Buy Now

Tìm kiếm

6 cách giúp tăng doanh thu nhà hàng để đạt mức siêu lợi nhuận

  • Chia sẻ cái này:
6 cách giúp tăng doanh thu nhà hàng để đạt mức siêu lợi nhuận

Tin tức mới

6 cách giúp tăng doanh thu nhà hàng để đạt mức siêu lợi nhuận

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh có lãi đã một niềm mơ ước của rất nhiều chủ nhà hàng, nhưng tăng doanh thu nhà hàng để đạt đến mức siêu lợi nhuận thì lại không hề dễ dàng. Nhiều nhà hàng tự thấy đã rất nỗ lực, cũng thử nhiều phương pháp nhưng hầu như không mang lại hiệu quả như mong đợi. 

Vậy có cách làm nào phù hợp, giúp thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận cho nhà hàng? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được cách thức kinh doanh nhà hàng siêu lợi nhuận nhé!

1. Xây dựng một thực đơn hấp dẫn

Thực đơn nhà hàng không chỉ là một bản danh sách những món ăn trong nhà hàng, mà thực đơn còn là một công cụ quảng cáo miễn phí và góp phần gia tăng doanh số đáng kể cho nhà hàng. Đặc biệt, với những khách hàng chưa đến nhà hàng của bạn bao giờ thì việc đầu tiên họ sẽ làm là tra cứu món ăn trên các trang tìm kiếm để xem xét các món ăn, giá tiền và nhận xét của mọi người. 

Do đó, nhà hàng cần phải chú trọng việc thiết kế cả thực đơn giấy cho khách ăn tại chỗ và thực đơn online trên website cho những khách muốn tham khảo.

Thực đơn là thứ đầu tiên trong quán gây ấn tượng cho khách hàng

Hiện nay, có rất nhiều “mẹo” trong cách thiết kế thực đơn giúp thực khách khi cầm chúng lên sẽ có suy nghĩ “rút ví” nhiều hơn so với dự định như: sử dụng những tông màu ấm để gợi cảm giác thèm ăn, xây dựng concept thực đơn như một câu chuyện khiến thực khách không nỡ bỏ qua một món nào vì sợ không được trải nghiệm đầy đủ,… Ngoài ra, một số nhà hàng còn đặc biệt ứng dụng những thiết kế đồ họa 3D, AR,… để tăng cảm giác chân thực như đang thấy món ăn đó hiện lên trước mắt.

Xem thêm: Cách cân đối nhân sự trong ngành F&B giúp tiết kiệm chi phí nhất

2. Đặt tên các món ăn tạo sự thu hút

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bước chân vào nhà hàng, chúng ta thường có xu hướng bị thu hút bởi những món ăn có cái tên nghe “sang chảnh”, độc đáo hoặc gợi lên sự tò mò. Vậy tại sao nhà hàng không áp dụng ngay điều này vào việc đặt tên món ăn để tạo ấn tượng đầu tiên cho thực khách? Không cần phải quá phô trương hay hoa mỹ, nhà hàng có thể đặt cho món ăn những cái tên nghe lạ tai, hấp dẫn, hoặc đánh trực tiếp vào công dụng của món ăn, đồ uống mà khách hàng đang quan tâm.

Một món ăn có cái tên lạ sẽ rất được khách hàng chú ý

Ví dụ: Thay vì cái tên đơn giản “Gà luộc” thì có nhà hàng đã đặt là “Gà cãi nước sôi”, “Lợn mường hấp” thì đổi thành “Heo chạy trên rừng”. Hoặc một số nơi đã đặt tên dựa theo công dụng, đặc trưng của món ăn để khách hàng chú ý hơn như: Chè dưỡng nhan, Trà sữa Không sợ béo,…

Tuy nhiên, đặt tên sáng tạo cũng cần có điểm dừng vì không phải khách hàng nào cũng cảm thấy những cái tên này hay ho. Ngược lại, nếu đặt tên quá lố hoặc sai lệch so với món ăn ban đầu có thể khiến khách hàng thấy thiếu thiện cảm. 

3. Tinh tế trong cách tăng giá 

Trong tình hình lạm phát như hiện nay thì việc các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng giá là điều không thể tránh khỏi, dẫn tới chi phí hoạt động của nhà hàng cũng tăng lên. Nếu muốn duy trì doanh thu và sinh lời thì buộc nhà hàng cũng sẽ phải tăng giá sản phẩm lên. Nhưng việc tăng giá sản phẩm lại động chạm tới lợi ích trực tiếp của khách hàng, không phải ai cũng có thể chấp nhận được nếu một ngày cốc cà phê mình hay uống hay tô phở mình hay ăn lại tăng thêm 15-20% so với hồi trước.

Tăng giá hợp lý là việc cần làm nếu nhà hàng thấy giá cả thị trường đang quá cao

Vì thế, việc tăng giá như thế nào để thực khách không mất lòng mà quán vẫn bán được hàng lại không phải chuyện dễ dàng. Nhiều nhà hàng đã áp dụng cách để “giá thân thiện” – đặt những mốc không thấp hơn bao nhiêu nhưng tạo cảm giác thấp hơn rất nhiều – để “đánh lừa” khách hàng rằng số tiền họ phải chi thêm là rất ít, ví dụ như để giá 199.000 đồng thay vì 200.000 đồng, 149.000 đồng thay vì 150.000 đồng. Thậm chí một số nơi còn phải đặt thông báo, đăng bài xin lỗi khách hàng vì đã tăng giá để xoa dịu dư luận.

4. Áp dụng bán Combo, Cross-selling, Up-selling thúc đẩy doanh thu 

Trong ngành F&B, đặc biệt là vào những dịp đặc biệt rất phổ biến hình thức tăng doanh số bằng cách bán sản phẩm theo các combo. Combo là hình thức bán tiết kiệm gộp 2 hoặc nhiều món vào một set chung, nhắm vào tâm lý khách hàng muốn thưởng thức được nhiều món mà chi phí mua combo rẻ hơn là mua lẻ.

Ví dụ: Một phần gà rán là 80.000 đồng, một phần nước uống là 29.000 đồng, nếu mua Combo chỉ còn 99.000 đồng – rẻ hơn mua lẻ tới 10.000 đồng. Như vậy, khách hàng sẽ thấy mua combo vẫn được suất ăn tương đương mua lẻ nhưng lại rẻ hơn, có lợi hơn cho họ nên sẽ ưu tiên chọn combo để tiết kiệm và thưởng thức được nhiều món ăn ngon hơn. 

Nhân viên phục vụ tư vấn khéo léo cho khách sẽ có thể bán thêm được nhiều sản phẩm

Cross-selling nghĩa là bán chéo (bán thêm) sản phẩm hay dịch vụ có liên quan cho khách hàng, giúp bán được nhiều món ăn hơn, đồng thời mang lại sự hài lòng khi khách hàng cảm thấy được quan tâm, và họ vui vẻ thêm món đó vào hóa đơn, sẵn sàng thanh toán. Hình thức này giúp gia tăng đơn hàng, đẩy mạnh doanh số cho một số mặt hàng bán không chạy lắm và sẽ tăng doanh thu nhà hàng.

Ví dụ: Khi một gia đình mua gà rán, nhân viên nhà hàng sẽ tư vấn cả nhà dùng kèm thêm với những món khác như khoai tây chiên, hamburger và nước ngọt size lớn để có thể đủ khẩu phần ăn cho mọi người và bữa ăn cũng ngon hơn. Có tới hơn 70% khách hàng bị thuyết phục bởi lời tư vấn này và quyết định rút ví chi thêm tiền.

Up-selling là hình thức bán hàng gia tăng mà nhân viên bán hàng sẽ thuyết phục khách hàng mua những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách có mức giá đắt hơn để tăng doanh thu. Các nhà hàng, quán cà phê đều training rất kỹ kỹ năng up-selling này cho nhân viên order để khi họ tư vấn sẽ khéo léo “gài gắm” khách hàng mua thêm, giúp gia tăng số lượng bán được những món ăn, đồ uống chất lượng hơn với giá cao hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà hàng. 

Ví dụ: Nhà hàng bán đồ uống size nhỏ với giá 20.000 đồng, nhân viên sẽ tư vấn cho khách theo kiểu: “Size nhỏ em sợ anh chị dùng sẽ thiếu, hay nhà mình có thể gọi size lớn, hôm nay nhà em bán giá chỉ có 30.000 đồng sẽ đủ cho anh chị dùng cả bữa ăn đấy ạ”.

5. Nâng giá hợp lý trong những dịp đặc biệt

Vào những dịp đặc biệt như lễ, Tết, lượng khách tới quán thường đông gấp 2-3 lần bình thường khiến cho quán phải vận hành vượt công suất, nhân viên vất vả hơn. Vì thế, trong những ngày như thế này thì các nhà hàng hoàn toàn có thể nâng giá lên một mức nhất định, coi như là tiền tips hoặc “bồi dưỡng” cho đội ngũ nhân viên vì họ phải hoạt động nhiều hơn bình thường.

Các nhà hàng thường phụ thu phí phục vụ trong những ngày lễ, Tết

Song song với việc nâng giá, nhà hàng cũng cần đảm bảo chất lượng món ăn và chất lượng dịch vụ vẫn phải đảm bảo như ngày thường thì mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, không để xảy ra tình trạng thu thêm phí dịp lễ mà chất lượng sản phẩm lại còn kém hơn bình thường. Ngoài ra, nhà hàng cũng nên lưu ý tăng giá hợp lý, không nên “chặt chém” quá mức khiến khách rất dễ phản cảm và quay lại “phốt” nhà hàng. 

6. Tăng cường truyền thông cho nhà hàng

Truyền thông cho nhà hàng là một phần không thể thiếu để khuếch đại tên tuổi và độ phổ biến của nhà hàng với tệp khách hàng tiềm năng. Trong số lượng lớn những người ở ngay địa phương cũng có rất nhiều thực khách đang tìm kiếm một địa chỉ chất lượng để thưởng thức đồ ăn mà chưa phát hiện ra nhà hàng.

Vậy nên, hãy lên kế hoạch để thực hiện các chiến lược truyền thông phù hợp với mục tiêu của nhà hàng theo từng mùa, từng chiến dịch, từng đối tượng khách hàng. Xu hướng truyền thông hiện nay vẫn đang tập trung đẩy mạnh trên kênh Fanpage Facebook, tuy nhiên TikTok cũng là một “mảnh đất màu mỡ” giàu tiềm năng không thể bỏ qua. 

Tuy nhiên, nhà hàng nên nghiên cứu kỹ xem kênh truyền thông và phương pháp nào phù hợp với mình nhất, tránh ôm đồm triển khai quá nhiều nhưng cuối cùng lại lãng phí tiền của mà không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Xem thêm: 8 tình huống rắc rối thường gặp và cách xử lý khéo léo cho thu ngân nhà hàng

7. Kết luận

Thị trường F&B đang ngày một cạnh tranh gay gắt hơn, cộng thêm đó là sự ảnh hưởng của lạm phát làm các nhà hàng kinh doanh càng lúc càng khó khăn. Vậy nên mỗi nhà hàng cần có cách thức, chiến lược hiệu quả, bứt phá hơn, không chỉ để duy trì doanh thu mà còn phải mang về lợi nhuận để ổn định hoạt động.

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất