Buy Now

Tìm kiếm

6 rủi ro dễ mắc phải khi mới kinh doanh nhà hàng

  • Chia sẻ cái này:
6 rủi ro dễ mắc phải khi mới kinh doanh nhà hàng

Tin tức mới

6 rủi ro dễ mắc phải khi mới kinh doanh nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, do chưa có nhiều kinh nghiệm và trang bị đầy đủ kiến thức chủ quán dễ “sa chân” vào những rủi ro, tổn thất không đáng có. Cùng iPOS.vn “chỉ điểm” những vấn đề này và tìm cách khắc phục triệt để nhé! 

1. Không bắt kịp xu hướng, thị hiếu khách

Một số chủ quán thường có tâm lý coi thường việc nghiên cứu thị hiếu khách hàng, cũng như không nắm bắt kịp thời các xu thế thịnh hành. Điều này rất có thể trở thành khuyết điểm lớn cho nhà hàng. Nguyên do bởi khi mọi thứ ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng gia tăng, họ luôn mong muốn được trải nghiệm những thứ mới mẻ, theo thời đại. Nếu nhà hàng không liên tục “update” và đổi mới, về lâu dài thương hiệu sẽ ngày một tụt hậu và lỗi thời. 

Chính vì thế, để nhà hàng không “đi vào vết xe đổ” trên, khi bắt đầu kinh doanh bạn phải luôn luôn học hỏi, tìm hiểu những xu hướng đang được ưa chuộng, để nắm bắt tâm lý và áp dụng vào việc kinh doanh nhà hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó, ngoài việc chạy theo xu hướng bạn cần chú ý việc giữ nét cá tính, “bản sắc” của thương hiệu để khách hàng không nhầm lẫn với các thương hiệu khác trên thị trường. Bạn hãy chú ý ngay từ việc xây dựng hình ảnh thương hiệu độc quyền, thực đơn độc đáo, phong cách decor mới lạ,… để mang tới một màu sắc riêng biệt, ghi dấu ấn với khách hàng. 

2. Xác định sai khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng, trên thị trường mục tiêu mà nhà hàng bạn hướng tới. Nhóm này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và có khả năng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ ấy.

Sai lầm của rất nhiều nhà hàng là xác định sai đối tượng khách hàng cần “nhắm” tới. Bạn nên hiểu rằng, nhu cầu ăn uống của mỗi người hoàn toàn không giống nhau bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, sở thích, cá tính riêng,… 

Sai lầm của rất nhiều nhà hàng là xác định sai đối tượng khách hàng cần “nhắm” tới

Việc xác định chính xác khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà hàng nhanh chóng “thỏa mãn” nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng, mang tới họ chất lượng phục vụ tốt nhất. Ngoài ra, việc xác định chính xác đối tượng ngay từ đầu, sẽ giúp quán dễ dàng lựa chọn phong cách, định hình cá tính cho thương hiệu.

Bằng việc xác định phong cách thiết kế cho không gian quán, xây dựng thực đơn, giá cả, lên kế hoạch thực hiện các chương trình quảng cáo,… Điều này, hoàn toàn có tầm ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng và tạo ra những điểm chạm với họ, mang về lợi nhuận hấp dẫn. 

Để giảm thiểu sai lầm này, cách để bạn có thể xác định chính xác nhóm đối tượng mục tiêu bao gồm: 

  • Giới tính, độ tuổi 
  • Mức thu nhập
  • Sở thích, nguyện vọng cần đáp ứng
  • Tần suất sử dụng dịch vụ
  • Khu vực sinh sống thường tập trung
  • Phong cách thiết kế khách hàng yêu thích
  • Mô hình nhà hàng được khách hàng ưa chuộng

Sau khi tìm hiểu những thông tin trên, bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương án tiếp cận cũng như định hướng kinh doanh thích hợp nhất.

Đọc thêm: “Bẫy tâm lý” FOMO – Bí quyết thúc đẩy doanh số nhà hàng, quán cafe

3. Thiếu đầu tư khi đào tạo nhân viên

Nhân viên là bộ mặt của nhà hàng, nhất là nhân viên phục vụ, vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Một bộ phận chủ quán, thường xem nhẹ khâu đào tạo nhân viên, không chú trọng đầu tư bài bản, gây nên tình trạng nhân viên không có kỹ năng giao tiếp, phục vụ, xử lý tình huống kém,…

Đào tạo theo quy trình giúp nhân viên thực hiện đúng tôn chỉ nhà hàng

Bất cứ một sai sót nào của nhân viên, đều có thể khiến khách hàng đánh giá về chất lượng và sự chuyên nghiệp của quán. Do đó, để mang tới ấn tượng tốt cho khách hàng bạn cần xây dựng một quy trình đào tạo nhân viên từ cung cách phục vụ, thái độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chuyên môn,… 

Bên cạnh đó, việc đào tạo này còn giúp nhân viên thể hiện đúng hình ảnh nhà hàng muốn hướng tới, đảm bảo tôn chỉ và mục tiêu mà thương hiệu xây dựng. 

4. Mặt bằng không phù hợp

Lựa chọn sai vị trí, mặt bằng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thu hút khách hàng và doanh thu. Ví dụ, nếu bạn lựa chọn địa điểm nhà hàng là nơi ngoại thành, hẻo lánh hoặc khu vực giao thông không thuận tiện, không đảm bảo an ninh,… sẽ chính là lý do khiến khách hàng có tâm lý e ngại, không muốn di chuyển lui tới. 

Chính vì vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro trên khi mở nhà hàng, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu có chọn lọc dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Khách hàng tiềm năng tại khu vực
  • Tình hình an ninh chung
  • Cơ sở hạ tầng
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Chi phí thuê

5. Vấn đề an toàn thực phẩm

Để kinh doanh nhà hàng thì vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn cần chú trọng. Một số những lưu ý trong nhà hàng để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, cụ thể như: 

  • Diện tích khu vực bếp cần đủ rộng để có không gian phân chia và bài trí các khu riêng biệt: khu chế biến, khu bảo quản, khu bày thức ăn,… 
  • Khu vực chế biến cần luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh nấm mốc hay ẩm thấp
  • Đầy đủ dụng cụ gom rác thải, có nắp đậy, được vệ sinh thường xuyên 
  • Đảm bảo nguồn nước sạch trong nhà hàng
  • Nhập các thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc, còn hạn sử dụng
Vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn cần chú trọng

Việc an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng món ăn và sự hài lòng của khách hàng. Do đó, để hạn chế những rủi ro về vấn đề sức khỏe, trải nghiệm cho khách hàng nói chung, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trên. Bạn không nên vì lợi nhuận trước mắt mà đánh đổi uy tín của thương hiệu và niềm tin của khách hàng. 

6. Giá cả không hợp lý 

Chi phí và giá cả luôn là hai yếu tố khiến khách hàng lăn tăn và dễ lay chuyển nhất. Đừng để tình trạng, khách hàng ngại ngần hoặc nói không với thương hiệu vì mức giá “cắt cổ”. Bạn cần thiết lập mức giá phù hợp, tương xứng với chất lượng món ăn và dịch vụ. Định giá món ăn/thức uống, ngoài việc tính đến lợi nhuận, lãi lỗ, bạn cần phải cân đối với mặt bằng chung trên thị trường.

Khách hàng thường có sự so sánh giữa các thương hiệu về hương vị, cung cách phục vụ, dịch vụ và mức giá. Tất nhiên, với các thương hiệu cùng phân khúc khách thường có xu hướng ưu tiên địa điểm có mức giá phù hợp và phải chăng nhất. Do đó, giá cả hoàn toàn ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh trên thị trường. 

Ngoài ra, việc thiết lập giá cả còn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng tới. Như đã nói ở trên, bạn cần xác định mức thu nhập và mức chi phí tối đa mà khách hàng có thể chi trả khi sử dụng dịch vụ nhằm xác định mức giá. 

 

Đọc thêm: Chiến lược tiếp thị nhà hàng cho 5 đối tượng khách hàng

 

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp cho chủ quán có được cái nhìn khách quan, hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải, khi mới kinh doanh nhà hàng. Chúc việc kinh doanh của bạn “thuận buồm xuôi gió”!

Cùng tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng thật trơn tru hơn nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất