Nhiều người nghĩ họ chỉ có một nhà hàng bình thường, hay một quán nhỏ thì liệu có thực sự cần may đồng phục cho nhân viên hay không? Áp dụng việc mặc đồng phục là lựa chọn tự do của chủ quán, tuy nhiên, nếu trang bị đồng phục cho nhân viên, bạn sẽ nhận được những lợi ích đáng kể trong quá trình vận hành.
Dễ dàng nhận thấy các thương hiệu ăn uống lớn luôn trang bị cho nhân viên những bộ đồng phục đẹp mắt. Tuy vậy, có không ít chủ quán nhận thấy rằng việc quy định mặc đồng phục không phải là một ý tưởng không quá khả thi. Vì nó yêu cầu các chủ quán phải tốn thêm chi phí cũng như dành công sức để thiết kế trang phục. Dưới đây sẽ là 4 lý do mà chủ quán cần phải có đồng phục cho nhân viên quán mình. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung [hiển thị]
1. Mang đến sự chuyên nghiệp
Không phải tự nhiên mà các cửa hàng lớn hay các chuỗi thương hiệu luôn đảm bảo nhân viên của họ mặc đồng phục khi phục vụ khách hàng. Bởi có thể nói, những bộ đồng phục cũng giống như là một đại diện cho hình ảnh của quán, vì thông qua nó, khách hàng có thể cảm nhận được nét riêng của thương hiệu. Đây cũng là yếu tố giúp cho thương hiệu của bạn thu hút được sự chú ý, cũng như tạo ấn tượng tích cực cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng mà chỉ các thương hiệu có đồng phục thì mới có thể đem đến cho khách hàng cảm giác chuyên nghiệp. Khi khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ tại quán của bạn, và nhận thấy toàn bộ đội ngũ từ quản lý cho đến nhân viên đều mặc chung trang phục, sẽ cảm nhận được quán có sự chỉn chu và đồng bộ nhất định. Trong khi đó, nếu bạn để các nhân viên được mặc trang phục tự do, dù có sự tương đồng về màu sắc nhưng chắc chắn kiểu dáng và mẫu mã khó mà giống nhau.
Điều này sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy nhân viên khá thiếu nghiêm túc và làm cho họ có ấn tượng không mấy tốt đẹp. Bởi chắc rằng, bất kỳ ai, khi nhìn vào đội ngũ nhân viên mặc đồng phục đều sẽ có cảm tình hơn việc mỗi nhân viên lại có trang phục khác nhau. Vì chắc rằng, dù cho cùng mặc áo sơ mi, nhưng nếu được tự chọn, sẽ có nhân viên chọn cổ bẻ, số khác lại mặc cổ thuyền hay cổ nhọn. Chính vì thế, nếu bạn muốn mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu, đồng phục là yếu tố mà bạn nên trang bị cho nhân viên bên cạnh các kỹ năng phục vụ.
Xem thêm: Bộ 3 phương pháp giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự cho chủ quán F&B
2. Để khách hàng dễ nhận diện
Một yếu tố mà các chủ quán nên cân nhắc việc trang bị đồng phục cho nhân viên quán, bởi đồng phục sẽ trở thành dấu hiệu giúp các khách hàng dễ dàng nhận biết được đội ngũ nhân viên. Trong khi đó, nếu bạn cho phép nhân viên mặc các trang phục tự do, khách hàng sẽ không biết được ai sẽ là nhân viên để họ có thể nhờ sự hỗ trợ. Có không ít trường hợp nhân viên mặc trang phục tự do, khách hàng phải loay hoay mất một khoảng thời gian kha khá để có thể kết nối với nhân viên. Tình huống này sẽ khiến quán của bạn “mất điểm” trong lòng khách hàng.
Ngoài việc gây khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên, tình huống này cũng dễ khiến khách hàng có sự nhầm lẫn. Chẳng hạn như trong lúc khách hàng đang không biết nhân viên đang ở khu vực nào, họ sẽ phải vẫy tay ra các ký hiệu nhiều lần. Trong những trường hợp họ nhận lầm khách hàng là nhân viên, sẽ khiến cho khách cảm thấy không vui vì cảm giác đang bị làm phiền. Điều này sẽ khiến cho họ không tìm đến các nhân viên để được phục vụ tốt nhất. Khi đó, trải nghiệm tổng thể cũng như ấn tượng của quán sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Thậm chí, có khi sẽ là yếu tố ngăn cản khách hàng quay lại với quán bởi e ngại sẽ phải trải qua một trải nghiệm tương tự như vậy.
3. Tạo dựng thương hiệu
Rất có thể, bạn đã dành rất nhiều thời gian để xem xét cẩn thận thiết kế của quán mình. Từ luồng kế hoạch nhà bếp đến khu vực ăn uống, mọi chi tiết như khăn trải bàn, khăn ăn, lọ hoa,… đều phải thể hiện được bản sắc thương hiệu riêng của quán. Ý tưởng đồng phục của quán là một cách để nhấn mạnh thương hiệu của bạn.
Bằng cách chọn các ý tưởng đồng phục cho nhân viên quán phù hợp với thẩm mỹ, thiết kế đẹp sẽ còn khiến nó xuất hiện một cách đầy ấn tượng với khách hàng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên đặt biểu tượng của quán lên một phần của bộ đồng phục. Nó có thể là mặt sau của chiếc áo sơ mi, hoặc trên một chiếc tạp dề,…
Là một yếu tố bổ sung cho những ý tưởng đồng phục quán là in thêu logo, bạn có thể làm cho nhân viên quán trở thành một bảng quảng cáo bên trong doanh nghiệp.
4. Giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn
Khi trang bị đồng phục cho nhân viên, việc này sẽ hỗ trợ chủ quán rất nhiều trong việc quản lý và giám sát các hoạt động của nhân viên. Bởi khi quy định nhân viên mặc đồng phục, bạn sẽ dễ dàng đánh giá và so sánh giữa các nhân sự với nhau. Điển hình như bạn nhận thấy rõ ràng nhân viên có tuân thủ các yêu cầu mà bạn đưa ra có thể bỏ áo vào quần hay có mặc đồng phục không.
Điều này giúp đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên với nhau. Đồng thời, việc mặc trang phục cũng tránh trường hợp có nhiều nhân viên so sánh với nhau, xem liệu quần áo ai mặc thời trang hơn hay có thương hiệu nổi tiếng. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có, khiến cho hoạt động chung bị ảnh hưởng tiêu cực.
Còn nếu bạn cho phép nhân viên được ăn mặc tự do, bạn sẽ không xác định liệu họ có đang vi phạm quy định hay không. Hoặc nếu bạn đưa ra các nội quy thì phải đảm bảo liệt kê các tình huống có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách như váy quá ngắn, không được mặc áo thun, không mặc quần ngắn trên mắt cá chân chẳng hạn. Điều này sẽ khiến bạn tốn thêm thời gian và công sức để có thể tạo được bảng nội quy đầy đủ.
Ngoài ra, nếu được mặc trang phục tự chọn, lẽ dĩ nhiên nhân viên cũng sẽ có sự tranh cãi về việc liệu họ đã mặc đúng quy định hay chưa. Khi đó, bạn sẽ khó xử phạt các nhân viên dù đôi khi họ đã vi phạm nội quy. Bởi bạn hoàn toàn không có một quy chuẩn nào để làm thước đo.
5. Tạo cảm xúc tích cực cho nhân viên
Đồng phục cho nhân viên quán không chỉ ảnh hưởng đến cách nhìn của khách hàng mà còn có thể thay đổi hành vi của nhân viên! Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tham gia được yêu cầu mặc áo khoác của đầu bếp và thực hiện các công việc liên quan đến nấu nướng. Họ cũng được yêu cầu làm những công việc tương tự mà chỉ mặc đồ bình thường. Và kết quả là những người mặc áo đầu bếp làm việc với sự tập trung cao, hồ hởi hơn.
Không phải tất cả nhân viên của quán bạn phải mặc áo khoác bếp, bài học ở đây là đằng sau trang phục cho người mặc luôn có một ý nghĩa nhất định nào đó với họ. Các tác giả nghiên cứu gọi nó là “Enclothed Cognition” – chúng ta gọi nó là nhận thức về trang phục.
Khi nhân viên của bạn mặc đồng phục, nó sẽ gửi một tín hiệu tinh thần mạnh mẽ đến họ tại thời điểm làm việc. Tuy nhiên, một lý do khác để dành thời gian cho việc lên ý tưởng về đồng phục đó là sự nhất quán của nhất viên về mẫu đồng phục mà bạn dự định may.
6. Xây dựng tinh thần đoàn kết
Ý tưởng đồng phục nhà hàng là một cách tuyệt vời để thiết lập một tinh thần đồng đội giữa các nhân viên. Đó là một lời nhắc nhở trực quan rằng tất cả mọi người đang phấn đấu cho cùng một mục tiêu, cho cùng một tập thể. Tạo và duy trì chính sách thống nhất rõ ràng, nhấn mạnh đến tính chuyên nghiệp và tươm tất khi mặc đồng phục để nhân viên luôn trông gọn gàng, khách hàng của bạn sẽ đánh giá cao điều đó.
Thêm vào đó, điều này sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ đến nhân viên rằng ý kiến của khách hàng là quan trọng với doanh thu nhà hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.
Có thể thấy dù đồng phục không phải là quy định bắt buộc khi hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, nhưng đây là yếu tố mà các chủ quán nên tập trung đầu tư. Bởi ngoài việc mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu, đồng phục còn giúp cho việc quản lý nhân viên một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng giúp cho trải nghiệm khách hàng được gia tăng đáng kể. Vì thế, các chủ quán nên sớm trang bị đồng phục riêng cho đội ngũ nhân viên của mình.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng trơn tru hơn nhé!
Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay