Buy Now

Tìm kiếm

Các tiêu chí đánh giá và cách quản lý KPI cho ngành F&B

  • Chia sẻ cái này:
Các tiêu chí đánh giá và cách quản lý KPI cho ngành F&B

Tin tức mới

Các tiêu chí đánh giá và cách quản lý KPI cho ngành F&B

quản lý KPI cho ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Việc đánh giá và xây dựng KPI cho ngành F&B là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp để tìm ra điểm cần cải thiện trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều doanh nghiệp chưa có chỉ số rõ ràng để đánh giá năng lực nhân viên, từ đó khó khăn trong việc phân tích những gì làm tốt, chưa tốt, hay khen thưởng, đãi ngộ không tương xứng. 

Để xác định được khả năng thực hiện và đánh giá hiệu quả công việc thông qua các chỉ số KPI cho ngành F&B, hãy cùng tìm hiểu các kiến thức dưới đây!

1. KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá khả năng thực hiện công việc và cũng là một công cụ đo lường hiệu quả công việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Chỉ số này được thể hiện thông qua tỷ lệ, số liệu, chỉ tiêu định lượng,… với mục đích nhằm phản ánh hiệu quả thực thi công việc của từng bộ phận, cá nhân trong một tập thể.

quản lý KPI cho ngành F&B
KPI là một công cụ đo lường hiệu quả công việc của các nhân viên trong doanh nghiệp

Không chỉ đối với vị trí nhân viên mà mọi phòng ban, mọi cấp bậc đều cần được đánh giá định kỳ hàng tháng/quý/năm. Đây cũng là cơ sở để thương hiệu đánh giá được năng lực và hiệu suất công việc của từng nhân viên. Cùng với đó tìm ra những thiếu sót để cải thiện các vấn đề kịp thời, từ đó nâng cao hiệu suất công việc một cách tốt nhất.

Vậy làm thế nào để đánh giá KPI đúng và hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi ngay dưới đây.

Xem thêm: Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính đối với các nhà hàng mới

2. 5 tiêu chí xây dựng KPI cho ngành F&B

2.1. Tiêu chí về doanh thu

  • Doanh thu trên từng giờ lấp đầy chỗ ngồi

Đây là thước đo doanh thu mà mỗi nhà hàng kiếm được trên mỗi giờ chỗ ngồi được lấp đầy. Giá trị của KPI càng cao thì doanh thu mà nhà hàng nhận được từ số chỗ ngồi nhất định càng lớn. Điều này giúp bạn xác định được khoảng thời gian bán hiệu quả nhất từ việc sắp xếp chỗ ngồi.

  • Doanh thu trên từng mét vuông kinh doanh

Bạn sẽ chỉ số này bằng cách chia tổng doanh thu cho tổng diện tích khu vực ăn uống tại nhà hàng Thông qua đó, khẳng định được chất lượng thực phẩm và khả năng phục vụ tốt của nhà hàng.

  • Doanh thu trung bình trên bàn

Đây là số liệu đo lường doanh thu trung bình của một bàn trong một tháng. Chỉ số càng cao chứng tỏ vị trí bàn đó càng được yêu thích. Điều này thể hiện không gian đặt bàn ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng.

2.2. Tiêu chí về công suất sử dụng

  • Tỷ lệ huỷ đặt chỗ

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khách hàng có nhiều lựa chọn khác hoặc kênh truyền thông của nhà hàng đang gặp vấn đề.

  • Tỷ lệ đặt bàn online

Nếu nhà hàng thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại đặt lịch hay đặt chỗ online thì thương hiệu của nhà hàng đang có mức độ phủ sóng tốt và được nhiều người biết đến.

  • Tỷ lệ khách mỗi bàn 

Đây là số lượng khách hàng đã thanh toán một hoá đơn xác định hoặc số lượng khách hàng ngồi trên mỗi bàn. Với chỉ số KPI này, bạn có thể theo dõi số lượng hoặc quy mô khách hàng mà bạn đã phục vụ.

  • Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống

Đây là thước đo cho thấy số lần khách hàng ghé thăm nhà hàng và đặt các món ăn có trong menu của nhà hàng.

  • Số lượng khách hàng

KPI này biểu thị được tổng số lượng khách hàng mà nhà hàng đã phục vụ. Bằng cách so sánh chỉ số này trên bản báo cáo mà bạn xác định được giải pháp gia tăng số lượng khách hàng.

KPI là cơ sở để thương hiệu đánh giá được năng lực và hiệu suất công việc của từng nhân viên

2.3. Tiêu chí về phản hồi khách hàng

  • Khách hàng hài lòng về tốc độ phục vụ

Việc chuẩn bị đồ ăn lâu hơn thời gian bình thường sẽ khiến khách hàng không hài lòng. Do đó, chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng chế biến và ứng biến của nhân viên đối với yêu cầu của khách hàng.

  • Phản hồi tích cực từ khách hàng

KPI giúp đánh giá được mức độ hiệu quả của nhà hàng trong việc mang lại trải nghiệm ăn uống cho khách hàng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ chất lượng và dịch vụ nhà hàng càng đạt chuẩn.

  • Khiếu nại theo đơn đặt hàng

Lời phàn nàn, chê bai của khách hàng đối với dịch vụ, món ăn tại nhà hàng là không thể tránh khỏi nhưng bạn cần xem xét và khắc phục nếu tần số này quá lớn.

  • Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng

Chỉ số KPI này sẽ giúp bạn xác định được mức độ trải nghiệm của khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ mà nhân viên cung cấp.

2.4. Tiêu chí về vấn đề tuân thủ chất lượng

  • Áp dụng các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm

Để gia tăng lợi thế cạnh tranh thì nhà hàng cần tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi làm việc. 

  • Áp dụng nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn

Đây là KPI rất quan trọng bởi nó cho thấy hiệu suất của nhà hàng và mức độ hiểu khách của nhà hàng bạn so với những nhà hàng khác.

  • Chất lượng sản phẩm đồng nhất

Tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm sẽ cho thấy sự khác biệt về chất lượng thương hiệu của bạn.

2.5. Tiêu chí về quản lý chi phí 

  • Thất thoát

Lãng phí thực phẩm là một thất thoát lớn và đáng lo ngại đối với các nhà hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do việc định lượng chưa sát, nhân viên chế biến không đúng định lượng, nhân viên gian lận,… Do đó, cần theo dõi chỉ số này chặt chẽ để không xảy ra những thiệt hại này không đáng có.

  • Chi phí nguyên liệu cho từng món ăn 

Nếu tỷ lệ chi phí nguyên liệu cho mỗi món ăn tăng lên thì chắc chắn khâu làm việc với nhà cung cấp chưa tối ưu hoặc giá thành thị trường đang biến động. Bạn cần xem xét để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Nhà quản lý cần lựa chọn được bộ tiêu chí đánh giá nhân viên một cách rõ ràng để đánh giá chính xác

3. Cách thức quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được KPI

Để quản lý nhân viên đảm bảo đạt được KPI bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

3.1. Kiểm tra số lượng bàn được sử dụng

Bạn có thể kiểm tra số lượng bàn của từng nhân viên phục vụ trong một khoảng thời gian cụ thể để xác định được hiệu suất làm việc của nhân viên đó.

3.2. Theo dõi mặt hàng đang bán

Tính toán các hóa đơn phát sinh tại các bàn mà nhân viên phục vụ chính là cách để bạn hiểu được tổng doanh thu bán hàng của từng nhân viên trong nhà hàng.

3.3. Theo dõi các chiết khấu

Việc theo dõi các chiết khấu sẽ giúp bạn phân tích được nhân viên có sử dụng đúng các chiết khấu, các chương trình khuyến mãi không hợp lý và gây bất lợi cho nhà hàng.

3.4. Theo dõi trách nhiệm nhân viên 

Thực hiện cách quản lý này sẽ giúp bạn xác định được mức độ chăm chỉ thực hiện công việc hàng ngày của các nhân viên có trong nhà hàng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra các chính sách khen thưởng hay kỷ luật nhân viên của mình.

Xem thêm: 5 loại chi phí mà nhà hàng có thể cắt giảm để tăng doanh thu

4. Những điều cần lưu ý để đánh giá KPI chính xác nhất

4.1. Nắm chắc những tiêu chí đánh giá KPI

Nhà quản lý cần lựa chọn được bộ tiêu chí đánh giá nhân viên một cách rõ ràng, cụ thể để làm cột mốc đánh giá chính xác. Việc đánh giá đúng năng lực của nhân viên cũng là con đường ngắn nhất để quản trị, đặt nhân viên vào đúng chỗ, giúp phát huy hết khả năng làm việc hiệu quả. Những tiêu chí đánh giá phải đảm bảo tính đo lường cụ thể, gắn liền với các nhiệm vụ công việc mà nhân viên đảm nhận, không được mơ hồ, chung chung, thiếu căn cứ.

Trong quá trình làm việc, cần linh hoạt và có sự điều chỉnh phù hợp, đánh giá đúng nhất về năng lực nhân viên, không phải lúc cũng cũng cứng nhắc để áp dụng các tiêu chí đó.

4.2. Sát sao với công việc của nhân viên

Người quản lý cần đánh giá tổng quát, sát sao công việc của nhân viên dưới hai hình thức: để nhân viên tự đánh giá hoặc quản lý đánh giá dựa vào những điều quan sát được.

Để nhân viên tự đánh giá thì không hề khó bởi trong nội bộ nhà hàng, các nhân viên có thể nhìn nhận năng lực, khả năng làm việc của đồng nghiệp như thế nào. Tuy nhiên, những đánh giá này sẽ là những ý kiến chủ quan, vì thế cần có sự đánh giá của người quản lý.

Người đứng đầu phải nắm được công việc, điểm mạnh, điểm yếu, cái làm được, cái còn hạn chế của nhân viên. Và khi phát hiện sai sót, cần nhanh chóng có sự điều chỉnh hợp lý để tránh những sai sót tương tự.

4.3. Đối thoại thẳng thắn khi đánh giá nhân viên

Nhiều nhà quản lý phân biệt rạch ròi thứ bậc trong mối quan hệ với nhân viên và cho rằng họ có cương vị cao hơn nên không cần phải đối thoại với nhân viên. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Khi mà việc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn lại là một phương thức vô cùng hiệu quả để lắng nghe góp ý từ phía nhân viên và đưa ra điều chỉnh phù hợp. 

Hãy cho phép nhân viên nhà hàng tham gia vào công tác quản lý, việc đó không làm giảm đi giá trị lãnh đạo mà còn khiến cho nhân viên nâng cao tinh thần làm việc hơn.

4.4. Đánh giá nhân viên dựa trên cái nhìn đa chiều

Để đánh giá năng lực của nhân viên, cần tuân thủ nguyên tắc đánh giá dựa trên cái nhìn đa chiều, không dựa vào cái nhìn cá nhân. Khi đó, quản lý sẽ nhìn nhận vấn đề và đánh giá nhân viên dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau để rút ra những yếu tố khách quan mà đánh giá nhân viên của mình.

Đánh giá và xây dựng KPI là điều vô cùng quan trọng khi kinh doanh F&B. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể lựa chọn cho mình phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất để đưa ra đánh giá một cách chính xác, minh bạch nhất. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất