Buy Now

Tìm kiếm

Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023

  • Chia sẻ cái này:
Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023

Tin tức mới

Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023

cách đăng ký thương hiệu nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe là một trong số những điều tối quan trọng mà chủ quán cần lưu tâm khi mở một thương hiệu mới. Nếu không đăng ký thương hiệu cho nhà hàng, quán cafe của mình, bạn sẽ có thể bị đối thủ sở hữu xâm phạm quyền sở hữu trong tương lai. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu ngay cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất 2023 trong bài viết dưới đây nhé!

cách đăng ký thương hiệu nhà hàng
Làm thế nào để đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe?

Xem thêm: Zalo Ads là gì? Cách quảng cáo Zalo hiệu quả cho nhà hàng, quán cafe

Hầu hết các chủ nhà hàng, quán cafe đều chọn việc đăng ký thương hiệu sau khi hoạt động doanh nghiệp đã đi vào ổn định. Việc “chuyên nghiệp hóa” chậm này không sai, nhưng có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội nhượng quyền, gọi vốn mang về thu nhập trong tương lai cho thương hiệu. Nhiều “ông lớn” trong ngành dịch vụ ăn uống cũng từng gặp tình huống dở khóc, dở cười khi chưa kịp đăng ký nhãn hiệu thì đã có hàng trăm cửa hàng nhỏ đạo nhái, “ăn theo” và làm giảm giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng, đối tác. 

1. Phân biệt “nhãn hiệu” và “thương hiệu” 

Có nhiều người lầm tưởng cho rằng, các hoạt động đăng ký tên, logo, slogan, tagline, họa tiết, màu sắc,… là đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, đây là khái niệm không chính xác và thường xuyên bị hiểu lầm. Vì vậy, nếu muốn tránh những rắc rối liên quan đến thủ tục pháp lý, giấy tờ thì bạn cần phân biệt và nắm vững nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

Thương hiệu (Brand) là cách một tổ chức hoặc một cá nhân tạo nên cá tính riêng của mình. Thương hiệu được cảm nhận vô hình hoặc hữu hình bởi những cá nhân trải nghiệm (có thể là đối tác, nhân sự hay cá nhân tạo nên thương hiệu). Trong khi đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất và kinh doanh khác nhau.

Đăng ký nhãn hiệu thường được hiểu lầm thành đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe

Về bản chất, nhãn hiệu thì được Luật hóa còn thương hiệu thì không. Tại Việt Nam, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất và kinh doanh khiến nhiều người nhầm tưởng rằng: Đăng ký thương hiệu chính là đăng ký sở hữu trí tuệ. Thực chất, đăng ký sở hữu trí tuệ chính xác là đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo vệ. Chủ quán không cần phân biệt quá rạch ròi hai khái niệm này trong đời sống, nhưng với giấy tờ thủ tục liên quan thì không thể nhầm lẫn được. Trong bài viết này, hãy tạm bỏ qua sự khác biệt và cùng tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) cho nhà hàng, quán cafe hiện nay. 

2. Vì sao phải đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe?

Kinh doanh F&B được nhận định là ngành hàng tiềm năng và vẫn trên đà phát triển trong vòng những năm tới. Theo xu hướng đó, trên thị trường liên tục xuất hiện các thương hiệu mới na ná nhau gây hiểu lầm cho cả khách hàng và đối tác doanh nghiệp.

Thương hiệu Cộng Cà Phê đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu

Đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe là cách duy nhất để giành quyền sở hữu nhãn hiệu. Nhìn chung, thương hiệu F&B phải bao gồm các dấu hiệu nhận biết để phân biệt quán này với quán khác. Những dấu hiệu đó phải thể hiện dưới dạng chữ, câu từ, hình ảnh, hay màu sắc. Ví dụ, hệ thống Bò Tơ Quán Mộc có logo nhận diện hình đầu bò độc quyền hay hệ thống Cộng Cà phê nổi tiếng với phong cách đặc trưng thời bao cấp. Khi một quán khác cố tình “đạo nhái” concept, logo,… các thương hiệu này có quyền được pháp luật bảo vệ. 

Logo đầu bò là dấu hiệu nhận biết thương hiệu Bò Tơ Quán Mộc

Xem thêm: Dự đoán mô hình kinh doanh F&B “lên ngôi” năm 2023

3. Cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z năm 2023

3.1. Hồ sơ đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe năm 2023

Khi tiến hành đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe hay đăng ký thương hiệu cho một dịch vụ ăn uống nào đó, chủ sở hữu cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu ban hành);
  • 05 mẫu nhãn hiệu đi kèm (kích thước không quá 8*8cm; rõ nét và cùng mẫu trên tờ khai);
  • 01 biên lai nộp phí và lệ phí;
  • Các tài liệu khác nếu có (tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; giấy ủy quyền…).

Lưu ý chung:

  • Các tài liệu phải được đánh máy và trình bày theo mẫu trên giấy A4;
  • Ngôn ngữ trình bày là Tiếng Việt. Trường hợp tài liệu đi kèm là ngôn ngữ khác thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo đúng quy định;
  • Các tài liệu nhiều trang phải được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.

3.2. Thủ tục đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe năm 2023

3.2.1. Phí đăng ký nhãn hiệu quán ăn nhà hàng

  • Phí nộp đơn: 150.000 VNĐ;
  • Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;
  • Phí tra cứu phục vụ: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ;
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Chủ quán cần chuẩn bị đầy đủ các loại chi phí để đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe

Chi phí trên là chi phí tối thiểu khi tiến hành đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, mức phí này hoàn toàn có thể thay đổi do điều chỉnh của Bộ Tài chính, hoặc phụ thuộc vào số lượng sản phẩm/dịch vụ mà chủ sở hữu đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Xem thêm: Thuê TikToker review đồ ăn: Chi phí và cách thuê từ A – Z

3.2.2. Thời gian và quy trình thẩm định đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quán ăn nhà hàng

Bất kỳ một hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu nào tại Cục sở hữu trí tuệ cũng phải trải qua quy trình thẩm định hình thức theo quy định như sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn: không quá 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.

Theo quy định thì tổng thời gian thẩm định một nhãn hiệu sẽ kéo dài 12 tháng. Tuy nhiên hiện nay, quy trình này có thể kéo dài thành 18 – 24 tháng tùy vào lượng hồ sơ và số đơn đăng ký. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi, chủ sở hữu thương hiệu nên tiến hành đăng ký càng sớm càng tốt, tránh trì hoãn sẽ khiến quá trình đăng ký thương hiệu kéo dài.

Thời gian thẩm định đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe có thể lên tới 2 năm

3.2.3. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quán ăn nhà hàng tại cục sở hữu trí tuệ

Người nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quán ăn nhà hàng dưới đây:

  • Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ;
  • Nộp hồ sơ giấy qua đường bưu điện đến trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ;
  • Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu quán ăn nhà hàng tại cổng thông tin trực tuyến.

Trên đây là cách đăng ký thương hiệu nhà hàng, quán cafe từ A-Z mới nhất năm 2023. Đăng ký thương hiệu là cách tốt nhất để pháp luật bảo vệ quyền lợi của một doanh nghiệp F&B, chủ quán không nên chần chừ, tránh những mối nguy hại cho thương hiệu về sau.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất