Buy Now

Tìm kiếm

Bài Học Thành Công Từ Triệu Phú Bán Bánh Mì

  • Chia sẻ cái này:
Bài Học Thành Công Từ Triệu Phú Bán Bánh Mì
Từ cuốn “Triệu phú thầm lặng”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học kinh doanh từ một triệu phú trẻ tuổi và bài học về kinh doanh nhà hàng được rút ra trong quá trình khởi nghiệp của anh.
[crp]

Khởi đầu vất vả của triệu phú trẻ tuổi

Rusly Abdullah hay còn được biết tới với cái tên Chef Li cho rằng điều khác biệt duy nhất giữa những người thành công và thất bại chính là quyết tâm tìm ra cơ hội cho mình. Theo ông, cứ 100 người ở Malaysia thì có 90 người không có đủ quyết tâm để tìm ra các cơ hội. Và điều đáng tiếc nhất là khi bạn sống ở một đất nước có vô vàn các cơ hội như Malaysia nhưng lại không thể giàu. Còn tồi tệ hơn nữa khi quyền lựa chọn cách sống nằm trong tay bạn. Ông nói: “Hãy giàu có theo cách riêng của mình”.
Image 20200518203722 2
Cuốn sách: Những triệu phú thầm lặng

Ông kể, cách đây hai năm, Mat Ali và Samad mới tốt nghiệp từ Kuala Lumpur đến Kelantan (một bang nằm ở bờ biển đông) để tìm việc. Sau hai tuần tìm kiếm họ cũng được nhận vào làm phụ việc trong một siêu thị với mức lương 700 Ringgit Malaysia (RM) một tháng. Họ đã làm đủ mọi việc tại siêu thị, từ bóc mở kiện hàng và bày lên giá bán đến cân, đóng gói cá và rau củ.

Trái với Mat Ali luôn tiêu sài tiền phung phí, Samad rất cẩn trọng với số tiền mình kiếm được. Cậu không tiêu tiền vào những thứ không cần thiết và tháng nào cũng đều đặn gửi 100 RM về cho mẹ. Sau khi trừ đi các khoản chi tiêu cá nhân tối thiểu, cậu gửi số còn lại vào tài khoản ngân hàng.

Trong thời gian làm việc ở siêu thị, đào tạo cậu đã để mắt đến một tiệm bánh mì gần nơi ở. Cậu bị hấp dẫn bởi hương thơm, hình dạng cũng như vị tươi ngon của những chiếc bánh mì, bánh kem và bánh ngọt được bày bán tại đây. Tiệm bánh này rất nổi tiếng với phần đông khách hàng đến mua là người Malaysia. Niềm đam mê quản lý trong cậu trỗi dậy kể từ đó và khao khát muốn biết thêm về loại hình kinh doanh nhà hàng này ngày một tăng.

Cậu mua sách dạy làm bánh mì để tìm hiểu thêm nhưng rồi lại thấy nó sáo rỗng do không được thực hành. “Đúng là làm bánh không dễ!”, cậu buồn rầu nhận định đào tạo quản lý nhà hàng. Nhưng cậu luôn tự nhủ “Một ngày nào đó, mình sẽ làm chủ một nhà máy sản xuất bánh mì!”

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Một buổi sáng nọ, trong lúc đang đọc báo, Samad để ý thấy một quảng cáo về các khóa học dạy chế biến thực phẩm tại trung tâm CLTC diễn ra vào chủ nhật gần nơi đang ở. Cậu đăng ký tham gia và rủ Mat Ali cùng đi nhưng Mat Ali cho rằng học phí quá đắt.Hiếm khi những thanh niên ở độ tuổi của họ tự mình muốn tham gia những khóa học hướng dẫn. Nếu có thì thường là do bị cha mẹ cưỡng ép hoặc cần kíp lắm mới tham gia. Ngược lại, Samad lại cảm thấy khóa học rất hữu ích. Cả bài nói chuyện của thầy hướng dẫn khóa học trước khi bắt đầu cũng tiếp thêm cho cậu nguồn động lực lớn lao.

Trong khóa học, Samad nhanh chóng quen thuộc với các loại nguyên liệu mà chỉ cách đây không lâu cậu vẫn còn lạ lẫm. Cậu cũng quen được nhiều bạn mới, những người có cùng sở thích với cậu.

Appetizer Asia Asian Bake Baker Bakery Board Chef Close Up
Việc tham gia các khóa học giúp Samad hiểu hơn về nguyên liệu và gặp gỡ những người có cùng đam mê ( Hình minh họa)

Cậu cảm thấy vui nhất khi được học cách làm bánh mì và bánh ngọt mà không cần dùng đến máy móc. Tất cả những gì cần là một chiếc lò nướng bánh, các dụng cụ cơ bản để hỗ trợ cho “đôi tay” của cậu. Thực tế khác xa so với suy nghĩ ban đầu của cậu khi lo lắng về việc phải đầu tư vào những trang thiết bị đắt tiền trước khi có thể thực hiện được ước mơ của mình.

Sau đó, Samad đã dùng tiền tiết kiệm mua về một chiếc lò nướng và tự thực hành thêm ở nhà. Cậu thử làm mọi loại bánh rồi mời bạn bè ăn. Mọi người đều dành lời khen cho tay nghề của cậu. “Nó có vị y hệt như những loại bánh trong siêu thị”, một người bạn nhận xét.

Cậu cũng tham gia lớp học về bảo quản và đóng gói sản phẩm. Nhờ đó, cậu có thể bán sản phẩm của mình cho ba trạm xăng cùng một số căng-tin trong trường. Bánh của cậu cũng rất nhanh hết hàng.

Doanh số bán hàng tăng giúp cậu sắm thêm được hai chiếc lò nướng. Vài tháng sau đó, cậu mua về chiếc máy trộn điện năng để tiết kiệm thời gian trộn bột bằng tay. Với những thiết bị mới này, cậu có thể nướng thêm được nhiều bánh hơn. Cậu cung cấp bánh cho thêm hai tiệm tạp hóa và cuối cùng số lượng khách hàng của cậu đã lên tới 7 cửa hàng.

Samad bỏ việc tại siêu thị và mua một chiếc xe tải cũ. Cậu quyết định dành hết tâm huyết cho việc kinh doanh nhà hàng, cậu chuyển đến một nơi ở rộng hơn và thuê thêm ba người cùng làng để phụ giúp.

Sự cố gắng nào cũng sẽ được đền đáp xứng đáng

Nửa năm sau, Mat Ali đến thăm Samad và vô cùng ngạc nhiên khi thấy các thành quả mà bạn mình đạt được. Cậu kinh ngạc khi thấy Samad đã “đổi đời”, trở thành một triệu phú và thấy xấu hổ vì đã bị bạn bỏ quá xa.
Bakesmart Pragmatic Tips For Starting Your Own Bakery
Hình minh họa

Samad sống trong một căn hộ có 3 phòng ngủ tiện nghi với một chiếc điện thoại, một chiếc máy tính cùng đồ nội thất sang trọng. Cậu còn có xe ô tô riêng với thu nhập mỗi ngày từ 700 đến 800 RM tương đương với số tiền lương cả tháng của Mat Ali.

Trong khi đó, với lối sống hời hợt và thiếu chí tiến thủ, Mat Ali vẫn làm việc ở chỗ cũ với đồng lương còm cõi. Cậu ta thậm chí còn không mua nổi cho mình một chiếc xe máy trong khi người bạn của mình sắm được “nhà lầu, xe hơi”. Mat Ali không kìm được mà thốt lên: “Có vẻ như cậu tốt số hơn tớ anh bạn ạ!”

Bạn nghĩ sao về lời nhận xét của Mat Ali? Mỗi người phải học đúng nơi, vào đúng thời điểm và sở hữu đúng kiến thức cộng với sự may mắn mới mong sẽ thành công. “Tốt số” chẳng có nghĩa gì ngoài một lời biện hộ của những kẻ bất tài.

Họ từng có “số” như nhau. Cả hai đều từng làm phụ việc với mức tiền lương 700 RM một tháng. Mat Ali và Samad đều không được “tốt số”. Vận mệnh của mỗi người sẽ bắt đầu rẽ sang hai hướng khác nhau khi Samad quyết định thay đổi hướng đi của cuộc đời mình. Cậu hy sinh những ngày nghỉ để tham dự khóa dạy làm bánh và khao khát, ước mơ có một nhà máy sản xuất bánh mì riêng đồng thời nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ đó. Trong khi đó, Mat Ali lại thiển cận khi phung phí tiền của mình để mua sắm, chơi bời thay vì khiến nó sinh lời hơn nữa.

Samad đặt ra mục tiêu cho cuộc sống và công việc tương lai. Trong lúc Mat Ali mải mê tìm kiếm thú vui tại các trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim; Samad lại dành thời gian để học cách làm bánh.

Bằng việc tham gia tất cả những khóa học như thế, Samad đã tự tạo cơ hội để gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nhân. Cũng từ đó, cậu càng quyết tâm hơn, hiểu biết và trưởng thành. Chúng ta vẫn thường khá quen thuộc với câu danh ngôn: “Hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là ai”. Thật vậy, những người bạn xung quanh ta có tác động trực tiếp đến nhận thức và quan điểm của chúng ta về cuộc sống.

Cơ hội chỉ đến với những người thực sự quyết tâm

Nếu dành thời gian tiếp xúc với các doanh nhân, chúng ta sẽ có động lực trở thành doanh nhân. Nếu giao du với những người xấu, chúng ta sẽ có xu hướng làm những điều xấu tương tự. Samad đã chọn đúng bạn để chơi và cậu đã giàu có hơn nhờ tình bạn đó. Mat Ali thì ngược lại, đã chọn chơi với những người chỉ kéo cậu đi xuống.

Nhìn lại, chúng ta thấy cả hai chàng trai này đều có xuất phát điểm giống nhau nhưng tầm nhìn và nhận thức của họ hoàn toàn khác nhau. Samad chú tâm hơn và đã tận dụng được những cơ hội phía trước và cậu đã trở thành một triệu phú ở tuổi rất trẻ. Cậu có ý chí và động lực để phát triển. Quan trọng hơn cả, cậu sẵn sàng hi sinh thời gian nghỉ ngơi của mình để tiến những bước rõ ràng về phía mục tiêu. Cậu sẵn sàng hi sinh thời gian và tiền bạc cho điều có giá trị với cậu.

62.how Do I Start My Own Bakery 750x397
Sự khác biệt giữa người thành công vào người thất bại là: Biết nắm bắt cơ hội

Samad luôn nhiệt huyết và sống có nguyên tắc, cậu bước nhanh nhưng vẫn chắc chắn và chưa bao giờ hối tiếc về lựa chọn của bản thân. Rõ ràng, bản tính cần kiệm đã ăn sâu vào con người cậu.

Mười năm sau đó, với nỗ lực của mình, Samad đã sở hữu một tiệm bán bánh mì, một nhà máy sản xuất bột và một vài mảnh đất. Cậu đã trở thành một triệu phú thầm lặng.

Về phía Mat Ali, thật không may, cậu nằm trong 90% những người lựa chọn sai. Họ đã không nhìn thấy những cơ hội, không nắm bắt những cơ hội và không biến cơ hội thành thành công. Đáng tiếc hơn, trong số 90% người lựa chọn sai không hề nhận ra rằng mình đang bị bỏ xa lại phía sau trong thế giới kinh doanh này. Họ thậm chí không dám thử vì sợ thất bại. Số liệu này cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của chúng ta thật đáng thất vọng.

Chúng ta thà chọn con đường an toàn nhất với ít rủi ro nhất để đi hết cuộc đời – làm thuê cả đời, thà dành cả cuộc đời mình làm bảo vệ trông chừng cho tài sản của những người khác miễn là được trả công thay vì tự đứng lên để làm chủ tài sản của chính mình.

Kinhdoanhnhahang.vn