Buy Now

Tìm kiếm

Các lưu ý khi xây dựng nội quy nhân viên nhà hàng

  • Chia sẻ cái này:
Các lưu ý khi xây dựng nội quy nhân viên nhà hàng

Tin tức mới

Các lưu ý khi xây dựng nội quy nhân viên nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Dù kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm cả ngành F&B đều cần có những quy định dành cho nhân viên. Trong kinh doanh lĩnh vực nhà hàng cũng vậy. Nội quy được xem là “luật”, giúp các nhân sự biết được biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong công việc. Từ đó, tạo ra sự thống nhất chung trong quy trình làm việc cũng như đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đó là một phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bạn. Vậy thế nào là một bản nội quy nhân viên nhà hàng phù hợp cho nhà hàng của bạn? Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Quy định chung nội quy nhân viên nhà hàng

1.1. Chấm công hằng ngày

nội quy nhân viên nhà hàng
Chấm công hàng ngày

Đây là thao tác làm việc ảnh hưởng đến quyền lợi của chính nhân viên trong nhà hàng. Hằng ngày, trước khi làm việc, nhân viên phải có trách nhiệm thực hiện chấm công vào hệ thống tính công của nhà hàng thông qua sổ chấm công hoặc hệ thống vân tay. Các lần thực hiện cần rõ ràng về thời gian bắt đầu ca làm và thời gian kết thúc. Nhân viên không được tự tiện chấm công hộ người khác.

Đọc thêm: Top phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất hiện nay

1.2. Tác phong khi làm việc 

Ở các nhà hàng, từ phục vụ, nhân viên bếp và cả cấp quản lý đều phải mặc đồng phục chỉnh tề, sạch sẽ cùng bảng tên và vị trí công việc. Họ được xem là đại diện cho cả thương hiệu. Tùy vào vị trí, cấp bậc mà quy định về trang phục cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tác phong gọn gàng, chỉnh chu là điều bắt buộc chung mà tất cả nhân viên. Đặc biệt, đối với nữ, tóc dài thì nên búi tóc cao và trang điểm nhẹ nhàng. Còn với nam, tóc phải được cắt ngắn, không để quá dài. 

Tác phong gọn gàng, chỉnh chu là điều bắt buộc chung mà tất cả nhân viên

Trong công việc, mọi nhân viên đều phải giữ tác phong nghiêm túc và phải luôn tươi cười, niềm nở, tận tâm với khách hàng. Quan trọng nhất là cần giữ thái độ lịch sự, tận tình khi giao tiếp đồng nghiệp cũng như khi phục vụ khách hàng.

1.3. Sử dụng điện thoại 

Chỉ có những nhân viên có phận sự mới được sử dụng điện thoại trong nhà hàng. Những nhân viên khác nếu không có việc thực sự cần thiết thì không được sử dụng điện thoại trong giờ làm việc. Điều này góp phần thúc đẩy nhân viên làm viên làm việc nghiêm túc, tránh phân tâm trong quá trình làm việc. 

1.4. Đưa ra quy định tìm đồ thất lạc

Nhân viên khi nhặt được bất kỳ đồ dùng thiết bị tài sản nào trong phạm vi nhà hàng đều phải bàn giao lại cho quản lý. Nhà hàng sẽ có trách nhiệm liên hệ với chủ sở hữu để trao trả. 

Đọc thêm: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất

1.5. Nhận góp ý khiếu nại của khách hàng 

Nhận góp ý khiếu nại của khách hàng

Khi khách hàng có thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại cần lắng nghe cẩn thận, phân tích và giải quyết hợp lý. Khi không giải quyết được nhân viên cần báo lại ngay cho quản lý hoặc những người có trách nhiệm. Nhân viên luôn luôn phải thể hiện sự quan tâm, nhã nhặn, lịch sự với khách hàng không được tranh cãi với khách hàng.

2. Bảo vệ tài sản và các bí mật kinh doanh 

Bảo quản thiết bị, tài sản của quán là trách nhiệm chung của tất cả nhân viên. Không ai được mang bất cứ một tài sản nào ra khỏi nhà hàng khi chưa được phép của người quản lý. Ngoài ra, nhân sự trong cửa hàng bắt buộc phải giữ bí mật về công thức chế biến cũng như kế hoạch, chiến lược kinh doanh của nhà hàng.

iPOS – Phần mềm quản lý nhà hàng, quán cà phê

  • Với 15.000 cửa hàng sử dụng
  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí

3. Thời gian làm việc và nghỉ phép

Thời gian làm việc và nghỉ phép

Giống như hầu hết các hình thức kinh doanh F&B, các nhà hàng thường chia ca làm việc cho nhân viên. Thời gian biểu làm việc sẽ được bố trí theo khối lượng công việc của nhà hàng. Thông thường, một ca làm việc có 8 tiếng và được phân công bời quản lý hay trưởng ca/ giám sát.

Một đặc trưng nữa của ngành dịch vụ ăn uống là hoạt động tất cả các ngày trong năm. Vì thế, nhân viên sẽ được chọn ngày nghỉ trong tuần và hạn chế nghỉ vào cuối tuần và lễ,Tết. Bù lại nếu làm việc vào những quy định thì sẽ được mức lương gấp đôi, gấp ba. Đồng thời, được nghỉ phép thêm sau đó.

Khác với công việc văn phòng, nhân viên ở các chuỗi ẩm thực thường không có giờ nghỉ ngơi nhất định. Tất cả sẽ được phân chia thời gian nghỉ giữa ca phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

4. An toàn lao động và vệ sinh lao động

An toàn lao động và vệ sinh lao động

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, nội quy nhân viên nhà hàng cần lưu ý đến vấn đề này. Các quy định về bảo quản, chế biến cũng như giữ vệ sinh các công cụ dụng cụ là điều bắt buộc cần có. Từ khu vực phục vụ, khu vực bếp cho đến nhà vệ sinh đều cần được sắp xếp và dọn dẹp sạch sẽ.

Ngoài ra, nhân viên nhà hàng cần tham gia các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức về an toàn lao động. Các kỹ năng vận hành các máy móc, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ cũng sẽ được đào tạo bài bản. Mục đích chính là để tránh các tai nạn có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và mọi người.   

Bạn có thể tham khảo một số phần mềm để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất