Buy Now

Tìm kiếm

Bí quyết giữ chân khách hàng vãng lai trong ngành F&B

  • Chia sẻ cái này:
Bí quyết giữ chân khách hàng vãng lai trong ngành F&B

Tin tức mới

Bí quyết giữ chân khách hàng vãng lai trong ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Một bộ phận các chủ quán thường chủ quan xem nhẹ việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng vãng lai vì cho rằng khách hàng đó chỉ sử dụng dịch vụ một lần, nên việc tạo mối quan hệ thân thiết với khách là không cần thiết.
Đó là sai lầm nghiêm trọng vì chủ quán đã tự tước mất đi những cơ hội chuyển đổi khách vãng lai thành khách ruột. Tại sao lại vậy? Và cách làm nào để thương hiệu có thể bắt đầu mối quan hệ với khách vãng lai, hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Sự ảnh hưởng của khách hàng vãng lai

Khách hàng vãng lai tìm đến quán bạn chính là minh chứng cho việc nhà hàng/quán cafe của bạn đã tạo được ấn tượng với khách hàng và thu hút được khách tới trải nghiệm dịch vụ. 
Khách hàng trung thành cũng xuất phát điểm từ khách hàng vãng lai nên nếu chủ quán “bỏ lỡ” cơ hội tạo thiện cảm, thiết lập mối quan hệ với khách rất có thể đã mất đi những khách hàng tiềm năng cho nhà hàng/quán cafe của mình. 

Thậm chí, sẽ có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẵn sàng “nhiệt tình” săn đón hơn, khiến khách hàng có sự so sánh và đánh giá đối thủ cao hơn thông qua việc trải nghiệm dịch vụ. Do đó nếu bạn không có chiến lược để giữ chân khách hàng thì chính bạn đã tự tay gạt đi nguồn doanh thu “béo bở” trước mắt. 

Khách hàng trung thành cũng xuất phát điểm từ khách hàng vãng lai
Quá trình của việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận tức là khách hàng dùng giá trị của đồng tiền để đổi lấy trải nghiệm và tận hưởng dịch vụ mà nhà hàng/quán cafe của bạn cung cấp. Tạo mối quan hệ với khách hàng chính là cách để nhà hàng/quán cafe duy trì, tồn tại và tạo ra nguồn doanh thu. 
Chính vì vậy, thiết lập mối quan hệ với khách hàng rất cần thiết. Chủ quán cần tận dụng ngay từ lần đầu khách tới quán – bước đầu thành công đó để áp dụng những chiến lược và kế hoạch cụ thể để níu giữ khách hàng quay lại trong những lần tiếp theo.  

2. Bí quyết xây dựng mối quan hệ với khách vãng lai

Việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng vãng lai không chỉ dừng ở mức độ nhiệt tình tiếp đón khi khách tới trải nghiệm và vui vẻ khi ra về, mà nó còn là quá trình tác động qua lại nhằm giữ liên lạc với khách hàng và bước đầu xây dựng mối quan hệ với khách. 

Giữ liên lạc là bước đầu xây dựng mối quan hệ với khách

Xem thêm: Những điều nhỏ nhặt từ nhân viên phục vụ khiến khách hàng “ấm lòng”

2.1. Tặng phiếu quà tặng ưu đãi trong lần sử dụng sau

Tâm lý khách hàng luôn ưa chuộng những phiếu quà tặng sau khi đã trải nghiệm dịch vụ, do đó tùy vào điều kiện bạn có thể chuẩn bị những phiếu quà tặng như mua 1 tặng 1, đi 3 tính tiền 2, hoặc phiếu giảm giá,… có hiệu lực trong lần thanh toán tiếp theo. 

Vì phiếu quà tặng có giá trị sử dụng và sẽ chỉ có hiệu lực trong lần thanh toán tiếp theo, điều này giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn lâu hơn, và tỷ lệ quay trở lại quán trong lần tiếp theo cao hơn. 

Trường hợp, nếu khách hàng không trực tiếp dùng phiếu thì vẫn có thể dành tặng cho bạn bè hoặc người thân vì vậy phiếu quà tặng vẫn tạo ra giá trị, và gia tăng lượng khách hàng mới. 

Quy trình này như 1 vòng lặp và luôn luôn tạo ra giá trị, “tái sử dụng” nguồn khách hàng sẵn có và giúp lôi kéo khách hàng vãng lai trở lại quán hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng phiếu quà tặng này, nhà hàng/quán cafe nên đặt ra 1 thời hạn sử dụng nhất định để việc khách quay trở lại quán diễn ra nhanh chóng hơn, và thương hiệu của bạn luôn nằm trong lựa chọn ưu tiên trong của khách hàng. 

2.2. Tạo phiếu tích điểm

Phiếu tích điểm là hình thức không còn xa lạ với các chủ quán, song đây vẫn là cách làm hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng. Triển khai hình thức này bằng cách tính điểm đơn giản như: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tại quán sẽ được tích điểm 1 lần (hoặc có thể quy ước 1 số tiền nhất định/1 lượt tích). Sau khi đủ số lượng tích (do thương hiệu quy định) sẽ được đổi thưởng. 

Với hình thức này, quán có thể tạo chương trình thành viên trên phiếu tích điểm cho khách và xin lại thông tin cơ bản để lưu lại nhằm thuận tiện chăm sóc lại khách hàng tốt hơn. 

Khách hàng sẽ có xu hướng tiêu nhiều hơn để sở hữu thành quả sau khi đã tích đủ điểm
Đồng thời duy trì phiếu tích điểm sẽ giúp thúc đẩy khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ, gia tăng tần suất khách ghé tới thương hiệu. Nguyên do là khách hàng bị thu hút bởi phần thưởng mà họ có thể nhận được sau khi đã đạt mức tiêu dùng mà thương hiệu đặt ra, mong muốn nhanh chóng sở hữu thành quả sau khi đã tích đủ điểm. 
Đây là một chiến lược thông minh giúp thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng để “đôi bên cùng có lợi” và duy trì được sự trở lại của khách liên tục. 

 

Đọc thêm: Giữ chân khách hàng với thẻ tích điểm quán trà sữa

2.3. Tương tác qua kênh truyền thông

Ngoài những phương pháp kể trên, chủ quán có thể kết hợp cả việc tương tác với khách hàng thường xuyên trên các kênh truyền thông như Facebook, Zalo, Instagram,… hoặc ngay trên số điện thoại của khách hàng. 

Thu ngân có thể xin lại số liên lạc của khách hàng khi thanh toán nhằm lưu lại thông tin khách hàng, thuận tiện cho việc tương tác và chăm sóc khách sau khi sử dụng dịch vụ. Đối với 1 số khách hàng e ngại trong việc cung cấp thông tin cá nhân, chủ quán có thể áp dụng hình thức như wifi marketing, hoặc công cụ check-in trên nền tảng mạng xã hội để thu thập dữ liệu.

Tương tác các nền tảng mạng xã hội để khách hàng tránh quên lãng thương hiệu của bạn

Thông qua dữ liệu thông tin đã có được, nhà hàng/quán cafe có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin về chương trình khuyến mại, giảm giá và ưu đãi, thêm món mới. Đây cũng chính là một trong các bước giúp mối quan hệ với khách trở nên gần gũi, kết nối với khách hàng dễ dàng hơn. 

Lưu ý về tần suất gửi thông tin để khách hàng không cảm thấy họ bị làm phiền. Hãy có 1 lịch trình gửi tin khoa học đủ để khách hàng không lãng quên thương hiệu của bạn và tạo được hiệu ứng tốt cho khách hàng, giúp họ cảm thấy được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, tận tình và chu đáo tăng thiện cảm với khách hàng.

2.4. Chương trình tri ân khách hàng

Tri ân khách hàng được thực hiện nhằm tăng tính tương tác với khách hàng đã từng sử dụng tại nhà hàng/quán cafe, đây là hình thức giúp thương hiệu bày tỏ lòng biết ơn với khách hàng đã đồng hành và sử dụng dịch vụ, gửi đến khách những thông điệp tốt đẹp. 

Cách làm này cũng giúp thương hiệu ghi điểm với khách hàng vãng lai và khách hàng cũ, tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, gợi nhắc khách hàng quay trở lại quán. 
Ngoài ra điều này có thể hiện mức độ mà thương hiệu quan tâm và coi trọng đối với khách hàng vãng lai. Tức là họ vẫn được chú ý tới như những người thân thiết chứ không chỉ dừng lại ở mối quan hệ “người mua và người bán”.
Đây được coi là cách đầu tư thông minh, không mất chi phí quảng cáo truyền thông, khi khách hàng mới nhìn vào chương trình tri ân sẽ thấy được sự đầu tư chỉn chu khiến khách hàng có niềm tin hơn với thương hiệu, giúp mối quan hệ với khách trở nên bền vững hơn. 

3. Lời kết

Với những thông tin mà iPOS.vn đã chia sẻ về bí quyết giữ chân khách hàng vãng lai, mong rằng các chủ quán sẽ có thêm thông tin trong việc xây dựng chiến lược phù hợp để hỗ trợ cải thiện tối đa mối quan hệ, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng. 

Cùng tham khảo một số phần mềm sau để công việc kinh doanh trơn tru hơn nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Phần mềm kế toán iPOS Accounting

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất