Thế nhưng, tại thị trường Việt Nam, các hãng đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria,… và các hàng đồ ăn nhanh khác không phải là đối thủ duy nhất của 2 thương hiệu trên mà còn có những thương hiệu khác nữa. 

Hàng quán tại Việt Nam rất sôi động và phát triển

Vì vậy, muốn thành công ở thị trường Việt Nam, McDonald’s và Burger King còn phải vượt qua các nhà hàng đồ ăn Việt hay đơn giản là các món ăn đường phố như: tiệm hàng rong, xe đẩy bánh mì, quán ăn đường phố,… đã quá quen thuộc đối với văn hóa ẩm thực Việt.     

3. Mức giá đắt đỏ

Có vẻ sai lầm lớn nhất của 2 thương hiệu trên là họ đã giữ nguyên mức giá họ sử dụng tại Mỹ, khoảng từ 4$ – 5$ là số tiền khách hàng phải chi trả cho một bữa ăn là quá cao đối với người Việt. 

Trong khi đó, hầu hết các bữa ăn thông thường nhất của người Việt chỉ rơi vào số tiền từ 1$ – 2$. 

Theo trang Numbeo, một bữa ăn tại nhà hàng Việt Nam địa phương có giá khoảng 50.000 đồng, trong khi đó một bữa ăn tại cửa hàng McDonald’s có thể lên tới gấp đôi, là 100.000 đồng. Theo đó, một chiếc Big Mac của McDonald’s tại Việt Nam có giá bán là 69.000 đồng. Mức giá này có vẻ sẽ hợp lý hơn nếu bạn đang sống ở phương Tây. Tuy nhiên, đối với khách hàng Việt Nam, đây vẫn là một con số tương đối cao với thu nhập hàng ngày của họ. Là thứ mà khách hàng chỉ mong muốn thỉnh thoảng mới chi tiêu, chứ không phải là bữa ăn hàng ngày. McDonald’s và Burger King đều đang đi sai hướng, khi đều áp dụng chiến lược giá ở phương Tây cho thị trường phương Đông. 

Tuy nhiên, các hãng đồ ăn nhanh nước ngoài không thể cắt giảm chi phí thấp hơn nữa, vì đã phải gánh gồng chi phí mặt bằng, chi phí bán hàng, chi phí marketing/khuyến mại quá lớn. Trong khi đó, đối với những cửa hàng nhỏ lẻ ở đường phố Việt Nam, thì họ hoàn toàn không phải mất thêm những chi phí ấy, kéo theo giá thành rẻ hơn.

Xem thêm: Từ câu chuyện tăng giá menu Highlands Coffee để nhìn lại chiến lược của The Coffee House

4. Thực đơn chưa phù hợp với văn hóa 

Tại Việt Nam, khách hàng thiên nhiều về thói quen trải nghiệm phục vụ kiểu gia đình. Bởi văn hóa người Việt thường thích tụ tập và đi theo đám đông, yếu tố gia đình luôn luôn được đề cao. Chính vì vậy những món ăn theo nhóm đông thường được ưa chuộng hơn những suất ăn một mình. 

Trong khi đó ở Mỹ, fast-food ra đời như một lẽ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của người dân tại đó, trong nhịp sống hối hả. Để họ có thêm thời gian cho công việc, vì vậy thức ăn nhanh đối với họ như một giải pháp thật sự. Kể cả vào những bữa tối gia đình tại Mỹ, họ cũng rất ít khi vào bếp mà hoàn toàn sẽ gọi các phần fast-food về và cùng nhau thưởng thức. 

Người Việt luôn đề cao văn hóa ăn uống gia đình, nét đẹp truyền thống

So sánh như vậy để thấy, thói quen ăn uống của người Việt và Mỹ hoàn toàn khác biệt. Chính thói quen này đã khiến chiến lược kinh doanh của McDonald’s và Burger King trở nên thất bại, trong việc thu hút những nhóm đi ăn uống đông đúc, cùng bạn bè hay người thân, gia đình tại Việt Nam. Những quán ăn nhà hàng hay buffet tại Việt Nam sẽ luôn được ưu tiên hơn cả cũng bởi lý do trên, phù hợp với văn hóa ngồi lai rai, ăn uống và thư giãn/chia sẻ món ăn của mình.

5. Lời kết

Trên đây là 4 lý do giải thích cho việc tại sao các ông lớn fastfood trong làng F&B đã chinh phục cả thế giới, nhưng lại thất bại “thảm hại” tại Việt Nam. Từ 2 case study trên, có thể rút ra bài học “xương máu” như sau: Nếu muốn đặt chân vào thị trường quốc gia nào đó, hãy am hiểu đối tượng trước mắt của bạn là ai và có những chiến lược, phương án đúng đắn để thu hút và chinh phục họ. 

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng tốt hơn!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất