Buy Now

Tìm kiếm

Áp lực bão giá và lạm phát: Làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành nhà hàng?

  • Chia sẻ cái này:
Áp lực bão giá và lạm phát: Làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành nhà hàng?

Tin tức mới

Áp lực bão giá và lạm phát: Làm thế nào để tối ưu chi phí vận hành nhà hàng?

lạm phát ngành F&B

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Việc giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động trong thời gian qua đã gây tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp F&B. Áp lực nặng nề khiến các thương hiệu phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc chịu thiệt hại do chi phí nguyên liệu tăng cao hoặc phải điều chỉnh giá trong thực đơn và có nguy cơ mất các khách hàng trung thành…  

Vậy bí quyết nào để có thể tối ưu chi phí vận hành nhà hàng một cách tối ưu hiệu quả nhất? Để giải đáp cho vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành dịch vụ ăn uống lao đao vì bão giá và lạm phát leo thang 

Sau đại dịch Covid-19, khi mọi hoạt động phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và tiêu dùng ngày càng tăng cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát như hiện nay. Những hạn chế trong chuỗi cung cứng đã dẫn đến sự thiếu hụt về nguyên liệu, sản phẩm, kéo theo đó là sự biến động mạnh của chi phí.

lạm phát ngành F&B
Việc giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp F&B

Khi những xu hướng này không có dấu hiệu giảm nhiệt, các doanh nghiệp ngày càng lo ngại về vấn đề kinh tế. Họ tự hỏi nên điều chỉnh giá như thế nào để không gây thiệt hại cho doanh thu trong tương lai trước tình trạng bão giá và lạm phát liên tục xảy ra như hiện nay?

Xem thêm: Lạm phát đã đến cốc cà phê Highland: Cách tăng giá nhưng khách vẫn hài lòng

2. Chiến lược giúp nhà hàng tăng trưởng khi lạm phát

2.1. Chống đỡ bằng cách quản lý giá chủ động

Nghiên cứu chỉ ra rằng, người tiêu dùng có xu hướng giảm tần suất đi ăn ngoài trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân khiến lượng khách hàng sụt giảm không gì khác ngoài lạm phát và giá đồ ăn tăng cao

Tại nhiều nhà hàng, giá một suất ăn đắt hơn 10 – 15% so với năm ngoái. Điển hình là “phát súng” mở màn của Highlands Coffee thông báo tăng giá 10 – 15% (tương đương 4.000 – 10.0000 đồng), cá biệt có sản phẩm tăng tới 18% cho thấy áp lực lạm phát đã lan đến những ly cà phê, trà sữa, sinh tố và đá xay của người Việt.

Chuỗi Highlands Coffee thông báo tăng giá 10-15% mỗi sản phẩm để giữ chất lượng sản phẩm, dịch vụ “trong tình hình biến động thị trường”

Mặc dù đã cố gắng hết sức để giảm chi phí vận hành nhưng nhiều nhà hàng vẫn rơi vào tình cảnh khó khăn và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng giá bán. Thực chất, các nhà hàng tăng giá trên thực đơn để bù đắp chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí mặt bằng và thậm chí cả xăng dầu cùng lúc tăng cao.

Bởi vậy nhiều nhà hàng đã lựa chọn đặt mua khối lượng nguyên liệu lớn hơn để được các nhà cung cấp ưu tiên hơn. Tuy nhiên, việc tích trữ nhiều hàng tồn kho hơn sẽ gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của nhà hàng.

Theo nhiều chuyên gia, bão giá và lạm phát đã triệt tiêu tăng trưởng của ngành dịch vụ ăn uống và đẩy nhiều nhà hàng vào tình cảnh khó khăn.

2.2. Nhiều thương hiệu cố gắng cầm cự

Mặc dù thị trường nguyên vật liệu ngành F&B đều có sự tăng giá, tuy nhiên nhiều thương hiệu vẫn cố gắng làm việc và ký kết dài hạn với nhà cung cấp và phía cho thuê mặt bằng để đảm bảo sự ổn định vận hành và quyền lợi người tiêu dùng.

Nhiều chuỗi cửa hàng cà phê như Starbucks, The Coffee House, Trung Nguyên Legend,… hiện tại vẫn giữ nguyên mức giá bán như trước. Các ứng dụng đặt món như Beamin, ShopeeFood vẫn chưa ghi nhận sự tăng giá đáng kể. Nhu cầu của khách hàng vẫn tăng cao, nhất là các món đồ uống giải nhiệt.

Khi lạm phát tăng, khách hàng sẽ cắt giảm những chi phí không cần thiết như tiền ăn uống bên ngoài, tiền cà phê,… mà thay vào đó là ăn uống ở nhà cho tiết kiệm. Lúc này, doanh nghiệp lại tiếp tục khó khăn chồng khó khăn.

Xem thêm: Nguyên nhân giá cà phê tăng mạnh và dự đoán giá cà phê 2023

2.3. Buộc phải thích ứng nhanh hơn

Ông Aaron Allen, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty tư vấn kinh doanh nhà hàng Aaron Allen & Associates, đã ví hành động chống lạm phát của các chuỗi nhà hàng lớn như “tàu chở dầu” di chuyển chậm, trong khi các nhà hàng đơn lẻ, quy mô nhỏ thì phản xạ như “tàu cao tốc”. Bởi đối mặt với tình cảnh khó khăn, vấn đề về quy mô lớn lại vô tình trở thành gánh nặng đối với các chuỗi nhà hàng. Mặc dù có lợi thế về vốn, quy mô lớn hơn, các công cụ quản trị hiện đại nhưng điểm yếu của các chuỗi nhà hàng là thường phản ứng chậm chạp và sa lầy trong bộ máy cồng kềnh. Trong khi đó, các nhà hàng đơn lẻ, bình dân dù không có lợi thế về quy mô nhưng tính linh động và khả năng thay đổi để thích nghi lại trở thành lợi thế trong cơn “bão giá”.

Nhiều thương hiệu vẫn cố gắng “cầm cự” để đảm bảo sự ổn định vận hành và quyền lợi cho người tiêu dùng

Trong cơn bão giá, các nhà hàng nhỏ lẻ lại trở nên có lợi thế hơn vì với quy mô nhỏ thì họ có thể nhanh chóng điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí nguyên liệu chính trong thực đơn tăng lên, các nhà hàng nhỏ có thể nhanh chóng điều chỉnh giá, cắt giảm nguyên liệu món ăn hoặc loại món đó ra khỏi thực đơn. Thậm chí, nếu phải tăng giá một món ăn, họ có thể bổ sung thêm các món khác rẻ hơn vào thực đơn. Chẳng hạn như, tại một nhà hàng phục vụ món gà ta, họ có sẵn nguyên liệu là thịt gà, khi buộc phải tăng giá món gà thì nhà hàng có thể phục vụ thêm món nộm gà xé phay với giá cả phải chăng hơn một chút để thực khách có nhiều sự lựa chọn hơn mà cũng không cảm thấy khó chịu khi món gà tăng giá.

Thực tế, việc tăng giá, giữ giá hay giảm giá cần phụ thuộc vào dữ liệu để đưa ra quyết định. Tuy nhiên đến một giai đoạn, doanh nghiệp buộc phải tăng giá thì cần lưu ý độ nhạy cảm về giá của sản phẩm để tránh mất khách hàng.

Bên cạnh đó, sau đại dịch Covid-19 người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn, chú ý đa dạng chế độ ăn uống, thân thiện với môi trường. Bởi vậy, các thương hiệu cũng nên cân nhắc yếu tố này, đẩy mạnh truyền thông tiếp thị cho các món có giá trị dinh dưỡng cao để tạo hiệu ứng.

Không chỉ vậy, để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các chuỗi lớn, các thương hiệu nhỏ cần xây dựng một cái “gu” thật rõ, “cá tính hóa” cho thương hiệu của mình. Có thể điều đó sẽ khiến doanh nghiệp tự giới hạn thị trường, nhưng đổi lại, thương hiệu sẽ có được tệp khách hàng trung thành.

Trên đây là những bí quyết giúp bạn tối ưu chi phí vận hành nhà hàng mang trước áp lực bão giá và lạm phát. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như có thêm kinh nghiệm cho việc kinh doanh nhà hàng của mình. Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất