Buy Now

Tìm kiếm

Cách rửa “nhanh và khoa học” khi cốc chén ngập ngụa cho nhân viên phục vụ

  • Chia sẻ cái này:
Cách rửa “nhanh và khoa học” khi cốc chén ngập ngụa cho nhân viên phục vụ

Tin tức mới

Cách rửa “nhanh và khoa học” khi cốc chén ngập ngụa cho nhân viên phục vụ

cach-rua-coc-chen-khoa-hoc

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Vào giờ cao điểm, các nhà hàng, quán cà phê đều gặp tình trạng khách đông tới mức quá tải, số lượng bát đĩa và cốc chén khách dùng xong cần xử lý cũng lớn hơn rất nhiều so với khung giờ bình thường. Nếu không biết cách rửa sao cho nhanh và khoa học nhất, nhà hàng có thể sẽ bị thiếu cốc chén để phục vụ cho những lượt khách sau.

Những loại bát đĩa, thìa đũa, ly chén,… dùng trong nhà hàng, quán ăn sau khi sử dụng thường sẽ có nhiều vết bẩn đọng lại rất khó làm sạch, đặc biệt là những món đồ làm từ thủy tinh. Trong lúc đông khách, nếu không thể rửa sạch kịp thì nhà hàng sẽ không có đồ để lên món cho khách, hoặc nếu rửa qua loa mà đã mang ra dùng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trải nghiệm của khách.

Vì vậy, nhân viên phục vụ cần phải nắm được bí quyết rửa cốc chén sao cho vừa nhanh, vừa sạch trong thời gian ngắn nhất có thể. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu bí quyết ấy trong bài viết dưới đây nhé!

1. Không dồn hết cốc chén vào bồn khi chưa phân loại

Nhiều nhân viên phục vụ vì vội hoặc theo thói quen thường “tống” tất cả bát đĩa, cốc chén vào luôn trong một bồn rửa bát để rửa chung cho nhanh. Tuy nhiên, việc này lại không hề giúp rửa nhanh thêm chút nào mà có khi còn gây ra rắc rối, tốn thời gian hơn.

Bát, đũa, thìa, cốc, chén,… thường có kích thước lớn bé khác nhau. Nếu ngay lập tức khi dọn đồ bẩn về và dồn vào bồn sẽ dễ khiến bát đũa, cốc chén bị ngổn ngang, khi rửa gây nên sự chật chội. Thậm chí, trong lúc rửa nếu nhân viên lỡ lấy ra 1-2 chiếc thì còn có thể làm một số đồ đạc còn lại trong bồn bị hẫng đột ngột, khả năng va chạm vào nhau hoặc rơi vỡ sẽ cao hơn.

Tránh dồn toàn bộ cốc chén “chất đống” tại bồn rửa

Ngoài ra, nếu nhân viên để chồng chất đồ dùng lúc ăn uống như bát đũa, cốc chén với những dụng cụ pha chế như cối xay, bình lắc, thớt, nồi,… thì sẽ khiến chúng cọ vào nhau, gây xước xát hoặc bị mẻ, vỡ, gẫy. Chưa kể trong trường hợp bồn rửa còn để rửa chung cả dao, kéo sắc bén thì nhân viên đứng rửa rất có khả năng bị đứt tay nếu không cẩn thận.  

Xem thêm: 4 điều cần cân nhắc khi chọn địa điểm cho nhà hàng

2. Loại bỏ hết các chất thải, đồ thừa trong cốc chén

Trước khi bắt tay vào việc rửa cốc, nhân viên phục vụ cần phải loại bỏ hết tất cả các chất thải, nước uống, đồ ăn, giấy vụn, ống hút,… còn đang để trong bát đũa, cốc chén. Nếu trút tất cả chúng xuống bồn rửa cùng một lúc, lượng rác dồn vào sẽ gây tắc ứ và bám bẩn quanh bồn. 

Nhiều lần như vậy, đến một lúc khi lượng rác đầy hoặc làm tắc ống cống, bồn sẽ không thể thông để thoát nước đi khiến nước bị dềnh lên, nhân viên sẽ không thể rửa được tiếp. Thời gian cho việc xử lý cống tắc, làm sạch ống cống trở lại này còn khiến việc rửa cốc chén càng thêm lâu hơn. 

Tuy nhiên, khi đổ rác trong cốc chén, bạn cũng cần lưu ý một điều là không nên đổ chung hết tất cả vào một túi hoặc một thùng rác. Nếu trong bát hoặc cốc còn nước thừa thì có thể đổ riêng nước xuống cống, còn những thứ rác cứng khác như đồ ăn, giấy, thuốc hút dở, ống hút,… nên vứt riêng ra. Nhân viên cũng có thể chuẩn bị một chiếc vợt lọc nhỏ hoặc rổ lọc inox có lỗ, lọc toàn bộ đồ thừa trong cốc để loại bỏ chúng nhanh chóng hơn vào thùng rác trước khi rửa cốc.

3. Phân loại những đồ có hình dáng tương tự và rửa cùng một đợt

Sau khi đã loại bỏ hết rác thải, nhân viên phục vụ có thể tiến hành phân loại cốc chén, bát đũa bằng cách dồn những chiếc có hình dáng tương tự như nhau vào cùng bồn rửa để rửa chung một đợt. Điều này giúp đồ đạc sau khi rửa và mang đi úp sẽ không bị chồng chéo lẫn lộn, thao tác rửa cũng được liên tục và lặp lại cho đến khi bạn chuyển sang loại khác.

Thìa cũng nên được rửa cùng một đợt, vào trước hoặc sau cùng. Nếu không, bạn sẽ dễ “nhầm” thìa là rác và có thể quăng chúng đi lúc nào không biết đấy.

4. Nên có các khoảng trống để úp cốc tạm thời

Các khoảng trống để úp nghĩa là trên bồn rửa khi set-up cần có các bề mặt trống để nhân viên khi vừa rửa xong, sẽ có thể úp tạm thời những chiếc cốc ngay trên đó, để chúng ráo bớt nước trước khi được lau và cất vào vị trí cốc sạch. 

Khi set-up bồn rửa cần có các bề mặt trống để nhân viên sẽ có chỗ úp tạm thời

Điều này là cần thiết để tránh việc nhân viên phải di chuyển sang một nơi khác để úp trong khi đang rửa, mất thời gian đi lại, làm tiến độ công việc trở nên không hiệu quả, chậm trễ.

5. Một số mẹo nhỏ khi rửa

Trong khi rửa, sẽ có những lúc nhân viên phải “vật lộn” với những vết bẩn cứng đầu, những vết son môi khó trôi hoặc đồ ăn, nước uống làm cốc chén bị ố vàng. Rửa bằng xà phòng thông thường thôi sẽ không thể làm sạch hết được, nên nhân viên phục vụ có thể tham khảo một số cách hiệu quả dưới đây:

Muối: Chỉ cần cho một ít muối vào cốc thủy tinh, dùng cọ chà xát và sau đó rửa lại với nước sạch là đồ có thể sạch bóng trở lại.

Chanh: Chất axit citric có trong quả chanh có tác dụng tẩy sạch vết bẩn trên đồ thủy tinh mà không để lại vết xước, ngoài ra nó còn có tác dụng khử mùi rất hiệu quả. Cách làm sạch bằng chanh là cắt chanh thành lát, chà vào bề mặt trong – ngoài của cốc chén, để khoảng 10 phút và sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Dấm ăn: Với những loại ly, cốc thủy tinh dùng để uống rượu trắng, hay dùng dấm ăn để làm sạch và khử mùi rượu ở trong ly. Đổ 1 lượng dấm vừa phải vào ly, tráng đều, ngâm khoảng 15 phút và sau đó tráng lại bằng nước ấm. 

Nước nóng: Dùng nước nóng rửa ly thủy tinh để uống rượu là một cách làm sạch rất tiện lợi. Việc của bạn chỉ cần rót nước nước nóng vào ly, đợi khoảng 10 phút và sau đó rửa sạch lại bằng nước rửa bát.​

Bông thấm nước: Bạn có thể dùng bông thấm nước lau nhẹ nhàng ly thủy tinh để xóa những dấu môi để lại trên vành ly hay bụi bẩn có trên ly. Sau đó mới rửa sạch lại bằng nước rửa bát, làm vậy để loại bỏ các vết bẩn trước tiên rồi mới tiến hành đến công đoạn rửa.

Bột nở: Nếu có sẵn bột nở thì bạn cũng có thể dùng chúng để làm sạch ly thủy tinh. Bằng cách pha nước với bột nở, rót vào ly thủy tinh cần làm sạch và ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch là được.

Các mẹo hay hữu dụng sẽ giúp nhân viên loại bỏ tức thì các vết bẩn cứng đầu trên thành/miệng cốc

Bột nghệ: Cũng như cách làm sạch bằng bột nở, bạn hãy hòa bột nghệ với nước, đổ hỗn hợp này vào ly thủy tinh cần làm sạch, để khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch lại.

Kem đánh răng: Một phương án quá quen thuộc rồi phải không nào, bạn chỉ cần cho một ít kem đánh răng vào ly thủy tinh bẩn, dùng bàn chải cọ rửa chà sạch và sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.​​

Cát: Cát cũng là một vật liệu để làm sạch ly thủy tinh khá hiệu quả. Bạn chỉ cần cho cát vào khoảng 1/4  ly, sau đó xóc đi xóc lại nhiều lần và rửa lại bằng nước sạch sẽ cho hiệu quả và làm sạch trong tức thì.

Xem thêm: Toplist quán ăn chay Hà Nội dành cho tháng cô hồn

6. Lời kết

Việc rửa cốc chén nghe thì có vẻ rất dễ dàng, nhưng thực chất cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng hay sự khéo léo. Công đoạn này là việc mà bất cứ người pha chế hay phục vụ nào cũng phải làm qua, nhất là với những bạn mới bắt đầu học việc. Thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rửa cốc nhanh chóng, sạch sẽ và khoa học cũng cần những thao tác có bài bản. 

Với những quán lớn khi set-up  cần có những khu rửa riêng biệt để cốc bẩn không bị dồn quá nhiều vào quầy, gây nên sự cản trở trong việc pha chế. Vì thế, các chủ quán nên bố trí quầy bar khoa học, chuyên nghiệp giúp barista hay bartender thực hiện nhanh chóng công việc, nâng cao hiệu suất!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất