Buy Now

Tìm kiếm

Bắt chước và đưa ra sự đổi mới – Chìa khóa thành công khi kinh doanh F&B

  • Chia sẻ cái này:
Bắt chước và đưa ra sự đổi mới – Chìa khóa thành công khi kinh doanh F&B

Tin tức mới

Bắt chước và đưa ra sự đổi mới – Chìa khóa thành công khi kinh doanh F&B

Kinh doanh F&B bắt chước và đổi mới

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Theo thống kê của Topica Founder Institute về các mô hình khởi nghiệp thành công ở Việt Nam cho thấy, 100% các doanh nghiệp đều học hỏi và đổi mới từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài. Vậy nên, suy cho cùng chuyện bắt chước ý tưởng chưa hẳn đã là chuyện xấu, và ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng không phải ngoại lệ. Nhưng bắt chước làm sao và bắt chước như thế nào để thành công vẫn là một câu hỏi lớn với nhiều thương hiệu. Cùng iPOS.vn tìm hiểu nhé!

1. Những rào cản phải đối mặt trong thị trường F&B

Trên thực tế, tất cả những người tham gia thị trường F&B phải nhận thức được rằng đây là một thị trường tiềm năng nhưng đầy thách thức, tốc độ đào thải nhanh. Tất cả các công đoạn từ quy trình cung ứng, sản xuất, tiêu thụ và thu tiền đều diễn ra tại chỗ. 

Tuy nhiên, mọi hoạt động phục vụ lại được thực hiện bởi những nhân sự có trình độ thấp hơn so với các ngành khác, phần lớn đều là nhân sự lao động với trình độ phổ thông. Vì thế, trong quá trình vận hành càng dễ và liên tục phát sinh lỗi sai. 

Mặt khác, rào cản xâm nhập thị trường ngành thấp, chỉ cần đầu tư khoảng vài trăm triệu là đã có thể mở một cửa hàng mới khiến mọi người đổ xô nhau kinh doanh F&B. Bên cạnh đó, công nghệ phát triển, các thương hiệu không cần tốn quá nhiều chi phí vẫn có được sản phẩm và mô hình kinh doanh phù hợp.

F&B là một thị trường tiềm năng nhưng đầy thách thức và tốc độ đào thải nhanh

Dù hôm nay có người kinh doanh thất bại, ngã xuống và rời khỏi thị trường thì hôm sau sẽ luôn có người mới sẵn sàng nhảy vào với niềm tin rằng mình đã chuẩn bị kỹ và có thể làm tốt. Nhưng rồi kết quả là họ lại ngã xuống tiếp và nhanh chóng biến mất khỏi thị trường. Kinh doanh trong ngành này thì xác định là đối thủ mới, đối thủ cũ nhiều và vô tận. Bởi vậy, tập trung vào việc kinh doanh của mình, đừng quan tâm đến người khác quá nhiều.

2. Chiến thuật cạnh tranh: Bắt chước đối thủ

Theo Dave McClure, nhà đầu tư thiên thần người Mỹ đã “chắp cánh” cho hơn 500 startup từng nói rằng: “Thực ra bạn có thể bắt chước đến 99% và sáng tạo chỉ 1% thôi cũng đủ để sản phẩm đánh bật các đối thủ khác trên thị trường”. 

Bắt chước không phải là một điều đáng xấu hổ. Chẳng hạn như, khi định kinh doanh nhà hàng buffet lẩu nướng, bạn hoàn toàn có thể tìm một đối tượng tham chiếu có hình mẫu tương tự những gì bạn muốn, phân tích cách họ tiếp cận, phát triển, sau đó bắt chước để đưa ra câu trả lời sáng tạo mới.

Khi nền tảng kinh doanh mà bạn xây dựng còn yếu, hãy lựa chọn đối tượng phù hợp, đặt làm tiêu chuẩn để bắt chước, điều này sẽ giúp bạn nắm được những điểm mấu chốt trong thời gian ngắn nhất. Giải pháp khi kinh doanh là hãy theo dõi quá trình, rút kinh nghiệm và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình đó rồi cải tiến. Ngay đến cả những “gã khổng lồ” công nghệ như Apple hay Google ngày nay đều có thể tìm thấy dấu vết của sự bắt chước trong quá trình phát triển ban đầu của họ.

Đọc thêm: 5 “tử huyệt” trong kinh doanh cafe mà người mới dễ sảy chân vào

3. Làm thế nào để bắt chước mà vẫn thành công?

3.1. Phải thực sự hiểu mô hình mình đang kinh doanh

Tất nhiên, bắt chước chỉ là bước đầu tiên. Nếu bạn chỉ có thể bắt chước, cho dù công việc kinh doanh của bạn có tuyệt vời đến đâu thì nó cũng chỉ phát triển được một thời gian rồi chững lại. Chưa kể ai cũng có thể bắt chước, nên người khác sẽ lao vào bắt chước bạn khi họ thấy bạn kiếm ra tiền. Điều quan trọng là bạn có thể tiếp tục đổi mới sau khi bắt chước hay không. 

Dù là kinh doanh F&B nhưng mỗi mô hình sẽ có đặc điểm riêng và không có giải pháp nào chung cho tất cả vấn đề. Chẳng hạn như, với mô hình nhà hàng, khách hàng thường ngồi lại lâu và trải nghiệm tại quán thì cần tập trung vào dịch vụ và sản phẩm tại chỗ. Nhưng nhà hàng cũng có dạng dành cho khách du lịch, dành cho dân địa phương, dành cho dân văn phòng, sinh viên,… Mỗi đối tượng như thế lại có cách làm khác nhau và lợi thế cạnh tranh của mỗi quán cũng khác, dẫn tới cách làm cũng khác. Bởi vậy, việc đầu tiên khi tìm kiếm giải pháp chính là phải hiểu được mô hình kinh doanh và nắm được gốc rễ vấn đề.

Một trong những cách đơn giản để thành công là tìm người thành công nhất trong mô hình mà bạn đang theo đuổi để học theo

Tôi đang kinh doanh cái gì?

Nhiều người cho rằng kinh doanh cà phê thì chỉ cần tập trung vào chất lượng ly cà phê mà bỏ mặc không gian, trải nghiệm dịch vụ tại quán. Khách tới quán nhưng không có trải nghiệm tốt, chắc chắn họ sẽ rời bỏ thương hiệu. Khi đó, bạn có thể chuyển hướng sang kinh doanh mô hình take-away, tập trung duy nhất vào chất lượng sản phẩm.

Còn nếu khách hàng của bạn thường ngồi uống cà phê tại chỗ thì bạn phải bán cho họ không gian, trải nghiệm. Cụ thể hơn, bạn cần bán không gian để khách hàng trò chuyện với đối tác, bạn bè chứ không chỉ đơn thuần là ly cà phê. 

Tôi đang bán cho ai?

Câu trả lời của nhiều chủ thương hiệu là “bán được cho càng nhiều người càng tốt”. Điều này không sai, nhưng chủ thương hiệu cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu của mình là ai. Điều này giúp quán xác định và giải quyết tốt nhất một nhu cầu cụ thể.

Chẳng hạn như, nhóm khách hàng của bạn là dân văn phòng, những người bận rộn, không có nhiều thời gian và nhu cầu của họ là cần sự tỉnh táo. Khi đó, bạn có thể suy nghĩ đến việc phát triển mô hình kinh doanh take-away phục vụ nhanh chóng, tiện lợi và đáp ứng được nhu cầu của khách.

Phải biết được cụ thể mình đang phục vụ nhu cầu chính nào của khách hàng thì mới phát triển được sản phẩm tốt.

Vì sao khách hàng phải chọn bạn?

Với mỗi nhóm khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Nếu phục vụ chung chung thì thương hiệu sẽ rất dễ bị rối và “lạc lối”. Ví như như bán sự tiện lợi thì phải làm sao để phục vụ nhanh nhất, gần nhất. Bán dịch vụ thì phải đầu tư về mặt không gian trải nghiệm, phục vụ,…

Bạn không cần phải đứng đầu thị trường, nhưng bạn cần phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng. Như vậy là thành công.

Mô hình kinh doanh của bạn là gì?

Đây là câu hỏi mang tính chất quyết định chủ thương hiệu sẽ làm và không làm gì. Chẳng hạn, mô hình kinh doanh của bạn là take-away thì đừng bày thêm ghế cho khách ngồi lại. Vì ngồi lại thì phải thêm một loạt các vấn đề khác cần quan tâm như dọn dẹp, lau chùi, phục vụ, chỗ để xe,… Cần xác định rõ mô hình kinh doanh để có định hướng và lộ trình phát triển phù hợp.

Đọc thêm: 5 lý do khiến doanh nghiệp F&B chuyển đổi số nhưng chưa “đổi đời”

3.2. Bắt chước người phù hợp để thành công nhanh

Một trong những cách đơn giản để thành công là tìm người thành công nhất trong mô hình mà bạn đang theo đuổi để học theo. Vậy tìm kiếm sự bắt chước từ đâu? Thông thường chúng ta sẽ bắt chước những người, hay những doanh nghiệp cùng ngành có lợi nhuận tốt.

Với mô hình take-away thì ai đang làm tốt nhất, họ đang vận hành như thế nào? Mình có thể học hỏi được gì từ họ? Với mô hình nhà hàng thì phân khúc như thế nào? Ai là người đáng học hỏi nhất trong cùng phân khúc? Có nhiều thứ mình nghĩ nếu làm thì sẽ tốt hơn, nhưng vì sao họ không làm? Quy mô họ lớn hơn, liệu mình có thể làm được như họ không? Có cách nào để làm được như họ mà tối ưu chi phí hơn không?…

Hãy viết ra hết những thắc mắc, rồi sau đó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm một cách có chọn lọc. Đừng học từ người thành công, bởi nguồn lực mỗi người mỗi khác, có nhiều cái đúng với họ nhưng chưa chắc đã phù hợp với mình. Hãy học hỏi từ người giỏi nhất trong phân khúc của mình, những người có xuất phát điểm tương tự, trải nghiệm tương tự và đạt được những thành công trong tầm tay. Phù hợp là điều quan trọng nhất.

Sự bắt chước cũng không thể thành công nếu bạn không biết khai thác nó một cách tốt nhất

3.3. Đổi mới và tạo sự khác biệt

Bắt chước luôn là điều cần thiết cho sự phát triển doanh nghiệp. Bắt chước không phải là sao chép rập khuôn mà là lựa chọn những gì tốt đẹp có sẵn, dùng nó làm nền tảng cho ý tưởng mới, sản phẩm mới. Tìm tòi những ý tưởng mới lạ và hiện thực hóa những ý tưởng đó với giá thành rẻ hơn và tốt hơn.

Sự bắt chước cũng không thể thành công nếu bạn không biết khai thác nó một cách tốt nhất. Hãy xây dựng một kế hoạch phù hợp với mô hình và nguồn lực của doanh nghiệp với ý tưởng vừa được bắt chước để tạo ra thành quả tốt nhất.

Nghe có vẻ nghịch lý với quan điểm kinh doanh của nhiều người, rằng phải xây dựng được thương hiệu riêng, với sản phẩm và dịch vụ “chính chủ”, khó sao chép. Tuy nhiên, với ngành F&B điều này không bao giờ là tuyệt đối. Gần như mọi cơ sở kinh doanh ăn uống ra đời sau đều tham khảo mô hình của các cơ sở xuất hiện trước đó để so sánh, cân nhắc và học hỏi. Bởi vậy, để kinh doanh F&B, muốn thành công, hãy bắt chước và đưa ra sự đổi mới.

Hãy tham khảo ngay một số phần mềm để vận hành nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất