Buy Now

Tìm kiếm

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ tràn vào Việt Nam – Chủ quán cần tỉnh táo trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền

  • Chia sẻ cái này:
Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ tràn vào Việt Nam – Chủ quán cần tỉnh táo trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền

Tin tức mới

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ tràn vào Việt Nam – Chủ quán cần tỉnh táo trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư hiện nay. Bởi mô hình kinh doanh này không đòi hỏi quá nhiều vốn lại có sẵn quy trình vận hành, công nghệ, công thức chế biến,… Tuy nhiên, mua nhượng quyền thương hiệu giá rẻ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chủ đầu tư chưa thực sự hiểu và có kiến thức về ngành. 

1. Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B là gì?

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B là những thương hiệu đồ ăn, đồ uống có chi phí ban đầu để mua nhượng quyền thấp hơn so với các thương hiệu nổi tiếng hoặc cao cấp. 

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ này thường sẽ phù hợp với những người có nguồn vốn hạn chế, không biết công thức nấu/công thức pha chế hay setup quán, làm branding,… nhưng vẫn muốn khởi nghiệp trong ngành F&B. 

Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B là những thương hiệu đồ ăn, đồ uống có chi phí ban đầu để mua nhượng quyền thấp.

Có 4 loại hình nhượng quyền là: Nhượng quyền kinh doanh toàn phần; nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện; nhượng quyền có tham gia quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. 

Trong đó, nhượng quyền kinh doanh toàn diện là hình thức thường thấy ở các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ tại Việt Nam. Ngoài chi phí nhượng quyền thông thường để sở hữu tên thương hiệu, tên sản phẩm, công thức, công nghệ,… bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả một khoản phí nữa để bên nhượng quyền hỗ trợ “trọn gói” mọi công đoạn: từ thiết kế & trang trí cửa hàng, cung cấp nguyên liệu, trang thiết bị, hỗ trợ marketing,… Điều này giúp giảm thiểu rủi ro, gia tăng khả năng thành công cho người mới khởi nghiệp. 

2. Sôi động thị trường nhượng quyền giá rẻ ngành F&B tại Việt Nam

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Trong 10 năm trở lại đây, hơn 50% thương vụ nhượng quyền diễn ra đều thuộc lĩnh vực F&B. Điều đó cho thấy hoạt động nhượng quyền ngành F&B tại Việt Nam đang hết sức sôi động. 

Sau sự đổ bộ hàng loạt của các “ông lớn” trong ngành như McDonald’s, Pizza Hut, KFC, Burger King, Lotteria, Tous Les Jours, Swensen’, Baskin Robbins,… Những năm trở lại đây, Việt Nam đang đón chào làn sóng nhượng quyền mới đến từ các thương hiệu thuộc phân khúc bình dân hơn. Ví dụ như Mixue, Cooler City, Trà sữa Đô Đô, Mr Good Tea, Trà Dâu Aya, Trà Bí Đao An Nhiên,…

Lý giải nguyên nhân khiến các doanh nghiệp F&B trong và ngoài nước đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu tại thị trường Việt Nam, giới chuyên gia nhận định: Hiện Việt Nam là “mảnh đất màu mỡ” sở hữu nhiều lợi thế như dân số đông (gần 100 triệu người); có 8.475 chợ, 1.009 siêu thị và 210 trung tâm thương mại,… nên được đánh giá rất cao về sức tiêu thụ. Bên cạnh đó, thu nhập và mức sống của người dân ngàng càng tăng, tạo đà mở rộng quy mô cho các thương hiệu. 

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển ồ ạt của các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ như hiện nay, chủ đầu tư cũng nên tỉnh táo trước khi “xuống tiền” lựa chọn mua nhượng quyền. Bởi thực tế, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu bạn chưa thực sự hiểu và có kiến thức về ngành. 

Xem thêm: Tham khảo ngay 8 thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ

3. Chủ quán cần tỉnh táo trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền giá rẻ 

3.1. Tìm hiểu ưu điểm & hạn chế của các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B

Ưu điểm: 

  • Đòi hỏi chi phí khởi nghiệp thấp: Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc mua nhượng quyền thương hiệu F&B giá rẻ là chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với chi phí tự mở mới thương hiệu độc lập. Hiện nay, trên thị trường có sẵn rất nhiều bên nhượng quyền thương hiệu dưới 100 triệu. Điều này thu hút đông đảo người khởi nghiệp – dù là “tay ngang” cũng muốn tham gia vào ngành F&B. 
  • Có sẵn nhận diện thương hiệu: Sử dụng một thương hiệu đồ ăn, đồ uống đã có uy tín và được biết đến trong ngành F&B giúp bạn xây dựng lòng tin và thu hút sự quan tâm từ khách hàng một cách nhanh chóng. Từ đó, cũng giúp tiết kiệm chi phí làm branding và marketing vì được hưởng lợi ích từ thương hiệu gốc. 
  • Quy trình vận hành quán đã được chuẩn hóa: Mọi quy trình từ thiết kế, setup quán, nguồn nhập nguyên liệu, công thức món đến bán hàng, chăm sóc khách hàng,… đều đã được chuẩn hóa để sẵn sàng nhân chuỗi. Vì vậy, chủ đầu tư dù không cần có quá nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B vẫn có thể đứng ra mua nhượng quyền được. 
  • Giảm thiểu rủi ro: Do các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ thường có độ phủ lớn, được nhiều người biết tới và có một lượng khách hàng trung thành nhất định nhờ vậy có thể giảm thiểu rủi ro, gia tăng tỉ lệ thành công. 

Hạn chế: 

  • Tình trạng “bão hòa” thương hiệu: Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ trong ngành F&B đang ngày càng trở nên phổ biến dẫn tới nguy cơ “bão hòa” ngay trong nội bộ chuỗi. Khi đó, những cửa hàng nhượng quyền cùng thương hiệu lại trở thành đối thủ cạnh tranh lẫn nhau. 
  • Giới hạn tự do trong hoạt động kinh doanh: Khi mua nhượng quyền, bạn chỉ được giao quyền sử dụng thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định và buộc phải tuân theo những quy định, khuôn khổ của chủ sở hữu thương hiệu. 
  • Phụ thuộc vào chất lượng chung của thương hiệu: Nếu chủ sở hữu thương hiệu không duy trì được chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, điều này có thể ảnh hưởng xấu tới danh tiếng và thành công với quán của bạn. 
  • Chấp nhận chia sẻ rủi ro với thương hiệu: Chẳng hạn như một cửa hàng nhượng quyền khác bị khách hàng “bóc phốt” cũng có thể tạo ra khủng hoảng truyền thông cho cả thương hiệu, ảnh hưởng đến doanh số của cửa hàng bạn.
Chủ quán cần tỉnh táo trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền giá rẻ.

3.2. Những lưu ý cho chủ quán trước khi “xuống tiền” mua nhượng quyền giá rẻ 

“Các thương hiệu nhượng quyền giá rẻ có đáng tin cậy không?” là câu hỏi ban đầu của rất nhiều chủ đầu tư có ý định mua nhượng quyền. Để giảm thiểu rủi ro khi mua nhượng quyền F&B giá rẻ, chủ quán cần “nằm lòng” 4 điểm lưu ý sau: 

  • Vấn đề bảo hộ thương hiệu: Khi có ý định mua nhượng quyền thương hiệu F&B giá rẻ cần cẩn trọng về vấn đề pháp lý nói chung cũng như bảo hộ thương hiệu nói riêng. Bởi nhiều trường hợp chủ thương hiệu chưa có đủ điều kiện, giấy tờ đã thực hiện bán nhượng quyền cho người khác. Dẫn đến tình trạng, bạn mất tiền oan mua nhượng quyền, trong khi hàng loạt cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không cần mất phí bởi chủ sở hữu chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu. 
  • Nguyên cứu kỹ thị trường, tránh chạy theo trend: Đã có rất nhiều case study về việc chạy theo xu hướng để mua nhượng quyền (Ví dụ trend mì cay 7 cấp độ, trà chanh, sữa chua trân châu,…) nhưng khi thoái trào, hàng loạt cửa hàng lại trở nên vắng khách và buộc phải đóng cửa “cắt lỗ”. Vì vậy, muốn đầu tư thành công thì phải hiểu rõ được thị trường đang cần gì và thiếu gì, sản phẩm bạn muốn bán đã bão hòa chưa, tệp khách hàng mục tiêu muốn hướng đến là ai?
  • Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền giá rẻ phù hợp: Không phải cứ thương hiệu đang hot sẽ phù hợp với bạn. Các yếu tố để đánh giá một thương hiệu nhượng quyền phù hợp là: Tài chính (Phí nhượng quyền của thương hiệu là bao nhiêu?); Mức độ uy tín (Tìm hiểu tường tận về công ty sở hữu thương hiệu); Hiệu quả kinh doanh (Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận có giống như công ty nhượng quyền đảm bảo hay không?) 
  • Cảnh giác việc bị chiếm dụng vốn: Người mua nhượng quyền giá rẻ có thể đối mặt với nguy cơ bị “chiếm dụng vốn” bằng hàng loạt các khoản phí phát sinh do bên bán đề ra. Rất nhiều bên quảng cáo hình thức “nhượng quyền 0 đồng” nhưng thực chất họ là những công ty nội thất, xây dựng, bán thiết bị. Khái niệm “nhượng quyền giá rẻ” cố tình bị bóp méo để bán dịch vụ thi công, nội thất, trang trí quán hay bán xe đẩy. Thực tế, bạn sẽ không nhận được kiến thức ngành hay sự hỗ trợ kinh doanh nào mà còn bị chiếm dụng vốn. Vì vậy, nhà khởi nghiệp nên hết sức lưu ý. 
  • Cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng: Một hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn 5 năm và có thể nhiều hơn như vậy. Thông thường có một khoảng thời gian rất ngắn gọi là “Cooling-off period” tầm 7 ngày để bạn suy nghĩ lại và rút lui nếu chưa chuyển khoản phí nhượng quyền. Một khi đã ký hợp đồng, sẽ rất khó nếu bạn muốn rút lui giữa chừng, trừ khi cả hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bạn sẽ phải  mất đi phí đã trả và đền bù các khoản lợi nhuận dự tính trong thời gian hợp đồng còn lại cho công ty đó. 

4. Kết luận

Các mô hình nhượng quyền giá rẻ, nhượng quyền F&B dưới 100 triệu là hình thức kinh doanh nở rộ gần đây. Không thể phủ nhận, đây là “cơ hội vàng” để nhiều nhà khởi nghiệp ít vốn cũng có thể thử sức làm giàu. Tuy nhiên, trong thị trường bão hòa như hiện nay, chủ đầu tư cần hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn thương hiệu, tìm kiếm mặt bằng và lập kế hoạch mua nhượng quyền để tránh những rủi ro không mong muốn. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất