Buy Now

Tìm kiếm

Cách sắp xếp đội ngũ nhân sự nhà hàng, quán cà phê cho dịp Tết Nguyên đán

  • Chia sẻ cái này:
Cách sắp xếp đội ngũ nhân sự nhà hàng, quán cà phê cho dịp Tết Nguyên đán

Tin tức mới

Cách sắp xếp đội ngũ nhân sự nhà hàng, quán cà phê cho dịp Tết Nguyên đán

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mỗi mùa Tết nguyên đán đến là ngành F&B lại phải đối mặt với một thực trạng: Biến động nhân sự. Từ việc thiếu người do nhân viên xin nghỉ sớm về quê ăn Tết hoặc… xin nghỉ luôn, không tuyển thêm được phục vụ tạm thời cho những ngày lễ đông khách, nhân sự quá tải,… Trong khi đó, lễ Tết lại là dịp các gia đình, hội nhóm đi ăn rất nhiều và là thời điểm “kiếm bạc” của các quán, nhưng vì vấn đề nhân sự mà nhiều quán không thể hoạt động hết công suất để kiếm lời tối đa được.

Vậy làm cách nào để các nhà hàng, quán cà phê có thể sắp xếp nhân sự dịp Tết hợp lý, hãy theo dõi bài viết dưới đây của iPOS.vn nhé!

1. Nhân sự ngành F&B biến động ra sao vào mỗi mùa Tết đến?

Vốn là một ngành có tốc độ đào thải, biến động nhân sự hàng đầu nhưng không có dịp nào ngành F&B lại “khủng hoảng” về vấn đề nhân sự như dịp Tết Nguyên đán. Thời điểm này hằng năm cũng là lúc diễn ra hàng loạt các buổi liên hoan, ăn uống, tiệc cuối năm,… quy mô từ nhỏ tới lớn của các gia đình, hội nhóm, bạn bè, công ty, tập đoàn,… Theo thống kê, lượng khách đi ăn uống trong khoảng thời gian cận Tết, trong và sau Tết thường tăng khoảng 20 – 30% so với thường ngày, đồng nghĩa với việc đòi hỏi tốc độ và hiệu suất làm việc của nhân viên cũng phải tăng lên gấp đôi.

Nếu không phân bổ đội ngũ nhân sự đầy đủ và hợp lý, nhà hàng, quán cafe có thể xảy ra tình trạng hoạt động trì trệ, bếp không kịp nấu, khách hàng khó chịu vì phải chờ đợi quá lâu, phục vụ chậm chạp, tính tiền nhầm lẫn,… kéo theo hàng loạt hệ lụy đáng tiếc khác. 

Nhân sự luôn là vấn đề đau đầu của các quán khi Tết đến

Tuy nhiên, làm thế nào để các nhà hàng, quán cà phê có đủ nhân sự phục vụ trong giai đoạn này là bài toán rất nan giải. Lực lượng lao động thời vụ chính của những nhà hàng, quán cà phê này là các bạn sinh viên, tuy nhiên thông thường sinh viên sẽ được nghỉ Tết sớm ngay từ khoảng 20 Âm lịch và xin nghỉ sớm để về quê. Mất đi lực lượng này, các quán coi như đã mất đi phần lớn nhân sự, ngay cả tuyển dụng cũng không kịp bởi rất ít người muốn làm việc xuyên Tết, thay vào đó là dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thậm chí còn chấp nhận từ bỏ mức lương thưởng nhân hai, nhân ba để có thể về ăn Tết bên người thân.

Xem thêm: Tết 2024 nên bán gì? Top 9 ý tưởng kinh doanh Tết 2024 “vốn ít lời nhiều” 100% thành công

2. Nên sắp xếp nhân sự ra sao vào mỗi dịp lễ Tết?

2.1. Tuyển thêm nhân viên dự phòng cho mùa Tết

Trong trường hợp bộ máy nhân sự hiện tại không đủ để đáp ứng công suất phục vụ dịp Lễ Tết, chủ quán cần nhanh chóng tuyển dụng thêm nhân sự thời vụ để đảm bảo có đủ lực lượng phục vụ khách hàng. Quán nên tuyển sớm để đảm bảo nhân viên có đủ thời gian học việc, làm quen với cường độ và khối lượng công việc trong những khung giờ cao điểm bởi khi Tết đến thì lượng công việc cũng sẽ tương đương như vậy.

Đối với các nhà hàng và quán cà phê, vị trí cần tuyển nhiều nhất sẽ là phục vụ, bên cạnh đó còn cần phụ bếp và pha chế. Vị trí bếp trưởng không nên thuê nhân viên thời vụ vì có thể ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Tương tự, nhân viên thu ngân cũng phải là người đã gắn bó lâu dài vì rất dễ xảy ra tình trạng gian lận và thất thoát.

Số lượng nhân viên cho mùa Tết cần đủ phục vụ lượng khách tăng 20-30%

Sau khi kết thúc mùa lễ Tết, quán nên “giải quyết” số lượng nhân sự thời vụ mới tuyển thêm này như thế nào? Thông thường, sau Tết luôn là thời điểm các nhân viên nhảy việc nhiều nhất, vậy nên rất có thể quán lại phải đối mặt với tình trạng thiếu người. Những lúc này đây, quán có thể tận dụng “đẩy” tiếp các nhân viên thời vụ có triển vọng lên nhân viên chính thức để thay thế, giúp nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do nhân viên nghỉ việc để lại mà không phải mất thời gian tuyển mới, đào tạo.

2.2. Thay đổi chế độ lương thưởng để khuyến khích nhân viên đi làm

Đừng ngần ngại tăng lương gấp hai, thậm chí là gấp ba cho nhân viên đi làm mùa Tết bởi khoản lương và thưởng cao vút này chính là động lực cho nhiều người. Khoản thưởng Tết nên được trả sớm để nhân viên mua sắm chuẩn bị cho Tết và có tinh thần thoải mái khi tiếp tục làm việc. Thậm chí chủ quán có thể mạnh dạn “thưởng nóng” khi doanh thu trong ngày vượt chỉ tiêu để động viên “anh em” làm việc với thái độ tích cực hơn. 

Nếu nhân viên chịu đi làm ngày Tết, hãy tăng lương và thưởng cho họ

Ngoài thưởng bằng tiền, chủ quán cũng có thể thưởng cho các nhân viên bằng những hình thức khác như tổ chức những buổi tiệc tất niên cho nhân viên không về quê đỡ cảm thấy cô đơn, tặng quà Tết, tặng lì xì,… Hãy quan tâm cả đến đời sống tinh thần của nhân viên vì họ đã phải rất “can đảm” mới lựa chọn ở lại làm việc, không về quây quần cùng gia đình trong thời điểm ai cũng đang ở bên người thân của mình, lại phải chịu áp lực từ công việc vất vả hơn ngày thường rất nhiều. Những hành động này sẽ giúp nhà hàng/cafe “giữ chân” nhân sự không nghỉ việc sau Tết, tránh khỏi việc thất thoát chi phí vì phải tìm nhân sự thay thế. 

2.3. Sắp xếp người ở mỗi ca phù hợp

Trong dịp Tết, tuy số lượng khách của quán tăng lên nhiều hơn ngày thường nhưng không phải khung giờ nào cũng đông mà sẽ chỉ đông khách vào một số khung giờ nhất định. Nếu những khung giờ ít khách mà quán cũng sắp xếp số lượng nhân viên trực bằng khung giờ cao điểm thì không những lãng phí nhân lực, mất thêm nhiều tiền trả lương nhân viên mà còn tạo ra sự tị nạnh giữa các nhân viên vì người làm ít, người làm nhiều mà lương vẫn ngang nhau.

Có một mẹo để tuyển và sắp xếp ca cho nhân viên thời vụ sao cho vừa đảm bảo đủ người ở quán, vừa tiết kiệm mà thường được các chuỗi lớn áp dụng. Đó là họ không tuyển cố định số lượng nhân viên tối thiểu cần, mà họ tuyển nhân viên đủ đảm bảo với số giờ cần dùng, hoặc áp dụng hình thức “ca gãy”.

Sắp xếp nhân sự làm “ca gãy” cũng là một cách để quán tối ưu được lượng nhân sự và chi phí

Nếu làm theo cách này, tuy lượng nhân viên có thể nhiều hơn cần thiết, nhưng thay vì làm đầy đủ 7 ngày/tuần, 8 giờ/ngày thì quản lý sẽ xếp ca sao cho đảm bảo một người chỉ làm 5-6 ngày/tuần và 5-6 giờ/ngày. Như vậy, quán sẽ luôn có nhân viên dự phòng nếu như xảy ra tình trạng nhân viên nghỉ, khi đó những nhân sự còn lại sẽ được đẩy giờ làm việc lên. Cửa hàng có thể giảm khả năng bị thiếu nhân viên trong một ca, nhân sự vừa có thêm thu nhập mà không bị vượt quá sức lao động của mình.

Trên thực tế, hầu hết các nhà hàng hay quán ăn sẽ chỉ đông khách vào khung giờ ăn trưa (từ 11 giờ đến 14 giờ) và khung giờ ăn tối (từ 6 giờ đến 9 giờ), còn khoảng thời gian ở giữa 2 khung giờ này thì sẽ ít khách hơn. Việc sắp xếp số lượng nhân sự làm phù hợp với lượng khách giúp nhà hàng vẫn đảm bảo đủ người phục vụ những lúc cần thiết mà vẫn tiết kiệm được tiền.

Xem thêm: Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng

3. Để sắp xếp nhân sự dịp Tết không còn là bài toán khó giải!

Trong mùa lễ Tết, vấn đề nhân sự vẫn luôn là mấu chốt khiến các chủ quán đau đầu. Nhà hàng nên có sự chuẩn bị trước lượng nhân sự dự kiến, đồng thời trả lương và thưởng theo giờ thay vì lương cứng x đồng/ngày để tối ưu chi phí nhất có thể. Đi kèm với việc tính lương theo số giờ làm việc, nhà hàng cũng nên áp dụng các giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý nhân sự để theo dõi tình hình chấm công của nhân viên một cách chính xác nhất, đảm bảo trả lương thưởng đúng mức.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất