Buy Now

Tìm kiếm

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Nhà Hàng Nhượng Quyền

  • Chia sẻ cái này:
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Nhà Hàng Nhượng Quyền

Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng

Nhà hàng là mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận “khủng” và có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Tuy nhiên, để thành công không phải là điều đơn giản với người mới. Để khắc phục những rủi ro, nhà hàng nhượng quyền là lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư, bạn nên tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền sau đây.
Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng
Học hỏi kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền thành công (Nguồn: Internet)

Mô hình nhà hàng nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhà hàng nhượng quyền là hình thức một thương hiệu đã có chỗ đứng và uy tín trên thị trường cho phép một cá nhân, đơn vị nào đó được phép kinh doanh dưới hình thức giống như một chi nhánh của thương hiệu nhà hàng đó. Đổi lại, người được nhượng quyền sẽ phải chi trả một khoản chi phí theo quy định hoặc chiết khấu phần trăm doanh số cho bên nhượng quyền theo thỏa thuận của hai bên.
Phía nhượng quyền có trách nhiệm chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ thương hiệu, thiết kế phong cách nhà hàng, đào tạo nhân viên, hướng dẫn quy trình chế biến,… hoặc một số hạng mục khác tùy thuộc vào chính sách và cam kết của đơn vị nhượng quyền.
Giữa thị trường nhà hàng đầy cạnh tranh, dẫn chứng là có rất nhiều người đã thất bại, do đó, nhà hàng nhượng quyền là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn là người mới. Nhưng đừng quá chủ quan, vẫn có người phải đóng cửa vì không có phương pháp kinh doanh đúng đắn. Bởi thế, hãy luôn nỗ lực trau dồi kiến thức và áp dụng các chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của mình nhé!
Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng
Nhượng quyền là hình thức kinh doanh đang được ưa chuộng hiện nay (Nguồn: Internet)

Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền

Mở nhà hàng nhượng quyền hiện nay khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh F&B. Không thể phủ nhận những ưu điểm mà nó mang lại với hàng loạt nhà hàng kinh doanh dưới hình thức này như KFC, Lotteria, King BBQ, Sườn cây,… Tuy nhiên, không phải nhà hàng nhượng quyền nào cũng chỉ có mặt tích cực, do đó, bạn nên lưu ý những chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền sau đây để chắc chắn hơn về quyết định mua nhượng quyền sắp tới của mình.

Xem thêm: 4 Kinh Nghiệm Mở Nhà Hàng Cơm Tấm “Hái Ra Tiền”

1/ Hiểu rõ về thương hiệu nhượng quyền

Đừng chủ quan trong việc lựa chọn thương hiệu nhượng quyền. Theo chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền, các thương hiệu thường thổi phồng về doanh thu, độ phủ sóng, lợi nhuận mà nó mang lại để che đậy những rủi ro vẫn còn tồn tại. Nếu bạn không cân nhắc kỹ càng sẽ rất dễ mắc phải sai lầm trong khâu này, dẫn tới tình trạng vừa mất tiền mua nhượng quyền nhưng hiệu quả kinh doanh không như mong đợi.
Vì lẽ đó, hãy lên kế hoạch tìm hiểu kỹ càng, so sánh nhiều chính sách của từng thương hiệu và kiểm tra thực tế về mức độ phủ sóng, uy tín và sự ưa chuộng của khách hàng đối với thương hiệu đó.
Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng
Nên xem xét thật kỹ càng trước khi quyết định hợp tác với bất kỳ một thương hiệu nhượng quyền nào (Nguồn: Internet)

2/ Xem xét nguồn vốn đầu tư

Bạn nên biết rằng đi kèm với ưu điểm không mất quá nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu, số vốn đầu tư ở mô hình nhà hàng nhượng quyền rất cao, đồng nghĩa với việc bạn phải có sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn vốn. Khoản tài chính đầu tư phải đủ mạnh để gia nhập thị trường này.
Do đó, chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền bạn cần là sau khi xem xét chi phí nhượng quyền của từng thương hiệu, bạn nên kiểm tra mình đã đủ tiềm lực để kinh doanh chưa. Nếu đủ, xin chúc mừng bạn. Nhưng nếu chưa, hãy cân nhắc theo đường dài, bạn có thể phát triển trên thị trường này không? Cảm thấy tự tin, bạn có thể huy động vốn từ gia đình, người thân, bạn bè hoặc vay ngân hàng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng nếu không có đủ khả năng tài chính để duy trì và dự phòng trường hợp rủi ro ngoài dự kiến, ý tưởng kinh doanh của bạn rất dễ đi vào “ngõ cụt” và dẫn đến thất bại.

3/ Bị phụ thuộc và đơn vị nhượng quyền

Nếu quyết định kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phát huy được tính sáng tạo trong kinh doanh. Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của mô hình này. Thêm vào đó, bạn buộc phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu, quy tắc của bên nhượng quyền để đảm bảo tính đồng bộ của hàng loạt hệ thống.
Do đó, theo chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền từ người đi trước, nếu bạn chỉ tập trung vào thúc đẩy doanh số thì nên đầu tư, tuy nhiên, nếu bạn là người sáng tạo, mong muốn có một nhà hàng riêng cho mình thì nên tham khảo các mô hình nhà hàng khác giúp bạn phát triển hết đam mê của bản thân.
Chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng
Với mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền bạn có thể gặp phải rủi ro về hiệu ứng domino chuỗi khiến doanh thu nhà hàng bị ảnh hưởng (Nguồn: Internet)

4/ Ảnh hưởng tiêu cực theo hiệu ứng domino

Tiếp tục một chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền bạn nên biết đó chính là khủng hoảng sự cố làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng liên quan đến thức ăn, thái độ nhân viên, vệ sinh,… Nó không chỉ ảnh hưởng đến chính cửa hàng gặp phải rủi ro này mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ uy tín của chuỗi nhà hàng sử dụng thương hiệu chung để kinh doanh.
Việc một nhà hàng làm sai rất dễ dẫn đến hiệu ứng domino, nghĩa là khách hàng sẽ quy chụp cho toàn bộ những nhà hàng khác cùng chung hệ thống cũng như vậy, điều này sẽ khiến bạn dù không làm sai bất kỳ điều gì nhưng bỗng dưng bị mất khách gây ảnh hưởng đến doanh thu nhà hàng.
Sở hữu nhà hàng nhượng quyền cùng viễn cảnh “làm giàu nhanh” là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, dựa vào chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền, trên thực tế điều này đòi hỏi bạn tốn không ít công sức và thời gian để phát triển, do đó hãy đưa ra cho mình sự lựa chọn tốt nhất dựa trên tiềm lực của bản thân nhé!
Hy vọng những chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng nhượng quyền trên đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát cho loại mô hình này. Nên biết rằng bất kỳ hình thức kinh doanh nào đi kèm với cơ hội chính là rủi ro, bởi vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chúc bạn thành công trong chặng đường kinh doanh sắp tới!
Thảo Lê