Cùng với lễ tân, nhân viên phục vụ là gương mặt đại diện cho cả nhà hàng, gây ấn tượng sâu sắc với thực khách ngay lần đầu ghé thăm. Bởi vậy, checklist công việc phục nhà hàng theo ca là rất quan trọng, giúp giảm thiểu sai sót và kiểm soát khối lượng công việc trong ngày. Chủ nhà hàng hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để phân bổ công việc cho nhân viên phục vụ đầy đủ, chi tiết và hợp lý nhất nhé! Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nhân viên phục vụ chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy vận hành nhà hàng. Họ chính là người tiếp xúc nhiều với khách hàng nhất. Không chỉ đơn giản là tiếp nhận yêu cầu và chuyển đồ ăn cho khách, phục vụ nhà hàng còn là cầu nối giữa khách hàng, đầu bếp và cả nhà hàng. Công việc này yêu cầu sự chỉn chu nhất định, thái độ làm việc nghiêm túc cùng chuyên môn bài bản. Vậy cụ thể công việc đầu ca, trong ca và cuối ca của họ là gì? Chủ nhà hàng hãy list lại những đầu công việc cụ thể như sau:
Nội dung [hiển thị]
1. Đầu ca – checklist trước khi mở cửa nhà hàng
– Chỉnh tề lại đồng phục (hoặc trang phục) theo đúng quy định
– Vệ sinh cá nhân theo quy chuẩn nhà hàng trước mỗi ca làm việc
– Lau chùi để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho các loại dụng cụ: ly, thìa, chén, đĩa,…
– Gấp giấy và khăn ăn theo quy chuẩn nhà hàng
– Setup bàn ăn theo đúng quy chuẩn (kiểu Việt, Á, Âu,…), sắp xếp lại bàn ghế, đồ vật trang trí và dụng cụ trên bàn
– Liên hệ với bộ phận bếp và bar để cập nhật về tình hình các món ăn, thức uống mới, thực đơn yêu cầu đặc biệt, hoặc những món tạm ngưng phục vụ…
– Mở ca trên phần mềm quản lý bán hàng (nếu đang sử dụng)
2. Trong ca – checklist khi phục vụ khách hàng
– Nhận khách từ Lễ tân của nhà hàng
– Giới thiệu menu thực đơn cho khách hàng chọn món và đồ uống
– Tư vấn thực khách chọn món, gọi đồ uống (khi được yêu cầu)
– Ghi nhận thông tin order từ khách, xác nhận lại các yêu đầu đặc biệt
– Chuyển phiếu order cho bộ phận thu ngân, bar, bếp
– Chuyển món ăn đến đúng bàn, đúng thứ tự order
– Thực hiện rót rượu, nướng thịt, thêm sốt, ghi nhận order bổ sung,… theo quy định nhà hàng
– Giải đáp các thắc mắc của thực khách, tiếp nhận yêu cầu và tìm phương án đáp ứng
– Hỗ trợ khách hàng xử lý sự cố phát sinh như: làm đổ thức ăn, dị ứng thức ăn,…
– Chú ý bổ sung các vật dụng phục vụ cho quá trình dùng bữa của thực khách
– Bảo quản các vật dụng, thiết bị khu vực bàn ăn, báo cáo ngay với quản lý nếu phát hiện tình trạng thiếu số lượng, hư hỏng,…
– Hỗ trợ khách hàng quy trình thanh toán của nhà hàng
– Tiễn và chào tạm biệt khi khách về
– Thu dọn và vệ sinh bàn ăn, setup bàn mới để chuẩn bị cho lượt khách tiếp theo
3. Cuối ca – checklist trước khi đóng cửa nhà hàng
– Tổng hợp lại những món ăn bị lãng phí (vào ca cuối ngày)
– Báo cáo Quản lý về những vấn đề xảy ra trong ca làm việc
– Tiến hành bàn giao công việc cho nhân viên phục vụ ca tiếp theo (nếu có)
– Thực hiện vệ sinh cuối ca: dọn dẹp, lau chùi và sắp xếp lại bàn ghế, vật dụng, thiết bị,…
– Đóng ca trên phần mềm quản lý bán hàng
4. Công việc khác
– Hỗ trợ các nhân viên phục vụ khác khi nhà hàng đông khách
– Xử lý các công việc phát sinh trong ca làm việc, xử trí các sự cố xảy ra trong nhà hàng và báo cáo lập tức với cấp trên trong tình huống khẩn cấp.
– Hỗ trợ và phối hợp với các bộ phận khác để triển khai các chương trình Marketing của nhà hàng
– Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khi nhà hàng tạo điều kiện
– Thực hiện các công việc khác của cấp trên khi được yêu cầu
Xem thêm: Checklist công việc quán cà phê từ lúc mở cửa đến lúc đóng cửa
Trên đây là checklist chi tiết công việc phục vụ nhà hàng theo ca làm việc hàng ngày. Mỗi nhà hàng lại có một quy trình phục vụ khác nhau, tuy nhiên không thể bỏ qua các đầu công việc quan trọng được liệt kê ra phía trên. Có như vậy, nhân viên phục vụ vừa giải quyết công việc của họ thuận lợi hơn, và nhà hàng cũng vừa có thể vận hành một cách trơn tru hơn. Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công!
Bạn hãy tham khảo ngay một số phần mềm sau để công việc vận hành nhà hàng thật thành công nhé!
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay