Buy Now

Tìm kiếm

Chiến lược Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu

  • Chia sẻ cái này:
Chiến lược Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu

Tin tức mới

Chiến lược Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu

Chiến lược Franchise

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Là một chiến lược hot-hit trong mô hình kinh doanh của các thương hiệu F&B, chiến lược Franchise đã giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và tạo kết nối hiệu quả với khách hàng. Cùng iPOS.vn tìm hiểu các thông tin liên quan đến mô hình Franchise và những điều cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu!

1. Mô hình Franchise là gì?

Franchise có thể hiểu là mô hình kinh doanh nhượng quyền, khi mà thương hiệu đã thành công phát triển một hệ thống kinh doanh bằng cách cung cấp quyền hoạt động cho các đối tác độc lập (franchisee). Khi đó, các đối tác này sẽ được mở ra và phát triển theo cùng một mô hình và tiêu chuẩn. Franchisees có thể mua quyền sử dụng một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, họ sẽ được huấn luyện, hỗ trợ và được quyền sử dụng mô hình kinh doanh đã được thiết lập sẵn.

Franchisees có thể mua quyền sử dụng một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ

Mục tiêu của chiến lược Franchise là mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng thông qua việc phân phối, tiếp cận thị trường mới và tận dụng sức mạnh của nguồn lực, tài chính và truyền thông từ phía đối tác nhận nhượng quyền. Nhượng quyền thường nhận được các khoản phí nhượng quyền ban đầu và các khoản phí phát sinh trong quá trình kinh doanh từ franchisees, tạo ra nguồn thu cho hoạt động nhượng quyền. 

Mục tiêu của chiến lược Franchise là mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhanh chóng thông qua việc phân phối, tiếp cận thị trường mới

Chiến lược Franchise yêu cầu xây dựng một hệ thống nơi mà mỗi đơn vị franchise có thể hoạt động theo một quy trình đồng nhất với các đơn vị khác. Điều này đòi hỏi việc phát triển và duy trì các quy trình, quy chuẩn và quy tắc hoạt động chung của thương hiệu. Đồng thời, thương hiệu nhượng quyền cũng cần phải cung cấp và hỗ trợ liên tục trong việc đào tạo, quản lý, tiếp thị phân phối để đảm bảo các đơn vị franchisees triển khai kinh doanh thành công.

Xem thêm: Có nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền giá rẻ không? Tham khảo ngay 8 thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ

Chiến lược Franchise yêu cầu xây dựng một hệ thống nơi mà mỗi đơn vị franchise có thể hoạt động theo một quy trình đồng nhất với các đơn vị khác

Hiện nay mô hình Franchise đã phát triển rộng rãi trên toàn cầu, giúp các thương hiệu tăng trưởng nhanh chóng và mở rộng địa bàn kinh doanh, tiếp cận thuận lợi được với nhiều tệp khách hàng mục tiêu. Một số ví dụ về chiến lược Franchise nổi tiếng bao gồm McDonald’s, Subway, KFC hay Starbucks. Những công ty này đã phát triển thành các mạng lưới quốc tế với hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu đơn vị franchise trên toàn cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ nhận diện và tương tác hiệu quả trên mạng xã hội cho thương hiệu nhượng quyền và các chi nhánh nhận nhượng quyền, chiến lược Franchise Social Media Marketing cần được đầu tư với một quy trình đồng nhất.

2. Những điều cần biết khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu

Khi tiến hành kinh doanh nhượng quyền, để hình ảnh và nhận diện của thương hiệu luôn được đồng bộ một cách chuyên nghiệp thì việc duy trì sự nhất quán trong các chiến dịch Marketing trên các nền tảng mạng xã hội (Social Media) là điều cần thiết. Để đảm bảo tính nhất quán này, các chi nhánh nhượng quyền cần tuân thủ hướng dẫn và trọn bộ quy tắc chung của thương hiệu. Đồng thời, phải luôn đảm bảo rằng thông điệp và hình ảnh truyền tải trên mạng xã hội phù hợp với nhận diện thương hiệu. Điều này giúp xây dựng và duy trì một hình ảnh thống nhất và chuyên nghiệp cho toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực, các thương hiệu cũng cần phải điều chỉnh nội dung để phù hợp với văn hóa của địa phương và khách hàng tiềm năng của mình. Dưới đây là những điều cần biết khi xây dựng chiến lược Franchise Social Media Marketing cho các thương hiệu:

2.1. Đặt ra mục tiêu cho thương hiệu và các chi nhánh nhượng quyền

Việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho thương hiệu và các chi nhánh nhượng quyền giúp xác định những hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội cần thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời, trong quá trình này cũng sẽ xác định được liệu các chi nhánh nhượng quyền có tham gia đóng góp vào mục tiêu tổng thể của thương hiệu hay không, từ đó giúp thương hiệu có cơ sở để đánh giá và nhận xét quy trình kinh doanh của mỗi chi nhánh nhượng quyền.

Để quy trình đăng bài trên mạng xã hội được nhất quán và đồng bộ nhận diện thương hiệu, mỗi chi nhánh nên sử dụng các công cụ quản lý nội dung phù hợp

Mục tiêu truyền thông trên nền tảng social media của các chi nhánh nhượng quyền cần phải có ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tổng thể của thương hiệu, số liệu sẽ được thể hiện dưới dạng doanh số bán hàng, số lượt khách hàng thực hiện chuyển đổi, số lượng đơn hàng trực tuyến và lượt tiếp cận cũng như tương tác trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, các mục tiêu cụ thể của chi nhánh nhượng quyền sẽ được đặt ra tùy thuộc vào vị trí và điều kiện của từng nơi để cải thiện hiệu suất trên mạng xã hội của mỗi chi nhánh. 

Xem thêm: Rủi ro tiềm ẩn khi mua nhượng quyền thương hiệu F&B

Một số vấn đề mà các cơ sở nhượng quyền cần quan tâm để không làm ảnh hưởng đến tổng thể thương hiệu như: Thời gian phản hồi khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, lượng người theo dõi và tương tác trên mạng xã hội, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu trong khu vực,….

2.2. Tiêu chuẩn hóa quy trình bằng các công cụ phù hợp

Để quy trình đăng bài trên mạng xã hội được nhất quán và đồng bộ nhận diện thương hiệu, mỗi chi nhánh nên sử dụng các công cụ quản lý nội dung phù hợp đi kèm với hướng dẫn, quy tắc và các tiêu chuẩn cụ thể khi đăng bài. Khi quy trình được tiêu chuẩn hóa, các chi nhánh nhượng quyền sẽ hiểu rõ quy định và chuẩn mực cần tuân thủ, đồng thời xây dựng sự đồng nhất về hình ảnh và nội dung giữa các chi nhánh, tránh những rủi ro tiềm ẩn gây ra tác động tiêu cực đến danh tiếng và tạo niềm tin với khách hàng.

Đặc biệt, các công cụ cũng cần phải được cung cấp tính năng phê duyệt, cho phép kiểm duyệt để người phụ trách có quyền thẩm định các bài viết, hình ảnh và video trước khi đăng tải nhằm đảm bảo được tính chuyên nghiệp trong các bài đăng. Ngoài ra, bên cạnh công cụ quản lý đăng bài, thương hiệu cũng nên kèm theo các nội dung cấm đăng trên mạng xã hội, như thông tin nhạy cảm, phản động, hoặc vi phạm pháp luật. Không chỉ giúp việc đăng bài thuận lợi hơn mà còn tránh được nguy cơ vi phạm các quy định pháp lý.

Thương hiệu cần hướng dẫn chi nhánh nhượng quyền về cách sáng tạo nội dung, sử dụng nguồn tin đáng tin cậy từ chính chủ thương hiệu

Để đảm bảo sự nhất quán và chất lượng của nội dung trên mạng xã hội, thương hiệu cũng cần hướng dẫn chi nhánh nhượng quyền về cách sáng tạo nội dung, sử dụng nguồn tin đáng tin cậy từ chính chủ thương hiệu, sử dụng hình ảnh, video và câu chuyện hấp dẫn để thu hút sự chú ý. Ngoài ra, để các quy trình làm việc được tiến hành thuận lợi hơn, thương hiệu và các chi nhánh nhượng quyền có thể tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm truyền thông hay cách thức sử dụng mạng xã hội để tiếp thị và tạo liên kết với khách hàng.

2.3. Đảm bảo tính nhất quán khi truyền tải thông điệp Marketing đến cho khách hàng

Một trong những lợi ích quan trọng của tính nhất quán trong việc truyền tải thông điệp marketing chính là gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu một cách mạnh mẽ. Khi một thương hiệu có tính nhất quán trong cách truyền tải thông điệp qua các kênh mạng xã hội, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và nhớ về thương hiệu đó. Từ logo, màu sắc, hình ảnh cho đến cách tiếp cận và ngôn ngữ giao tiếp, tính nhất quán giữa các chi nhánh nhượng quyền của một thương hiệu sẽ giúp tạo nên một ấn tượng đồng nhất và tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng.

Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh hay tự mở quán ăn – đâu là lựa chọn sáng suốt hơn?

Hơn hết, việc đảm bảo được tính nhất quán khi xây dựng thông điệp giữa các chi nhánh nhượng quyền sẽ tạo ra một trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng trên các kênh mạng xã hội. Với những thông điệp có ý nghĩa, tác động đến cảm xúc không chỉ tăng khả năng tiếp cận, tương tác với khách hàng, mà còn giúp cho khách hàng có một quá trình trải nghiệm tuyệt vời, từ đó tạo ra những ấn tượng sâu sắc và tăng khả năng xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng.

2.4. Theo dõi và phân tích số liệu theo từng giai đoạn

Theo dõi và phân tích số liệu theo từng giai đoạn là một phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, để nhờ đó mà thương hiệu có thể hiểu rõ khách hàng và điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt.

Bằng cách theo dõi số lượng lượt tiếp cận, lượt tương tác (bình luận, chia sẻ, lượt thích), sự tăng trưởng về số người theo dõi và mức độ lan truyền của nội dung, chúng ta có thể tìm hiểu về những loại nội dung mà khách hàng quan tâm, những sản phẩm hay dịch vụ nào thu hút họ, từ đó đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch và tìm ra biện pháp tăng cường lượt tương tác (như tối ưu hóa nội dung, thời gian đăng bài,…) để cải thiện hiệu quả chiến lược social media marketing cho các thương hiệu nhượng quyền. 

Đặc biệt, từ số liệu thu thập được, chúng ta có cơ sở để đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh của chi nhánh nhượng quyền dựa trên dữ liệu chứ không chỉ dựa trên cảm tính hay suy đoán. Việc xác định các chỉ số thành công, thiết lập mục tiêu đo lường và theo dõi các thay đổi trong số liệu giúp chúng ta ra quyết định thông minh và điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực.

2.5. Kiểm tra đánh giá hiệu quả truyền thông của từng thương hiệu nhượng quyền

Để biết được liệu các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội của từng chi nhánh nhượng quyền có đảm bảo hiệu quả đề ra hay không, việc kiểm tra và đánh giá định kỳ là rất quan trọng. Bằng cách đánh giá hiệu quả truyền thông, thương hiệu có thể đo lường sự thành công của các chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội hiện tại của từng chi nhánh nhượng quyền và điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt nhất.

Đặt ra mục tiêu cụ thể cho thương hiệu và các chi nhánh nhượng quyền giúp xác định những hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội cần thực hiện để đạt được kết quả mong muốn

Ngoài ra thương hiệu cũng cần phải sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả của chiến dịch social media marketing của từng chi nhánh nhượng quyền bằng cách so sánh số liệu về lượt tương tác, tăng trưởng người theo dõi, cảm nhận và ý kiến của khách hàng về thương hiệu trên mạng xã hội. Chúng ta có thể đánh giá liệu chiến lược Marketing có hiệu quả như mong đợi hay không. Từ đó giúp điều chỉnh và cải thiện chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra trong tương lai, hiểu rõ hơn về cách khách hàng khu vực tương tác và đánh giá chi nhánh nhượng quyền nói riêng và tổng thể thương hiệu trên mạng xã hội.

Bằng cách đánh giá hiệu quả truyền thông, thương hiệu có thể đo lường sự thành công của các chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội

Trong đó, đo lường hiệu quả đầu tư (Return on Investment – ROI) của chiến dịch là một bước cần thiết để xác định mức độ hiệu quả của việc đầu tư vào mạng xã hội của từng chi nhánh nhượng quyền liệu có mang lại giá trị đáng tin cậy và hiệu quả hay không. Bằng cách so sánh chi phí đầu tư vào mạng xã hội với lợi ích đạt được, chẳng hạn như doanh số bán hàng tăng, mức độ nhận biết thương hiệu và sự tăng cường mối quan hệ khách hàng trung thành để đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất. 

3. Lời kết

Để đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất trong các chiến dịch marketing trên mạng xã hội của các chi nhánh nhượng quyền, thương hiệu cần chú ý đến các yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống nhượng quyền. Điều này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tạo dựng sự tin tưởng và thu hút khách hàng.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất