Buy Now

Tìm kiếm

Chiến lược marketing của Cộng Cà Phê – Chuỗi cà phê “bao cấp” nâng tầm vươn ra quốc tế

  • Chia sẻ cái này:
Chiến lược marketing của Cộng Cà Phê – Chuỗi cà phê “bao cấp” nâng tầm vươn ra quốc tế

Tin tức mới

Chiến lược marketing của Cộng Cà Phê – Chuỗi cà phê “bao cấp” nâng tầm vươn ra quốc tế

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Cộng cà phê được xem là một trong những chuỗi đồ uống Việt thành công nhất ở thời điểm hiện tại. Không chỉ được lòng các “tín đồ mê cà phê” trong nước mà thương hiệu này còn rất được yêu thích tại thị trường nước ngoài. Có thể nói yếu tố quan trọng nhất giúp Cộng có được thành tựu như hiện tại là nhờ chiến lược marketing 7P đầy sáng tạo của thương hiệu. Vậy cụ thể chiến lược marketing của Cộng cà phê được thực hiện như thế nào? Cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Tổng quan về thương hiệu Cộng cà phê 

1.1. Đôi nét về thương hiệu Cộng cà phê 

Cộng cà phê hẳn là một cái tên đã quá quen thuộc với những ai đam mê cà phê Việt. Thương hiệu ra đời năm 2007, gắn liền với ca khúc “Vì một thế giới ngày mai” tại Sea Games 22 của ca sĩ Linh Dung. Cái tên “Cộng” đầy ý nghĩa được lấy từ chữ cái đầu tiên trong câu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. 

Khởi đầu “khiêm tốn” với một cửa hàng giải khát nhỏ trên con phố Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đến nay, thương hiệu này đã sở hữu gần 80 cửa hàng lớn nhỏ trên khắp thế giới, đánh dấu sự thành công mà ít chuỗi cà phê “thuần Việt” nào làm được. 

Cộng cà phê được biết đến nhờ các sản phẩm cà phê chất lượng. Ngay từ những ngày mới thành lập, thương hiệu đã luôn chú trọng sáng tạo những sản phẩm cà phê đặc biệt và khác biệt. Từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến công thức pha chế đều được thực hiện vô cùng kỹ lưỡng, tỉ mỉ, nhằm mục đích duy nhất đó chính là mang đến trải nghiệm thưởng thức cà phê tuyệt vời nhất cho khách hàng. 

Bên cạnh đó, Cộng còn khiến khách hàng thích thú với không gian khác biệt so với những quán cà phê mang phong cách hiện đại. Thương hiệu đã thành công tái hiện lại cuộc sống của người Hà Nội trong thời kì xã hội chủ nghĩa trước đây, mang theo sự hoài niệm cùng nỗi nhớ mong với những điều xưa cũ. 

Cộng cà phê là điểm đến quen thuộc của các “tín đồ” cà phê Hà Thành

1.2. Định vị thương hiệu 

Thành công lớn nhất của Cộng cà phê có thể kể đến là chiến lược định vị thương hiệu “hoài niệm”, một chiến lược được gắn liền với những giá trị văn hóa Việt Nam. Thông qua việc đặt tên sản phẩm, concept thiết kế độc đáo, cũng như cách bài trí không gian quán, thương hiệu này đã tinh tế lồng ghép những nét văn hóa truyền thống vào từng chi tiết nhỏ. 

Cộng cà phê đã rất tinh ý khi nắm bắt được một insight “rất đắt” của khách hàng thời nay: giữa cuộc sống xô bồ, vội vã, con người ta luôn có xu hướng tìm về những gì xưa cũ, mang nhiều kỷ niệm. Cũng vì vậy, hầu hết tất cả các chiến lược marketing của thương hiệu đều gắn liền với yếu tố hoài niệm, tạo nên một đặc trưng rất riêng cho thương hiệu “quốc dân” này. 

1.3. Đối tượng khách hàng mục tiêu 

Cộng cà phê chủ yếu hướng tới phục vụ tệp khách hàng là những người đam mê cà phê và yêu thích trải nghiệm các hương vị cà phê mới. Hầu hết khách hàng của Cộng đều là những người trẻ trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi, chẳng hạn như học sinh, sinh viên, người đi làm văn phòng. Bởi lẽ, khách hàng đến với Cộng cà phê không những được trải nghiệm phong cách của quán mà còn có không gian để làm việc, học tập, gặp gỡ bạn bè. 

Vì có đối tượng khách hàng khá trẻ nên các chiến lược marketing của Cộng cà phê cũng được triển khai nhiều trên các nền tảng số để thu hút sự quan tâm của tệp khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng tập trung tạo các chiến dịch truyền thông sáng tạo vào các dịp lễ được khách hàng mục tiêu quan tâm như Trung Thu, Lễ Quốc khánh, Tết Âm Lịch,… 

Dù định vị thương hiệu theo concept hoài niệm nhưng tệp khách của Cộng vẫn rất đông các bạn trẻ gen Z

2. Mô hình SWOT của Cộng cà phê 

Được coi là thị trường vô cùng tiềm năng, lĩnh vực cà phê vẫn luôn là “miếng bánh béo bở” mà các doanh nghiệp muốn nhắm tới. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2021 – 2022, Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê, con số này ước tính sẽ tăng thêm 100.000 nghìn bao trong năm 2023. Tổ chức nghiên cứu Euromonitor cũng dự đoán giá trị thị trường cà phê Việt Nam sẽ cán mốc 11.729 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Mặc dù năm 2023 được coi là một năm kinh tế ảm đạm, nhưng các chuỗi cà phê trên thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục cuộc đua không ngừng nghỉ. Đi đầu là Highlands Coffee với “cú hit” 500 tỷ đồng để mở nhà máy cùng những chi nhánh mới liên tục nở rộ trong năm nay. Phúc Long cũng không kém cạnh khi cán đích gần 150 cửa hàng và 45 kiosk sau khi về dưới trướng Masan. Trong khi đó, Cộng cà phê Và Trung Nguyên Legend cũng liên tiếp mở rộng quy mô với các cửa hàng mới trong và ngoài nước. Có thể thấy, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ cà phê đầy tiềm năng nhưng cũng đi kèm những sự cạnh tranh không hề nhỏ. 

Để có được một chiến lược marketing thành công trong một thị trường khắc nghiệt như vậy, không thể thiếu bước phân tích các yếu tố thị trường và tiềm lực của thương hiệu. Hãy cùng phân tích mô hình SWOT của Cộng cà phê để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh và sự phát triển của thương hiệu này nhờ các chiến lược marketing hợp lý. 

3.1. Điểm mạnh 

Điểm mạnh lớn nhất khi xây dựng chiến lược marketing của Cộng cà phê nằm ở phong cách khác biệt. Chính sự mới mẻ trong ý tưởng thiết kế đã khiến thương hiệu tạo được điểm nhấn riêng trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, Cộng cũng “ghi điểm” với menu đồ uống độc đáo và đa dạng. Các sản phẩm của thương hiệu được chế biến theo công thức truyền thống với hương vị đậm đà, hậu vị thanh nhẹ đủ làm say lòng mọi “tín đồ mê cà phê”. 

Thiết kế không gian của Cộng đi theo phong cách xã hội miền bắc thời bao cấp “có 1 không 2”

3.2. Điểm yếu 

Mặc dù là một trong những thương hiệu làm marketing “đỉnh” nhất hiện nay nhưng Cộng cà phê vẫn tồn tại một số điểm yếu nhất định. Thứ nhất, thương hiệu đang gặp vấn đề về mặt bằng khi nhiều cơ sở của Cộng hiện nay có chỗ gửi xe khá hạn chế. Điều này là một trở ngại lớn cho Cộng Cà Phê khi đối tượng khách hàng của thương hiệu chủ yếu là học sinh, sinh viên và dân văn phòng – những người chủ yếu di chuyển bằng xe máy. 

Bên cạnh đó, vì định vị “hoài niệm” nên phong cách của quán cũng thiên nhiều về phong cách cổ điển. Do đó, thường sẽ không phù hợp với mọi khách hàng. Ví dụ, với những khách hàng có nhu cầu đến quán cà phê để đọc sách, học tập thì không gian như vậy sẽ không đáp ứng được mong muốn của họ. 

3.3. Cơ hội 

Thị trường cà phê ngày càng mở rộng và phát triển mang đến nhiều cơ hội kinh doanh mới cho Cộng Cà Phê. Các quán cà phê với phong cách cổ điển, hoài niệm cũng ngày càng được giới trẻ yêu thích hơn trong bối cảnh thị trường “bão hòa” với các mô hình cà phê hiện đại, ồn ào. 

Bên cạnh đó, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu tìm hiểu những thức uống địa phương và văn hóa cà phê truyền thống Việt Nam cũng ngày càng nhiều. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho thương hiệu Cộng vươn mình ra thị trường quốc tế để chinh phục cộng đồng yêu cà phê nước ngoài.  

Mô hình độc đáo là “đòn bẩy” lớn nhất cho sự phát triển của Cộng trong tương lai

3.4. Thách thức

Thị trường cà phê phát triển mang đến nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra sức ép không hề nhỏ lên các thương hiệu đang có mặt trên thị trường. Các “ông lớn” như Trung Nguyên Legend Cafe, Highland Cafe, The Coffee House,… đều là những cái tên đã nhẵn mặt với người tiêu dùng và đều có những thế mạnh riêng biệt mà khó thương hiệu nào so được. Điều này đòi hỏi Cộng cà phê phải có các chiến lược marketing phù hợp và các chiến lược cạnh tranh đúng đắn để có thể bảo vệ thị phần và tăng cường sức ảnh hưởng trên thị trường. 

4. Chiến lược Marketing Mix 7P của Cộng Cà Phê 

4.1. Product (Sản phẩm) 

Những năm gần đây thị trường F&B Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh doanh hot hơn bao giờ hết. Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp trong ngành phải liên tục đổi mới sản phẩm của mình để không khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán. Tuy nhiên, đi ngược lại xu hướng ấy, chiến lược marketing của Cộng cà phê tập trung vào việc sáng tạo một menu signature, với những sản phẩm đủ độc đáo và chất lượng. 

Chọn xã hội Việt Nam thời bao cấp là concept chủ đạo cho toàn bộ menu, Cộng đã biến những nguyên liệu thuần việt nhất như cốt dừa, cafe, đậu xanh,… hay những món ăn bình dân như mì tôm, bánh mì chấm sữa trở thành điểm nhấn. Nhìn chung, chiến lược marketing của Cộng cà phê về sản phẩm chính là việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, chất lượng đồng bộ với định vị “hoài niệm” của thương hiệu để tạo sự nhất quán và thu hút khách hàng mục tiêu.   

Chiến lược marketing sản phẩm của Cộng vừa đa dạng vừa độc đáo

4.2. Price (Giá cả)

Trung bình giá một món đồ uống tại các cửa hàng Cộng cà phê có giá dao động từ 30.000 – 60.000 đồng. Đặt lên bàn cân với các thương hiệu cùng ngành, có thể thấy, giá cả của Cộng cà phê đang ở tầm trung mà người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cho một ly cà phê. Đây được xem là một chiến lược giá thông minh, bởi nó vừa phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến, vừa tương ứng với phong cách mà thương hiệu đang xây dựng. 

4.3. Place (Địa điểm)

Chiến lược về địa điểm đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Cộng cà phê. Bên cạnh những mặt bằng đẹp, nằm ở các vị trí giao thông thuận tiện, đông người qua lại để tăng cường độ nhận diện thương hiệu. Cộng cà phê còn tập trung phát triển các cửa hàng nhỏ xinh, nằm trên các con phố yên tĩnh, thơ mộng. Đây là một phần trong chiến lược marketing của Cộng cà phê nhằm thay đổi mindset của người dùng về hai chữ “hoài niệm”. 

Giữa góc phố nhộn nhịp, Cộng vẫn giữ được nét hoài niệm đầy yên tĩnh

4.4. Promotion (Quảng bá)

Qua các chiến lược marketing của Cộng cà phê, có thể thấy, chiến lược quảng bá và tiếp thị là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công của một thương hiệu. Khác với các “ông lớn” khác trong ngành, Cộng không quảng bá những cửa hàng của mình như một điểm đến thứ ba cho khách hàng. Thương hiệu này tập trung vào truyền tải thông điệp “khơi dậy trí tưởng tượng và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm cảm xúc khác biệt về văn hóa Việt Nam.” 

Bên cạnh đó, Cộng cà phê cũng sử dụng mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube được sử dụng để chia sẻ thông tin về các sản phẩm, dịch vụ và khuyến mãi của Cộng cà phê. Điều này giúp tăng cường tương tác với khách hàng và tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng.

Thêm vào đó, thương hiệu này còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cộng cà phê thường xuyên tung ra các khuyến mãi ưu đãi, chương trình tích điểm thưởng và phiếu quà tặng để thu hút khách hàng mới và kích thích khách hàng cũ trở lại cửa hàng. Ngoài ra, thương hiệu cũng tổ chức nhiều chương trình giao lưu, workshop giới thiệu sản phẩm để tương tác với người dùng. Điều này giúp tạo ra một cộng đồng những người mê cà phê Cộng, nhằm củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường. 

Video quảng bá sản phẩm mới đầy ấn tượng của Cộng trên nền tảng Youtube (nguồn: Cộng cà phê)

4.5. People (Con người)

Cộng Cà Phê là một trong những thương hiệu được đánh giá có dịch vụ tốt nhất trong ngành F&B Việt Nam. Bởi lẽ, nhân viên chuỗi này luôn có thái độ thân thiện, chu đáo và nhiệt tình khi phục vụ khách hàng. Đây được coi là điểm cộng lớn giúp khách hàng của Cộng luôn vui vẻ mỗi khi bước vào cửa hàng và luôn sẵn lòng quay lại mỗi khi có nhu cầu. 

Để làm được điều này, thương hiệu đã rất chú trọng trong khâu tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân sự tại quán. Dù là vị trí part-time hay full-time thì cũng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu cao về cách làm việc cũng như phong cách phục vụ để đem đến những trải nghiệm chất lượng nhất cho khách hàng. 

Nhân viên thân thiện và tinh tế giúp khách hàng có ấn tượng tốt về thương hiệu

4.6. Process (Quy trình) 

Chiến lược marketing về quy trình của Cộng cà phê khá đơn giản. Thương hiệu hướng tới tối ưu hóa mọi bước trong quá trình phục vụ nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn khi mua hàng. Ngoài ta, Cộng cũng áp dụng những công nghệ 4.0 tân tiến nhất vào hệ thống vận hành để tiết kiệm thời gian và nhân lựa như phần mềm quản lý, phần mềm bán hàng,… 

Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đẩy mạnh phát triển các cửa hàng nhượng quyền. Với quy trình cung cấp sản phẩm chuyên nghiệp và hiện đại, các cửa hàng nhượng quyền đều được đảm bảo 100% về mặt sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu. Từ đó, giúp duy trì và nâng cao độ nhận diện thương hiệu Cộng cà phê tới đông đảo người tiêu dùng hơn. 

Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền Cộng cà phê nên hay không?

4.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình) 

Thiết kế không gian ấn tượng và độc đáo luôn là một trong những thế mạnh lớn nhất làm nên tên tuổi của Cộng cà phê. Mỗi chi tiết trang trí trong quán đều được lựa chọn một cách tỉ mỉ dựa trên concept hoài niệm và đậm chất Việt Nam thời bao cấp, nhưng vẫn đảm bảo sự hiện đại và thoải mái. Chẳng hạn như những cuốn sách cũ, những bức ảnh cũ, áp phích, nệm chăn con công, đèn dầu cũ,…  

Không gian đậm chất “hoài cổ” được Cộng thể hiện xuất sắc qua từng chi tiết (nguồn: Cộng cà phê)

5. Đánh giá chiến lược Marketing của Cộng cà phê 

Có thể thấy, chiến lược marketing của Cộng cà phê đã tạo được nét nổi bật rất riêng so với các thương hiệu khác. Lý do đầu tiên là nhờ xu hướng không gian độc đáo. Thay vì chạy theo những trào lưu thiết kế trên thị trường, Cộng lựa chọn “một mình một đường” với concept xã hội Việt Nam thời kỳ bao cấp. Yếu tố này đã tác động sâu sắc vào tâm lý khách hàng và khơi dậy trí tưởng tượng của họ về trải nghiệm không gian riêng biệt đậm chất Việt Nam thập kỷ 80. 

Khách hàng được cảm nhận văn hóa cà phê đậm chất Việt Nam cận đại trong từng chi tiết tại cửa hàng Cộng cà phê

Thêm vào đó, chiến lược marketing của Cộng cà phê còn thành công nhờ việc xác định đúng tệp khách hàng trẻ tuổi. Cộng đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của tệp khách này với những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ. Ngoài ra, việc Cộng cà phê định vị bản thân là địa điểm để khách hàng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng là một chiến lược đúng đắn đánh vào tâm lý muốn tương tác của giới trẻ hiện nay. 

Tóm lại, chiến lược truyền thông của Cộng cà phê đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng. Tuy nhiên, thương hiệu có thể bổ sung thêm một số hoạt động tiếp thị để tăng cường độ nhận diện thương hiệu và mang hình ảnh Cộng tới gần hơn với công chúng mục tiêu. Chẳng hạn như hợp tác với các KOLs/KOC có tầm ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm mới trên các nền tảng mạng xã hội. Hoặc sáng tạo các sản phẩm TVC nhằm truyền tải thông điệp chủ đạo và tạo niềm tin cho khách hàng.

6. Điểm danh những cửa hàng Cộng Cà Phê quốc tế

2.1. Cộng Cà Phê Hàn Quốc

Cộng Cà Phê chính thức “xuất ngoại” vào năm 2018 với cửa hàng quốc tế đầu tiên được khai trường tại quận Mapo-Gu, thành phố Seoul, Hàn Quốc. Là một thương hiệu cà phê “chuẩn Việt”, Cộng Cà Phê Hàn Quốc vẫn được giữ nguyên những nét đặc trưng trong thiết kế như màu xanh quân đội làm chủ đạo, nệm ghế họa tiết con công, hay các vật dụng trang trí cổ xưa. Từng chi tiết nhỏ tại cửa hàng đều được chăm chút tỉ mỉ nhằm mang đến những trải nghiệm hoàn hảo về Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Sau thành công từ cửa hàng đầu tiên, Cộng liên tiếp mở thêm nhiều cơ sở mới, mở rộng độ nhân diện và tên tuổi của mình tại thị trường Hàn Quốc. Đáng chú ý, các cửa hàng của Cộng Cà Phê đều tọa lạc tại các khu vực đắc địa, lưu lượng khách đông tại các thành phố lớn của Hàn Quốc như Seoul, Busan hay Daegu. Hiện tại, Hàn Quốc đang là thị trường quốc tế có nhiều cửa hàng Cộng Cà Phê nhất với 14 cơ sở. Thương hiệu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đối tác nhượng quyền để mở rộng tên tuổi của mình tại xứ sở kim chi hơn nữa. 

2.2. Cộng Cà Phê Malaysia

Thừa thắng xông lên, Cộng Cà Phê tiếp tục phủ sóng thêm tại những nước khác và Malaysia chính là thị trường quốc tế tiềm năng thứ hai được thương hiệu lựa chọn. Năm 2019, cửa hàng Cộng Cà Phê Malaysia đầu tiên được khai trương tại Nu Sentral. Đây là khu vực trung tâm trung tâm tại thủ đô của Malaysia và điều này giúp Cộng Cà Phê Malaysia ngay từ đi vào hoạt động đã nhanh chóng đạt được chỉ số Buzz Volume cực lớn trên mạng xã hội.

Dự đánh sẽ đánh mạnh vào thị trường Malaysia, nhưng vì ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, Cộng Cà Phê buộc phải trì hoãn kế hoạch mở thêm cửa hàng của mình. Đến nay, Cộng Cà Phê hiện đang có 3 cửa hàng sau 4 năm có mặt tại Malaysia. Các cửa hàng tại đây đều sở hữu lượng khách đông, thậm chí có những thời điểm phải xếp hàng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho Cộng nói riêng và cà phê Việt nói riêng khi lấn sân đến thị trường quốc tế. 

2.3. Cộng Cà Phê Canada

Cửa hàng tại Canada là bước tiến mới nhất của Cộng Cà Phê đánh dấu thị trường quốc tế thứ ba mà thương hiệu này đặt chân tới sau Hàn Quốc và Malaysia, đồng thời ghi dấu ấn tượng với 20 cửa hàng ở nước ngoài. Cộng Cà Phê Canada nằm trên con phố đông đúc Bloor thuộc thành phố Toronto, nổi bật với một cửa hàng nhỏ khoác chiếc áo sắc xanh bộ đội, biển hiệu mộc mạc viết bằng tiếng Việt Nam thân thương – “Cộng Cà Phê”. Trước những thành công tại Hàn Quốc và Malaysia, Cộng Cà Phê cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục “làm nên chuyện” tại xứ sở lá phong.

7. Tạm kết 

Chiến lược marketing của Cộng cà phê đã đem lại những thành công rực rỡ. Nhờ vậy, thương hiệu đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và có tiềm lựa để mở rộng quy mô thị phần trong và ngoài nước. Đồng thời, qua đây Cộng cũng đã gây dựng được niềm tin của thương hiệu với khách hàng và phần nào khẳng định được vị thế của mình trên thị trường chuỗi cà phê Việt. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất