Buy Now

Tìm kiếm

5 lưu ý khi lựa chọn kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

  • Chia sẻ cái này:
5 lưu ý khi lựa chọn kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

Tin tức mới

5 lưu ý khi lựa chọn kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Mở cửa hàng thực phẩm sạch hay kinh doanh thực phẩm hữu cơ đang là một hình thức kinh doanh “hái ra tiền” vì người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm tới vấn đề giữ gìn sức khỏe hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người ôm mộng làm giàu nhờ kinh doanh thực phẩm sạch, thực phẩm organic nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là thua lỗ, thậm chí phá sản vì bán hàng không hiệu quả.

Vậy làm thế nào để mở cửa hàng thực phẩm sạch đem lại lợi nhuận cao? Hãy cùng iPOS.vn khám phá 5 lưu ý cần thiết trong bài viết dưới đây nhé!

1.  Chuẩn bị vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp cửa hàng thực phẩm sạch đi vào hoạt động và duy trì ổn định sau khi khai trương. Tùy vào mô hình, số lượng mặt hàng, quy mô cửa hàng và tình hình tài chính mà mỗi chủ kinh doanh thực phẩm sạch có thể chuẩn bị số tiền vốn khác nhau, nhưng nhìn chung lại số vốn tối thiểu để mở một cửa hàng thực phẩm sạch sẽ rơi vào tầm từ 100 – 250 triệu, bao gồm các hạng mục chi phí chính như sau:

Tiền thuê mặt bằng: Để chọn được một mặt bằng đẹp, vị trí thuận tiện mở cửa hàng thì chủ cửa hàng phải xác định trước là gần như sẽ không có mức giá rẻ. Hơn nữa, khi thuê mặt bằng thì chủ nhà sẽ thường yêu cầu ký hợp đồng từ 6 tháng – 1 năm, vậy nên chủ cửa hàng nên dành ra khoảng 30% tổng tiền vốn để trả tiền thuê mặt bằng.

Tiền nhập hàng hóa: Đây là khoản chi phí lớn nhất mà chủ cửa hàng thực phẩm sạch cần bỏ ra. Muốn chọn được nguồn hàng tươi, sạch, uy tín, có xuất xứ đàng hoàng lại có giá cả phải chăng thì chủ kinh doanh thực phẩm sạch cần phải đi khảo giá thị trường trước, hỏi ý kiến những người đã có kinh nghiệm,… rồi mới có thể chọn được nhà cung cấp sản phẩm vừa túi tiền với mình. 

Kinh doanh thực phẩm sạch cần chuẩn bị vốn từ 100 – 250 triệu đồng

Tiền đầu tư trang thiết bị: Khi kinh doanh thực phẩm sạch, kinh doanh thực phẩm hữu cơ (thực phẩm organic) thì một việc không thể bỏ qua là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt như khi mới thu hoạch. Để làm được như vậy, chủ cửa hàng nên đầu tư những tủ đông cỡ lớn, tủ mát, tủ lạnh,… để bảo quản được hàng hóa tươi ngon, nhất là với những sản phẩm dễ hỏng như rau tươi, thịt tươi,…

Tiền marketing thương hiệu: Thị trường kinh doanh thực phẩm sạch đã có rất nhiều cái tên thành công và đang chiếm lĩnh một phần khá lớn của “miếng bánh” này. Họ gây dựng được danh tiếng và uy tín qua nhiều năm phát triển, đồng thời cũng xây dựng được tệp khách hàng trung thành cho riêng mình và là cái tên đầu tiên mà một khách hàng mới nghĩ tới khi có nhu cầu mua thực phẩm sạch. Nếu muốn “bật” hẳn lên và có thể cạnh tranh được, cửa hàng thực phẩm sạch cần một chiến lược marketing bài bản, hiệu quả và được tư vấn bởi những người có chuyên môn.

Xem thêm: Dân văn phòng kinh doanh gì? Top 5 nghề tay trái cho dân văn phòng “hái ra tiền”

2. Chọn nhà cung cấp uy tín

Đối với khách hàng, khi đến một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch hay kinh doanh thực phẩm hữu cơ thì điều họ quan tâm nhất là sản phẩm có chất lượng như thế nào. Mức giá bán của thực phẩm organic sẽ cao hơn những cửa hàng bán thực phẩm thường từ 15-20%, do thực phẩm organic yêu cầu rất nghiêm ngặt và tốn kém chi phí trong quá trình chăm sóc, nuôi trồng để tạo ra sản phẩm chất lượng. 

Vì phải bỏ ra số tiền lớn hơn như vậy nên khách hàng cũng sẽ để ý nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm chặt chẽ hơn và thực phẩm có đầy đủ giấy tờ chứng minh chất lượng không. Các cửa hàng thực phẩm sạch cần tạo dựng niềm tin cho khách hàng bằng cách có thể để tên công khai phía đối tác cung cấp nguồn hàng trên đóng gói sản phẩm, có hệ thống mã QR code để khách hàng quét và kiểm tra nguồn gốc thực phẩm họ mua.

Những nông trại uy tín, lâu năm luôn là lựa chọn nguồn cung hàng đầu khi kinh doanh thực phẩm sạch

Giữa số lượng hàng chục, hàng trăm nhà cung cấp thực phẩm sạch như hiện nay thì chủ cửa hàng cần sáng suốt, cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định ký hợp đồng nhập hàng với họ. Những tiêu chí cần thiết hàng đầu khi lựa chọn một nhà cung cấp thực phẩm sạch phải có là: có kiểm định chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền, có cho đối tác đến xem và kiểm tra nông trại, có cung cấp thông tin minh bạch về quá trình chăn nuôi, có hợp đồng mua bán rõ ràng và có quy định các điều khoản bồi thường nếu sản phẩm không đạt chất lượng. 

3. Đặt tên cửa hàng thật ấn tượng và chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Tên của cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch sẽ là điểm đầu tiên gây ấn tượng cho khách hàng, để khách hàng phân biệt được cửa hàng với những cửa hàng bán thực phẩm khác. Tên thương hiệu vừa phải thể hiện mô hình kinh doanh của cửa hàng (bán thực phẩm sạch), vừa phải độc đáo nhưng cũng dễ nhớ. Cửa hàng cũng nên có một chiếc logo riêng để làm nhận diện thương hiệu, có thể in lên biển quảng cáo, túi tote tặng khách, túi đựng hàng,…

Cửa hàng thực phẩm sạch rộng rãi, thoáng mát, sáng sủa, đẹp đẽ sẽ thu hút được khách hàng hơn

Địa điểm bán hàng cũng sẽ quyết định đến việc cửa hàng có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hay không. Địa điểm lý tưởng nhất sẽ là mặt bằng ở những nơi đông dân cư qua lại, giao thông thuận tiện, hàng ngày có nhiều khách hàng có thể ghé qua như gần chợ, trường học, nằm trong các khu dân cư đông đúc hay các chung cư chưa có loại hình kinh doanh này,…

Cửa hàng cần có chỗ để xe cho khách đến mua; có mặt tiền rộng rãi, sáng sủa để có thể trưng bày rau củ, nông sản cho khách hàng lựa chọn; không gian bên trong cũng cần đủ diện tích để đặt các tủ đông lạnh đựng thịt, cá tươi. 

4. Thiết lập mô hình kinh doanh 

Trong thời gian đầu mới hoạt động, chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nên trực tiếp tham gia vào các hoạt động của cửa hàng, từ nhập hàng, kiểm hàng, bán hàng, thu tiền hàng, tiếp xúc với khách, kiểm kê số thu chi,… Sau một thời gian khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, chủ cửa hàng mới nên thuê thêm nhân viên và chia bớt việc cho họ, tuy nhiên vẫn cần là người kiểm soát các vấn đề mấu chốt trong cửa hàng như quản lý kho, quản lý doanh thu và lợi nhuận.

Phương án xử lý hàng tồn để tránh lãng phí cần được các chủ cửa hàng tính toán cẩn thận

Vấn đề xử lý hàng tồn mỗi ngày, hàng tồn quá hạn thế nào cũng là một chuyện quan trọng mà chủ cửa hàng thực phẩm sạch cần lưu ý. Các thực phẩm yêu cầu độ tươi, ngon sử dụng trong ngày như rau củ rất khó để bảo quản lâu, chỉ cần để qua 1-2 ngày là chất lượng sẽ xuống cấp. 

Vậy nên chủ cửa hàng cần quyết định nên làm thế nào với những thực phẩm này, có thể bỏ đi hay liên hệ bán lại cho các quán ăn bán cơm bình dân để thu lại vốn hay không,… Nếu bán thì sẽ bán với giá như thế nào, nên bán cho những quán nào,… đều cần chủ cửa hàng sắp xếp và liên hệ trước để tránh việc bị lãng phí thực phẩm. 

5. Xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là việc quan trọng để các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch có thể giữ vững sự kết nối với người mua. Khi khách hàng nhận thấy sản phẩm ở đây vừa có chất lượng tốt, lại có chính sách ưu đãi và chăm sóc hợp lý thì họ sẽ trở thành khách quen, thậm chí còn giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới đến nữa. 

Cửa hàng thực phẩm sạch cần có các chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả

Hầu hết các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, kinh doanh thực phẩm hữu cơ hiện nay đều triển khai chương trình đăng ký thành viên để được tích điểm và giảm giá. Càng mua nhiều, khách hàng sẽ càng có nhiều cơ hội được hưởng những ưu đãi, khuyến mại độc quyền. Vào các dịp lễ, Tết hay ngày đặc biệt thì cửa hàng có thể áp dụng thêm nhiều hình thức tri ân khách hàng khác như: mua 1 tặng 1, tặng túi, gửi voucher giảm giá cho những lần sau,…

Xem thêm: Kế hoạch mở pub hiệu quả dành cho những người mới kinh doanh

6. Kết luận 

Khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thì lĩnh vực kinh doanh thực phẩm sạch cũng phát triển theo. Nếu muốn mở một cửa hàng thực phẩm sạch hoặc kinh doanh thực phẩm hữu cơ hiệu quả, chủ quán hãy cân nhắc lựa chọn địa điểm bán hàng, nguồn nhập hàng cẩn thận và xây dựng 1 kế hoạch kinh doanh phù hợp với số vốn của mình nhé!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất