Buy Now

Tìm kiếm

5 ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh nhà hàng, cà phê

  • Chia sẻ cái này:
5 ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh nhà hàng, cà phê

Tin tức mới

5 ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh nhà hàng, cà phê

hiệu ứng lan truyền

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Không phải tự dưng, các nhãn hàng F&B đua nhau SEO TikTok để lên top hay cố gắng mời một “gương mặt” hot hit trên mạng xã hội cho các chiến dịch quảng cáo thương hiệu. Đó là bởi họ đang vận dụng hiệu ứng lan truyền – một công cụ marketing hữu hiệu vào kinh doanh nhà hàng, cà phê,… Vậy ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong ngành hàng cạnh tranh khắc nghiệt như F&B như thế nào? Cùng iPOS.vn khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

hiệu ứng lan truyền
Hiệu ứng lan truyền là một tuyệt chiêu hút khách trong ngành hàng F&B

Xem thêm: Hiệu ứng “mỏ neo” – Tuyệt chiêu dẫn khách trong kinh doanh nhà hàng

1. Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng lan truyền (social proof) được hiểu đơn giản là cách tạo nên và định hướng chúng ta hành xử trong đám đông. Nghe thoáng qua thì mơ hồ, nhưng thực ra ai trong chúng ta cũng từng mắc phải hiện tượng tâm lý này. Ví dụ đơn giản là những post hay bức ảnh được hàng trăm nghìn lượt tương tác trên mạng xã hội dễ dàng thu hút bạn nhiều hơn những bài đăng chỉ lèo tèo vào lượt like, đúng không nào?

Hiệu ứng lan truyền xuất hiện dưới nhiều hình thức phổ biến trong đời sống hàng ngày

Dưới góc độ marketing nói chung và marketing ngành F&B nói riêng, hiệu ứng lan truyền chính là “vũ khí sắc bén” giúp chủ quán thu hút khách hàng nhanh chóng. Trong đó, bao gồm 3 ứng dụng phổ biến nhất:

  • Xếp hạng và đánh giá: Hiện nay, hầu hết khách hàng đều đọc các bài đánh giá trước khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm nào đó. Ứng dụng này phổ biến nhất trên các sàn thương mại điện tử, bởi càng nhiều đánh giá tích cực thì cơ hội chuyển đổi thành doanh thu sản phẩm càng cao. Số liệu từ Bright Local – một nền tảng SEO all-in-one nổi tiếng toàn cầu đã chỉ ra 91% khách hàng trẻ tin tưởng vào các đánh giá trực tuyến, và dựa vào chúng để ra các quyết định mua hàng.
  • Hiển thị lượt xem: Ứng dụng này cũng vô cùng phổ biến, bởi càng đông người thì hiệu ứng lan tỏa càng tốt. Ví dụ cụ thể, một quán ăn lúc nào cũng tấp nập khách hàng sẽ khiến người đi qua cảm giác rằng đây là một nơi có đồ ăn ngon, chất lượng,…
  • Tạo tính tương đồng: Một trong những ứng dụng phổ biến của hiệu ứng lan truyền hiệu quả trong kinh doanh F&B là tạo ra gợi ý “sản phẩm tương tự”, “có thể bạn cũng thích” hoặc “món hay gọi” để khiến thực khách cảm giác rằng món ăn này rất thân thuộc và có nhiều người lựa chọn tương tự như họ. Điều này được ứng dụng nhiều trên các nền tảng thương mại điện tử, app đặt đồ ăn, hay menu điện tử.

2. Hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh nhà hàng, cà phê

Hiệu ứng lan truyền là một trong số những chiến lược kinh doanh nhà hàng, cà phê hữu hiệu. Dưới đây là 5 ứng dụng phổ biến nhất của hiệu ứng lan truyền mà chủ quán có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

2.1. Xác nhận từ người nổi tiếng

Người nổi tiếng KOLs hay Influencers thường thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng. Khi một người nổi tiếng đến check-in và dùng bữa nhà hàng hay quán cà phê nào đó sẽ tạo thành một hiệu ứng khiến khách hàng phải tò mò, thôi thúc họ làm điều tương tự. 

Ví dụ khi Khánh Vy đến uống cà phê tại RGB Coffee, nhiều người sẽ tự đặt trong mình câu hỏi: Liệu quán cà phê này có gì đặc biệt tới mức Khánh Vy cũng đến thưởng thức? Những bạn trẻ dù có yêu mến cô nàng MC này hay không, cũng đều hiếu kỳ muốn đến RGB Coffee một lần để chụp ảnh sống ảo sang chảnh và giải tỏa cảm xúc “muốn làm tương tự” của mình. Càng nhiều người tò mò như vậy, hiệu ứng lan truyền lại càng phát huy tác dụng tốt hơn.

Khánh Vy từng khiến giới trẻ “phát sốt” khi ghé thăm RGB Coffee

2.2. Xác nhận của cộng đồng

Không chỉ có KOLs, Influencers mới có tiếng nói và tạo nên uy tín với khách hàng. Với sự phổ biến của mạng xã hội như hiện tại, những người tiêu dùng bình thường cũng có thể tạo nên “nguồn cơn” của một trào lưu ăn uống mới lạ. Hiệu ứng lan truyền trong trường hợp này được lý giải là, khi mọi người xung quanh (ngoại trừ bạn) đều ăn món gì đó, bạn sẽ có tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO) giữa đám đông. Và điều này sẽ thúc giục bạn cần thưởng thức món ăn đó cho “bằng bạn bằng bè”.

Trend ăn uống hoàn toàn có thể xuất phát từ những người tiêu dùng bình thường

Các nhãn hàng F&B hoàn toàn có thể vận dụng chiêu thức này đối với các sản phẩm đồ uống mới ra mắt. Hãy tận dụng triệt để các fanpage và group review đồ ăn để tạo nên một “cơn sốt” trong giới trẻ. Thế nhưng cũng cần chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nếu không muốn khách hàng “quay lưng” ngay lần thử đầu tiên.

2.3. Xác nhận của chuyên gia

Chuyên gia thường được mọi người tin cậy bởi chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín của họ. Khi các chuyên gia chia sẻ về sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà họ hài lòng, những người theo dõi sẽ tiếp nhận thông tin, nhanh chóng tin tưởng cũng như quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Ý kiến của những chuyên gia ẩm thực là thước đo uy tín với người tiêu dùng

Trong ngành F&B, các chuyên gia ẩm thực thường là người đưa ra các nhận xét “đắt giá” về đồ ăn, thức uống họ thử qua. Những nhận xét này được cho là công tâm, thể hiện uy tín và trách nghiệm của một người chuyên gia. Nếu bạn kinh doanh một nhà hàng bán đồ ăn healthy, hãy mời các chuyên gia đến ăn thử và trải nghiệm dịch vụ. Những bài báo đưa tin hay chỉ một bài post khen ngợi trên Facebook cũng dễ dàng tạo ra những hiệu ứng lan truyền, khiến một lượng đông khách hàng quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh hưởng ứng. 

2.4. Câu chuyện thành công

Không gì đáng tin hơn “người thật việc thật”, thu hút khách hàng bằng những câu chuyện thành công trong thực tế. Thông qua việc chia sẻ hành trình trải nghiệm của bản thân, bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, đồng thời tìm được sự đồng cảm cũng như “tiếng nói chung” với họ. 

Bạn có  hứng thú với câu chuyện nhà sáng lập …Ka Coffee – từng ốm 2 năm vì uống đến 10 ly cà phê mỗi ngày, cuối cùng mới có thể tìm ra công thức pha chế cà phê ngon như hiện tại không? Hay có từng ấn tượng về thương hiệu Madame Hương hơn khi lắng nghe hành trình gây dựng thương hiệu của “bông hồng thép” và duyên nợ với nghề làm bánh 20 năm chứ? Tất cả những câu chuyện thương hiệu đều mang một thông điệp gửi gắm tới khách hàng. Một khách hàng, hai khách hàng rồi nhiều khách hàng sẽ tìm thấy sự đồng điệu trong từng món ăn, tách cà phê,.. mà họ thưởng thức. Đây cũng là cách mà hiệu ứng lan truyền được ứng dụng rất hiệu quả trong ngành F&B.

Founder của …Ka Coffee và câu chuyện thành công đầy cảm hứng

2.5. Chứng nhận của bên thứ ba

Không riêng gì kinh doanh nhà hàng, cà phê, thương hiệu nào có chứng nhận hay xác minh từ bên thứ ba sẽ có độ uy tín cao hơn. Chẳng hạn một fanpage có tích xanh, một website có chứng chỉ SSL, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Đặc biệt trong ngành ẩm thực, bất cứ đầu bếp nào cũng mong muốn đạt được danh hiệu Sao Michelin – một giải thưởng cao quý tương đương như giải Grammy trong âm nhạc hay Oscar trong phim ảnh. Bất kỳ nhà hàng nào sở hữu những người đầu bếp đạt danh hiệu Sao Michelin cũng đều “uy tín khỏi bàn” về cả chất lượng món ăn và phục vụ. Hiện tại ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhà hàng đạt danh hiệu cao quý này. Tuy nhiên hầu hết những nhà hàng này đều là đầu bếp từ nước ngoài, chưa ghi nhận trường hợp nào Sao Michelin “bén duyên” với đầu bếp Việt.

Jardin Des Sens Saigon là một trong số ít nhà hàng tại Việt Nam đạt Sao Michelin

Xem thêm: Toplist nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam

Trên đây là 5 loại hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh nhà hàng, cà phê. Hy vọng với những ứng thực thực tế mà iPOS.vn vừa chia sẻ phía trên, chủ thương hiệu F&B có thể vận dụng hiệu quả vào trong hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm của mình và kinh doanh dịch vụ ăn uống thành công!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất