Buy Now

Tìm kiếm

Cắt giảm nhân sự mùa dịch – bài toán “hóc búa” dành cho chủ quán

  • Chia sẻ cái này:
Cắt giảm nhân sự mùa dịch – bài toán “hóc búa” dành cho chủ quán

Tin tức mới

Cắt giảm nhân sự mùa dịch – bài toán “hóc búa” dành cho chủ quán

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch, ngành dịch vụ ăn uống đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhiều chủ nhà hàng/quán cafe buộc phải tối ưu chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, vấn đề nhân sự lại không hề đơn giản, vì mỗi quyết định đều có hai mặt lợi ích và rủi ro. Để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, hãy tìm hiểu các giải pháp cắt giảm nhân sự mùa dịch tối ưu nhất trong bài viết dưới đây. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Ưu và nhược điểm của việc cắt giảm nhân sự nhà hàng/quán cafe 

Giống như “con dao hai lưỡi”, việc cắt giảm nhân sự vừa đem lại những lợi ích đáng kể trong mùa dịch, nhưng cũng có thể khiến chủ quán “lao đao” khi phải đối mặt với nhiều hậu quả sau đó. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định, bạn cầm nắm bắt và hiểu rõ những ưu và nhược điểm của việc thu hẹp cấu trúc nhân sự đối với doanh nghiệp của mình:

1.1. Ưu điểm

Tiết kiệm chi phí để giảm bớt gánh nặng tài chính

Nếu chủ quán đang phải loay hoay để bù đắp các khoản chi phí quản lý và vận hành như mặt bằng, thuế, lãi nợ vay,… thì việc cắt giảm nhân sự chính là giải pháp “cứu cánh” kịp thời. Tiền lương nhân viên được coi là hạng mục chi phí lớn nhất mà các nhà hàng/quán cafe phải “gồng gánh”, có thể dao động từ 30% – 40% tổng chi phí hoạt động kinh doanh mỗi tháng. Vì vậy, nếu hạng mục chi phí lương được cắt giảm, chủ quán có thể bù khoản tiền này qua những khoản chi tiêu khác cấp bách, quan trọng hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể gắng gượng duy trì hoạt động qua mùa dịch và có cơ hội vực dậy phát triển khi tình hình đã ổn định hơn. 

Chi phí nhân sự “ngốn” rất nhiều tiền trong ngân sách hoạt động của các hàng quán 

Cơ hội nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự 

Hơn nữa, việc cắt giảm nhân sự làm việc kém hiệu quả cũng có thể là cơ hội để chủ quán “lọc máu” doanh nghiệp của mình. Bạn có thể đánh giá lại cơ cấu nhân sự từ số lượng, chất lượng,… xem đã hiệu quả hay chưa và cắt giảm phần nhân sự dư thừa, làm việc năng suất kém không cần thiết. Khi hàng quán được hoạt động trở lại, bạn có thể tuyển dụng được đội ngũ nhân viên mới – những người mới có thể sẽ nỗ lực làm việc hơn, có nhiều ý tưởng mới hơn,… Hơn nữa, đại dịch đã khiến rất nhiều người thất nghiệp và bạn sẽ thuê được nguồn lao động với mức lương hợp lý. 

Xem thêm: Cắt giảm chi phí nhân sự nhà hàng đơn giản bằng 3 công cụ

1.2. Nhược điểm

Rủi ro đánh mất “người tài”

Việc cắt giảm người lao động có thể khiến nhà hàng/quán cafe đánh mất nhân sự có năng lực tốt. Việc tuyển dụng được một nhân viên giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm và phù hợp với môi trường làm việc là điều cực kỳ khó khăn. Người tài đôi khi sẽ đòi hỏi, yêu cầu một số tiêu chí để mời họ về làm như lương cao, thương hiệu có tiếng, quyền lợi quyết định,… hoặc người có kinh nghiệm thì lại không có thái độ tốt, chẳng hạn như kiêu căng, làm việc theo cảm hứng, không có trách nhiệm,… Việc tìm được một nhân sự vừa giỏi, vừa phù hợp là rất khó. Do đó, nếu không giữ chân được nhân viên giỏi hiện có, bạn buộc phải chấp nhận rủi ro đối mặt với việc đánh đổi thời gian cũng như ng sức để tìm kiếm được một người phù hợp. Hơn nữa, khi trở lại sau dịch, sự thiếu hụt của nhân sự giỏi sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của bạn gặp nhiều trục trặc, làm cho trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng, dẫn đến doanh thu bị sụt giảm.

Nguy cơ thiếu hụt nhân sự sau dịch

Khi thị trường ổn định trở lại, một phần vì bạn đã cắt giảm người lao động trong mùa dịch, một phần sẽ có không ít nhân sự có chuyên môn lựa chọn “nhảy việc” để có thu nhập tốt hơn. Việc tuyển dụng sau dịch cũng rất khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các đối thủ khác. Vì thế, chủ quán sẽ phải đối diện với việc mất nhiều thời gian và công sức hơn trong việc tuyển dụng, hoặc thậm chí buộc phải chọn lựa các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo có đủ nhân lực vận hành quán. 

Cửa hàng có thể thiếu hụt nhân sự sau dịch qua đợt cắt giảm lao động 

Đối mặt với các khoản chi phí phát sinh 

Trong đợt cắt giảm nhân sự, nếu chủ quán đánh mất người tài thì sẽ cần rất nhiều chi phí để thu hút nhân sự giỏi sau dịch. Bạn buộc phải chi một khoản lương kèm với các đãi ngộ hấp dẫn, khiến chi phí phát sinh của quán bị nâng lên đáng kể. Hơn nữa, chi phí để tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới cũng rất tốn kém mà cũng không hề chắc chắn về khả năng ở lại và gắn bó lâu dài.

2. Có nên cắt giảm nhân sự nhà hàng/quán cafe mùa dịch hay không?

Cắt giảm nhân sự hay không chắc chắn vẫn là nỗi băn khoăn của không ít chủ kinh doanh F&B trong thời gian gần đây. Để có được lựa chọn chính xác, điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh doanh thực tế của cửa hàng. Không có quyết định nào là đúng nhất, cũng chẳng có lựa chọn nào sai, mà ưu tiên hàng đầu của bạn chính là phương án phù hợp nhất. Lựa chọn bất cứ phương án nào cũng có lợi ích và thách thức riêng, vì vậy, chủ quán cần tính toán kỹ lưỡng để đưa ra phương án giảm thiểu rủi ro cho lựa chọn của mình.

2.1. Giữ chân người tài là ưu tiên hàng đầu

Nếu nhà hàng/quán cafe vẫn đang duy trì kinh doanh qua các kênh online và có nguồn vốn dự phòng đủ để trang trải các khoản định phí trong khoảng thời gian vài tháng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn việc giữ chân những nhân sự cứng đã hoàn thành công việc tốt trong thời gian qua. Những nhân sự cũ có kinh nghiệm đã quen với quy trình làm việc, phối hợp ăn ý với nhau, do đó, chỉ cần một vài người giỏi, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm đáng kể số lượng nhân viên, thu hẹp một phần khoản lương. Theo các chuyên gia trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, giữ chân người tài luôn được xem là phương án được ưu tiên trên hết. 

Chủ quán nên giữ chân những nhân sự có năng lực và kinh nghiệm 

Chủ quán có thể không cắt giảm số lượng người lao động, nhưng với tình hình kinh doanh khó khăn trong mùa dịch, bạn nên tối ưu chi phí nhân sự bằng cách: 

Giảm lương của nhân viên

Chủ nhà hàng/quán cafe nên nhờ nhân viên san sẻ áp lực tài chính trong giai đoạn khó khăn bằng cách đề nghị giảm lương. Đồng thời, hãy yêu cầu họ cam kết làm việc lâu dài với bạn, nếu không, sau thời gian nghỉ dịch, rất có thể họ sẽ nhảy việc nhằm tìm kiếm những nơi có mức lương hấp dẫn hơn. Khi đó, mọi nỗ lực giữ chân của bạn xem như “đổ sông đổ bể”. 

Chuyển nhân viên Fulltime thành Parttime

Xem xét giờ làm việc, hoặc chuyển nhân viên toàn thời gian thành nhân viên bán thời gian, có thể chịu tạm thời trong một vài tháng. Điều này có thể giúp tiết kiệm một khoản tiền từ chi phí tiền lương, trong khi vẫn giữ được các nhân viên tốt của mình.

Phân bổ công việc khác để tận dụng nguồn lao động

Trong thời gian quán đóng cửa, bạn có thể đào tạo và điều phối nhân viên phục vụ sang công việc giao hàng. Như vậy, nhân viên vẫn có công việc, bạn không phải mất thêm chi phí cho đội ngũ giao hàng bên ngoài. 

2.2. Cắt giảm nhân sự là giải pháp “đường cùng” 

Nếu tình hình kinh doanh của cửa hàng gặp quá nhiều khó khăn, việc cắt giảm nhân sự là trường hợp khó tránh khỏi để có đủ chi phí duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo việc cắt giảm được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến hoạt động vận hành của cửa hàng và tránh những rủi ro không đáng có.

Chỉ nên cắt giảm nhân sự quán khi không còn phương án khác thay thế

Thực hiện cắt giảm dựa vào vị trí và năng lực của nhân viên

Khi cắt giảm bớt nhân viên cửa hàng, bạn sẽ phải phân bổ lại toàn bộ nhân sự ở các vị trí. Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ để cắt giảm những vị trí không thực sự cần thiết, dư thừa. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể dựa vào năng lực mỗi nhân viên để quyết định cho họ ở lại hay không. Thông thường, bạn nên cắt giảm từ nhân viên phục vụ, bảo vệ, phụ bếp, lao công,… vì các vị trí này sẽ dễ dàng để tuyển dụng lại hơn. Đối với các bộ phận “nòng cốt” như bếp trưởng, pha chế chính, quản lý cửa hàng,… bạn cần thực sự cân nhắc đến năng lực và kinh nghiệm của họ trước khi đưa ra quyết định.

Tuyển trước, dùng sau  

Để “làm chủ cuộc chơi” và luôn trong thế chủ động, chủ quán cũng có thể tìm kiếm và tuyển dụng các nhân sự tiềm năng trước và giao hẹn thời gian làm việc sau dịch, điều này giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí tuyển dụng sau này. Nhà hàng/quán cafe cũng có thể tận dụng thời gian này để đào tạo nhân sự mới, giúp có thể làm quen và nắm bắt ng việc. Khi tình hình ổn định lại, họ có thể bắt tay ngay vào ng việc mà không có sự trì hoãn. Đối với các cửa hàng ăn uống nhỏ, chủ quán có thể chuẩn bị tâm thế đảm nhận công việc của nhân viên bị cắt giảm trước khi thuê được người mới. 

Việc giữ chân hay cắt giảm nhân sự là một bài toán khó giải dành cho các chủ quán. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần xem xét tình hình thực tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đáp án phù hợp với hoàn cảnh thực tế chính là lựa chọn tối ưu và hiệu quả nhất. 

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm quản lý để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất