Buy Now

Tìm kiếm

Báo cáo kinh doanh nhà hàng là gì? Vì sao chủ quán cần chú trọng báo cáo kinh doanh?

  • Chia sẻ cái này:
Báo cáo kinh doanh nhà hàng là gì? Vì sao chủ quán cần chú trọng báo cáo kinh doanh?

Tin tức mới

Báo cáo kinh doanh nhà hàng là gì? Vì sao chủ quán cần chú trọng báo cáo kinh doanh?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Điều hành nhà hàng là một công việc khó khăn, chủ nhà hàng cần có nhiều kỹ năng và kiến thức để giúp nhà hàng luôn ổn định và phát triển. Trong đó, muốn nắm được rõ nhất về tình hình kinh doanh của nhà hàng thì chủ nhà hàng sẽ phải lưu ý đến việc xem và phân tích báo cáo kinh doanh nhà hàng. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu thêm báo cáo kinh doanh nhà hàng là gì và tầm quan trọng của báo cáo kinh doanh nhà hàng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Báo cáo kinh doanh nhà hàng là gì?

Báo cáo kinh doanh nhà hàng là một loại báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để khái quát tình hình kinh doanh của một nhà hàng trong một thời gian hoạt động cụ thể. Báo cáo kinh doanh nhà hàng sẽ phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của nhà hàng, bao gồm những báo cáo về doanh thu, tần suất bán hàng, tốc độ bán nhanh hay chậm, tồn kho thế nào,…

bao-cao-kinh-doanh-nha-hang-1
Báo cáo kinh doanh giúp chủ nhà hàng hiểu rõ hơn về tình hình buôn bán hiện tại của nhà hàng

2. Một số loại báo cáo mà nhà hàng cần có

2.1. Báo cáo doanh số bán hàng theo từng thời điểm khác nhau 

Ở mỗi thời điểm khác nhau, doanh số bán hàng của nhà hàng sẽ lại khác nhau. Đó có thể do nguyên nhân khách quan như rơi vào thời điểm lễ Tết thì mọi người sẽ đi ăn nhiều; cũng có thể do nguyên nhân chủ quan như chất lượng đồ ăn của nhà hàng, thái độ của nhân viên phục vụ,… 

Dựa vào doanh số bán hàng, chủ doanh nghiệp còn có thể xác định được chiến lược kinh doanh ở thời điểm đó có phù hợp hay không, có sát với nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu hay không. Từ đó, nhà hàng có thể thay đổi, đưa ra phương án điều chỉnh để phát huy được điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. 

Một bản báo cáo doanh số bán hàng theo thời điểm sẽ cần phải có những con số chi tiết về doanh thu, lợi nhuận theo từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng quý và theo cả năm,… Số liệu càng chi tiết bao nhiêu thì chủ nhà hàng, các cổ đông và kế toán sẽ càng dễ phân tích, đánh giá tình hình nhà hàng bấy nhiêu.  

Xem thêm: Hé lộ bí quyết kinh doanh sữa chua trân châu hút khách

2.2. Doanh số bán hàng theo từng chi nhánh 

Một thương hiệu F&B nếu có nhiều chi nhánh thì rất cần phải có báo cáo bán hàng chi tiết của từng cơ sở một. Như vậy thì chủ thương hiệu mới có thể biết được doanh số của mỗi chi nhánh, dễ dàng đối chiếu và phân tích nếu giữa các chi nhánh có sự chênh lệch doanh thu quá lớn.

Các cơ sở trong cùng một thương hiệu có thể sẽ có doanh thu khác nhau

Một thương hiệu phát triển không đồng nghĩa với việc tất cả các cơ sở cũng đều phát triển và có doanh thu ngang nhau. Tùy thuộc vào những yếu tố như: vị trí nhà hàng, chất lượng đội ngũ nhân viên, sự cạnh tranh trong khu vực,… mà mỗi cơ sở sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng; từ đó dẫn đến việc tình hình bán hàng cũng khác nhau. Nếu sự chênh lệch quá lớn thì chủ nhà hàng cần thay đổi chiến lược kinh doanh cho từng cơ sở, hoặc xem xét đóng cửa những cơ sở kinh doanh không hiệu quả.

2.3. Doanh số bán hàng theo từng nền tảng

Hiện nay, nhiều nhà hàng đã không còn phụ thuộc vào việc bán hàng trực tiếp mà còn mở rộng sang bán hàng bằng các kênh online khác như: fanpage Facebook, website riêng, hotline, TikTok hoặc mở gian hàng trên các ứng dụng giao hàng,… Bán hàng online đang trở thành xu hướng của thời đại 4.0 vì nó nhanh, gọn, lại thuận tiện vì không phải ai cũng có điều kiện tới nhà hàng thưởng thức một bữa ăn trực tiếp. 

Với mỗi nền tảng, nhà hàng đều cần có báo cáo doanh thu cụ thể để biết việc bán hàng trên nền tảng đó có hiệu quả hay không. Nhờ đó mà các nhà hàng xác định được nên phát triển kênh bán hàng nào hoặc xem xét bỏ bớt kênh nào để tiết kiệm ngân sách nhất mà vẫn mang về doanh thu cao.

2.4. Doanh số bán hàng theo từng sản phẩm

Ngoài thống kê doanh số bán hàng theo thời điểm, cơ sở hay các kênh, các nhà hàng còn phải nắm được doanh số bán hàng theo từng món ăn. Mỗi nhà hàng thường có menu với hàng chục món, cần phải biết món nào bán chạy, món nào khách ít gọi để tập trung đẩy mạnh quảng bá những món mang về doanh thu nhiều hơn.

Những món bán chạy có thể trở thành thế mạnh giúp nhà hàng cạnh tranh với các đối thủ khác

Đối với những món mà khách ít gọi, nhà hàng không nhất thiết phải cắt bỏ hẳn khỏi menu mà có thể gom lại thành combo bán kèm với những món bán chạy, hoặc giảm giá khuyến mại để thúc đẩy số lượng tiêu thụ. Đối với những món bán chạy thì nhà hàng có thể đưa ra các chương trình quảng bá, hoặc biến những món này trở thành signature của nhà hàng để nhiều khách hàng được trải nghiệm hơn.

3. Vì sao chủ nhà hàng cần chú trọng báo cáo kinh doanh?

3.1. Nắm bắt được tình hình kinh doanh của nhà hàng 

Việc theo dõi tình hình kinh doanh sát sao sẽ giúp chủ nhà hàng kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề đang phát sinh trong nhà hàng như:

  • Số lượng món ăn bán ra có đều đặn hay không, hay cao vút lên ở một thời điểm và lại bị tụt xuống quá thấp sau đó? Có mặt hàng hay cơ sở nào có lượng tiêu thụ biến động bất thường hay không? Dự đoán vì sao lại xảy ra sự biến động đó?
  • Doanh thu thu về có tỷ lệ thuận với số lượng hàng bán ra hay không? Nếu số khách đến nhà hàng lớn nhưng doanh thu thu về lại không được bao nhiêu, vậy đó là do thu ngân sai sót, nhân viên gian lận hay khách chỉ gọi những món rẻ? 
  • Hàng tồn kho còn nhiều hay không? Mặt hàng nào hết nhanh nhất, mặt hàng nào hết chậm nhất, có tỷ lệ thuận với các món hay được gọi không?

3.2. Đánh giá được hiệu quả đầu tư

Dựa vào thông tin từ báo cáo, chủ nhà hàng có thể dễ dàng quan sát đánh giá xem số vốn đầu tư trong một giai đoạn có được sử dụng hiệu quả không, có sinh lợi nhuận không và sản phẩm nào là sản phẩm giúp nhà hàng thu về nhiều tiền nhất. 

Số tiền đầu tư có hiệu quả hay không sẽ được thể hiện thông qua doanh thu bán hàng

Nếu hầu hết các sản phẩm của nhà hàng đều có mức độ tiêu thụ như nhau, vậy chứng tỏ chiến lược kinh doanh và tiếp thị của nhà hàng đang đi đúng đường, có thể tiếp tục phát huy. Ngược lại, nếu các sản phẩm tiêu thụ không đều, món được gọi nhiều, món được gọi ít thì nhà hàng phải xem lại thực đơn đã phù hợp chưa hoặc cách quảng bá các món ăn đã hiệu quả chưa. 

3.3. Dự đoán xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng

Từ báo cáo kinh doanh, chủ nhà hàng có thể phân tích thị trường, đưa ra dự đoán về xu hướng ăn uống mới nhất của khách hàng. Ví dụ như với các khách ở lứa tuổi trẻ, có mức thu nhập trung bình thì sẽ thường gọi những món gì, tương tự như vậy các khách có mức thu nhập cao hơn sẽ gọi món gì, hoặc ở độ tuổi lớn hơn thích những món gì,… 

Khách hàng ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ yêu thích những món khác nhau

Trong nhà hàng sẽ có một vài món ăn có số lượng tiêu thụ rất ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như xu hướng ăn uống hoặc ngày lễ, Tết. Đây là những món phù hợp với khách hàng ở các lứa tuổi khác nhau, có thể đem về nhiều lợi nhuận nhất cho nhà hàng. Vì thế nhà hàng có thể giữ nguyên món ăn này qua mỗi lần thay đổi menu, hoặc biến nó thành món signature, tăng cường quảng cáo để nhiều khách hàng biết tới hơn. 

Đặc biệt, nếu nhà hàng có tệp khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, nhạy bén với các xu hướng trên toàn cầu thì nên liên tục cập nhật những món ăn đang hot để khách hàng thấy thú vị và ghé nhà hàng nhiều hơn. 

3.4. Định hướng, xây dựng kế hoạch kinh doanh sắp tới

Sau khi đã có một bản tổng quan về tình hình kinh doanh, chủ nhà hàng có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh toàn diện trong suốt thời gian vừa qua. Đây sẽ là căn cứ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh mới cho thời gian sắp tới: nếu chiến lược cũ hiệu quả thì nên giữ lại và phát triển thêm, nếu không phù hợp thì nên thay đổi.

Từ bản báo cáo kinh doanh, chủ nhà hàng sẽ xác định được nhà hàng cần giữ lại và thay đổi những điều gì

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các xu hướng ẩm thực trên toàn cầu, ở mỗi khoảng thời gian khác nhau thì nhà hàng cần chuẩn bị kế hoạch khác nhau. Ví dụ: Nếu chủ nhà hàng đã có bản báo cáo kinh doanh trong quý 3 và muốn định hướng cho quý 4 thì nên kết hợp với cả báo cáo kinh doanh của quý 4 năm trước. Vì quý 3 và quý 4 có thời tiết khác nhau nên có thể những món bán chạy trong quý 3 sẽ không được gọi nhiều trong quý 4, ngược lại nhà hàng có thể xem quý 4 năm ngoái khách thích những món gì nhất để chuẩn bị nhiều hơn.

Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp F&B không tạo ra được doanh số bán hàng?

4. Tổng kết

Ngày trước, để có bản báo cáo kinh doanh nhà hàng thì chủ nhà hàng sẽ cần theo dõi, thu thập và thống kê thông tin thủ công dựa vào dữ liệu ghi chép trên sổ sách. Việc này không những tốn thời gian, công sức mà còn có thể không chính xác. 

Hiện nay, với những phần mềm quản lý quản lý bán hàng hiện đại, thông minh như phần mềm của iPOS.vn thì chủ nhà hàng sẽ nhận được những báo cáo kinh doanh nhà hàng chi tiết, chính xác và tổng quan nhất dựa trên dữ liệu bán hàng. Ứng dụng quản lý từ xa FABi Manager của iPOS.vn còn tích hợp cả tính năng Kế toán VOcông cụ hỗ trợ đắc lực cho các chủ quán minh bạch thu chi, rạch ròi lãi lỗ và có những đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của quán.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất