Buy Now

Tìm kiếm

5 mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B sẽ “làm mưa làm gió” năm 2024

  • Chia sẻ cái này:
5 mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B sẽ “làm mưa làm gió” năm 2024

Tin tức mới

5 mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B sẽ “làm mưa làm gió” năm 2024

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Theo các nghiên cứu về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam, hành vi thưởng thức ẩm thực của người tiêu dùng những năm gần đây liên tục có sự thay đổi. Nhu cầu ăn uống của thực khách không chỉ dừng lại ở hương vị, chất lượng của món ăn mà còn đề cao các giá trị trải nghiệm, khám phá đi kèm. Bởi vậy, những mô hình kinh doanh ẩm thực độc đáo và mới lạ ngày càng được ưa chuộng và nhận được kỳ vọng cao hơn. Vật đâu là mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B sẽ “làm mưa làm gió” năm 2024? Hãy cùng iPOS.vn khám phá trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Dự đoán những xu hướng ngành F&B năm 2024 

1.1. Ưu tiên sản phẩm healthy, tốt cho sức khỏe 

Báo cáo mới nhất của Mintel chỉ ra rằng phần lớn người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên chi tiền nhiều hơn với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, từ giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, mọi người lại càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về sức khỏe và cẩn trọng hơn trong các hoạt động ăn uống. Khách hàng giờ đây ưu tiên sử dụng những thực phẩm hữu cơ lành mạnh, ít calo hơn, thay vì lựa chọn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ. Chính điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn trong ngành F&B, hình thành nên các xu hướng ăn uống healthy. 

Một số những hot trend ăn uống nổi lên từ xu hướng healthy trong năm nay có thể kể đến như các loại bánh ăn kiêng, trà gạo lứt, trà thảo mộc, trà sữa keto bánh trung thu healthy hay bánh ngọt ít đường,.. Có thể nói, xu hướng này ra đời vừa mở ra cơ hội mới vừa là thách thức lớn đối với những người làm kinh doanh trong ngành F&B. Bởi lẽ, đây là một ngách kinh doanh vô cùng tiềm năng, có lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi thương hiệu phải nhanh nhạy “bắt trend” để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, thực phẩm lành mạnh vẫn sẽ tiếp tục là xu hướng được nhiều người quan tâm trong năm 2024. Do đó, những người mới trong ngành có thể tận dụng cơ hội này để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và nhanh chóng kiếm được lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Thực phẩm healthy đang trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam

Xem thêm: Xu hướng Healthy Eating đã thay đổi mô hình kinh doanh nhà hàng như thế nào? 

1.2. Kinh doanh F&B tập trung nhiều vào khách hàng gen Z

Trong những năm năm gần đây, thế hệ gen Z đang dần khẳng định vị thế của mình khi là một trong những nhóm khách hàng quan trọng nhất, chiếm lĩnh thị trường mọi ngành hàng. Thậm chí, theo ông Hudson Riehle – Phó Chủ tịch Cấp cao của National Restaurant Association còn nhận định, “Thế hệ gen Z là tương lai của ngành F&B”. 

Từ chính thực tế hiện nay ta cũng có thể thấy được, những vị khách trẻ tuổi này đang dần nắm thế chủ động hơn trong hành trình mua hàng của mình. Họ có xu hướng hình thành nên các sân chơi riêng cho thế hệ của mình và rất nhiều người trong số họ còn là trend-creator trong lĩnh vực F&B. 

Bên cạnh đó, nhóm khách hàng gen Z còn được đánh giá là “chịu chi” hơn hẳn các thế hệ trước. Với sự tò mò và khao khát cho những trải nghiệm mới, khách hàng gen Z luôn tìm kiếm sự mới lạ, có tính sáng tạo cao và sẵn sàng chi tiền để có được những trải nghiệm này. Do đó, để có thể “chinh phục” được nhóm khách hàng này, các thương hiệu phải rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các sở thích và xu hướng tiêu dùng của thế hệ này. 

Gen Z sẽ là thế hệ định hình lại “cuộc chơi” ngành F&B trong thời gian tới

1.3. Chuyển đổi số trong kinh doanh F&B

Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi phi thường, trong đó công cuộc chuyển đổi số rộng khắp trên mọi lĩnh vực đóng vai trò nền tảng và là động lực chủ đạo. Trong đó, kinh doanh F&B được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số rất nhanh tại Việt Nam. Hầu hết các cơ sở kinh doanh F&B hiện nay đều đã thay đổi phương thức bán hàng, chuyển từ kinh doanh offline, bán hàng tại chỗ, sang kinh doanh online và tích hợp đa kênh. 

Bên cạnh đó, marketing online cũng dần trở thành một xu hướng mới “chiếm lĩnh” thị trường và hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Có thể thấy, hầu hết các nhà hàng, quán cà phê hoặc ngay cả các quán ăn bình dân cũng đầu tư lập Fanpage, website cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Ngoài ra, việc áp dụng các giải pháp công nghệ, các thiết bị điện tử như phần mềm bán hàng, máy POS bán hàng, thanh toán không tiếp xúc, đặt – giao hàng trực tuyến,… cũng ngày càng phổ biến trong ngành F&B. Theo một khảo sát ngành vào năm 2022, có tới 82,8% doanh nghiệp F&B đã tiến hành chuyển đổi số, trong đó nhiều nhất là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Những chủ quán tham gia khảo sát cho biết, chuyển đổi số giúp họ rất nhiều trong việc giữ chân khách hàng hiệu quả, đồng thời có thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường F&B, từ đó tạo tiền đề để phát triển doanh thu. 

Chuyển đổi số là yếu tố tất yếu trong bối cảnh kinh doanh hiện nay

1.4. Bảo vệ môi trường được đề cao 

Bảo vệ môi trường không phải là một xu hướng quá mới nhưng vẫn luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, đặc biệt là ngành F&B. Bởi lẽ, nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững ngày càng cao. Theo một khảo sát của Nielsen Việt Nam, có tới ới 80% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn để sử dụng dịch vụ tại các hàng quán sử dụng nguyên liệu đảm bảo, thân thiện với môi trường. Vì vậy, chủ kinh doanh F&B cũng buộc phải thay đổi để thực hiện những kỳ vọng và mong muốn của khách hàng. 

Thực tế, nhiều thương hiệu lớn như Coca Cola, Vinamilk, Starbucks với những sáng kiến tạo ra bao bì tái chế cũng đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm lớn của người tiêu dùng. Việc này không chỉ thể hiện sự hưởng ứng của doanh nghiệp với làn sóng bảo vệ môi trường mà còn giúp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng. 

Hàng loạt các thương hiệu top đầu thị trường hưởng ứng xu hướng bảo vệ môi trường

2. Những mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B dự đoán sẽ là trào lưu năm 2023 

2.1. Mô hình nhượng quyền 

Nhượng quyền thương hiệu F&B đang là một từ khóa rất “hot” trên thị trường hiện nay bỏi nó được định nghĩa là một mô hình đầu tư “vốn ít, lời nhiều” và ai cũng có thể làm được. Doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền sẽ có lợi thế về nguồn nhân lực và giải quyết được các bài toán về nghiên cứu, quản lý, vận hành ngay từ đầu. Tuy nhiên, kinh doanh nhượng quyền thường đi kèm với một ràng buộc về tài chính, có thể là một khoản chi phí, cũng có thể là phân chia doanh thu, lợi nhuận cửa hàng theo phần trăm.

Theo thống kê, mô hình kinh doanh nhượng quyền có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ tiếp tục “bùng nổ” trong thời gian tới. Một số cái tên điển hình áp dụng mô hình kinh doanh này có thể kể đến như McDonald, Highlands Coffee, KFC, ToCoToCo,… Đây đều là những cái tên “đình đám” trong ngành F&B Việt Nam, đồng thời là những “minh chứng sống” cho sự thành công của mô hình kinh doanh nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. 

Mô hình nhượng quyền được dự đoán sẽ trở thành xu hướng mới trong tương lai ngành F&B

Xem thêm: 5 “cửa sáng” để chủ đầu tư tránh khỏi khủng hoảng nhượng quyền thương hiệu F&B 

2.2. Mô hình Take Away 

Trong nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, nhóm khách hàng mua mang đi ngày càng phát triển và gia tăng số lượng một cách nhanh chóng so với trước đây. Lý do là bởi cuộc sống ngày nay ngày càng bận rộn, người trẻ không có nhiều thời gian nên họ ngày càng ưu tiên các hoạt động mua sắm nhanh gọn, tiện lợi để tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, đại dịch vừa đi qua cũng tạo cho người tiêu dùng thói quen mua đồ ăn mang đi để giữ an toàn, đồng thời chủ động hơn trong quá trình mua hàng. 

Phát triển cùng với xu hướng đó, hàng loạt các thương hiệu phục vụ tại chỗ đã mở thêm những điểm bán nhỏ chỉ phục vụ take-away, hoặc các thương hiệu chủ bán online đã mở thêm các cửa hàng để khách hàng có thể đến mua mang đi. Một ví dụ điển hình của mô hình này có thể kể đến Phúc Long Coffee & Tea với các cửa hàng mini được triển khai dưới hình thức xe đẩy, kiosk ngoài đường, kiosk tích hợp với Winmart. Rồi một số cái tên khác phải kể đến như Ông Bầu Coffee, Highlands Coffee, The Coffee House,… 

Việc các thương hiệu nổi tiếng ngành F&B liên tục triển các gian hàng kiosk là minh chứng cho thấy mô hình này không phải giải pháp nhất thời mà đã trở thành xu hướng tất yếu trước sự thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tới những doanh nghiệp lớn hay cả những hộ kinh doanh gia đình cũng đều có thể áp dụng mô hình này.

“Ông lớn” Highlands Coffee cũng gia nhập “cuộc đua” bán mang đi

2.3. Mô hình Tự phục vụ (Self Service)

Bên cạnh mô hình mua mang đi thì kinh doanh tự phục vụ cũng là một hình thức mới “lên ngôi” trong những năm gần đây và đang dần thay thế mô hình phục vụ tại bàn truyền thống. Với mô hình này, khách hàng sẽ tự gọi món tại quầy, thanh toán, nhận thức ăn và tự mang đồ ăn ra tới bàn ăn của mình. Khi áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể cắt giảm được phần lớn chi phí nhân viên làm các công việc như order, lên đồ cho khách,… Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh này còn giúp gia tăng và đổi mới trải nghiệm khách hàng khi đến và dùng bữa. Bởi khách hàng có thể chủ động trong mọi thứ từ lựa chọn đồ ăn đến cách phục vụ cho riêng mình.

Một cái tên điển hình đã áp dụng hình thức kinh doanh này thành công là chuỗi cửa hàng Circle K. Hay hiện nay, nhiều nhãn hàng đang tận dụng công nghệ và các thiết bị điện tử để hỗ trợ khách hàng trong quá trình gọi món, thanh toán và nhận đồ. KFC, Jollibee, Highlands Coffee, Starbuck,… là những hàng đồ ăn, đồ uống nổi tiếng đang áp dụng thành công hình thức này.

Hầu hết các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam đều đang áp dụng mô hình tự phục vụ

2.4. Mô hình All-in-shop hay 1-stop-solution

Đúng như tên gọi của mình, mô hình all-in-shop hay 1-stop-dining là một mô hình bao gồm những tiện ích khác nhau được quy tụ trong một khu nhất định. Những tiện ích này thường có liên quan đến nhau và đáp ứng hầu hết những nhu cầu cần thiết của khách hàng để kích thích họ mua sắm nhiều hơn. Đối tượng chủ yếu mà mô hình kinh doanh này hướng tới là các bạn học sinh, sinh viên và dân văn phòng. 

Đối với ngành F&B, all-in-shop thường là sự tích hợp giữa một mô hình kinh doanh bán lẻ với một thương hiệu chuyên phục vụ đồ ăn hoặc thức uống. Điều này cho phép khách hàng có thể vừa tận hưởng hoạt động mua sắm vừa có thể thưởng thức một bữa ăn ngon trong cùng một không gian. 

Một trong những ví dụ điển hình của mô hình kinh doanh này có thể kể đến là tiện ích bán lẻ CVLife (Convenience Life) hay còn được gọi là Fresh & Chill. Đây là mô hình tích hợp giữa các sản phẩm FMCG, thực phẩm tươi, thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn cùng với kiosk phục vụ đồ uống của Phúc Long, quầy thuốc của Phano và dịch vụ ngân hàng Techcombank. Sự đa-zi-năng và tiện ích vượt trội của mô hình này đã nhanh chóng thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm và mang lại hàng ngàn lợi ích cho các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái này. 

Không gian all-in-shop đầy độc đáo của dự án Fresh & Chill

2.5. Mô hình Từ nông trại đến bàn ăn (Farm to Table) 

Như đã nói ở trên, người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm đặc biệt tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng và thân thiện với môi trường. Do đó, mô hình Farm to Table được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những hình thức kinh doanh có tiềm năng nhất ở thời điểm hiện tại và trong ít nhất một thập kỷ tới. 

Vậy mô hình Farm to Table là gì? Đây đơn giản là một mô hình khép kín từ nông trại đến bàn ăn, giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất, chế biến, cho đến khi phân phối đến người tiêu dùng, nhằm đem đến sản phẩm an toàn nhất.

Ví dụ thành công điển hình cho mô hình kinh doanh này là Pizza 4P’s. Được biết, Pizza 4P’s đã hợp tác với trang trại Thiên Sinh ở Lâm Đồng để triển khai khai mô hình nuôi trồng khép kín bằng phương pháp hữu cơ. Nhờ vậy mà thương hiệu này luôn tự tin mang đến cho khách hàng những món ăn chất lượng nhất, đảm bảo nguồn gốc an toàn 100%. Ngoài ra, một số cái tên cũng đã áp dụng thành công mô hình này có thể kể đến như The Coffee House, Trung Nguyên Coffee,… 

Pizza 4P’s hiện đang là thương hiệu tiên phong trong mô hình kinh doanh farm to table

3. Tạm kết 

Thị trường đang thay đổi và nhu cầu của khách hàng cũng biến chuyển không ngừng. Để kinh doanh F&B thành công, bạn hãy là người đón đầu những xu hướng mới và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với thị hiếu để không bị bỏ lại phía sau. Hy vọng với những thông tin dự đoán về 5 mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tiềm năng nhất năm 2024 phía trên sẽ giúp bạn có định hướng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. 

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất