Buy Now

Tìm kiếm

5 điều lưu ý khi tuyển dụng nhân viên cho quán cà phê

  • Chia sẻ cái này:
5 điều lưu ý khi tuyển dụng nhân viên cho quán cà phê

Tin tức mới

5 điều lưu ý khi tuyển dụng nhân viên cho quán cà phê

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Các nhân viên phục vụ nhà hàng, quán cà phê vẫn luôn được gọi là “xương sống” của quán cà phê, quyết định rất nhiều đến việc khách hàng có muốn đến quán hay không. Vậy làm sao để một nhà hàng hay quán cà phê có thể xây dựng được một tập thể vừa chuyên nghiệp, tận tình, linh hoạt trong công việc lại gắn bó dài lâu với quán? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của iPOS.vn để biết 5 điều chủ quán cần lưu ý khi tuyển dụng để sở hữu một đội ngũ nhân viên phục vụ nhà hàng, quán cà phê tốt nhé!

1. Tuyển người phù hợp nhất thay vì người giỏi nhất

Khi tuyển dụng, nhiều chủ quán mong muốn sẽ tìm được những nhân sự có kinh nghiệm lâu năm, có chuyên môn giỏi sẵn ở các vị trí như barista, thu ngân, phục vụ,… Tuy nhiên, không phải lúc nào những người như vậy cũng phù hợp với quán vì phong cách làm việc khác biệt, hơn nữa là người có kinh nghiệm thì họ thường sẽ đòi mức lương cao hơn và có thể vượt qua quỹ lương của quán. Sự chênh lệch về trình độ, tính cách, lương thưởng,… giữa các nhân viên trong quán cũng dễ dẫn tới mâu thuẫn nội bộ và những tranh cãi không đáng có.

Chủ quán nên đề cao những tính cách như nhiệt tình, ham học hỏi, cố gắng của ứng viên khi tuyển dụng

Vậy nên khi tuyển nhân viên cho quán, chủ quán không cần quá đề cao việc “có kinh nghiệm”, thay vào đó hãy tập trung tìm kiếm những nhân tố có tính cách và phong cách làm việc phù hợp với quán nhất. Đặc biệt, chủ quán có thể tuyển người chưa từng làm phục vụ hay thu ngân nhưng cần đặt điều kiện là họ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu kiến thức, biết nỗ lực khắc phục khó khăn. Đó mới là những thành viên có thể gắn bó lâu dài và trở thành một tập thể cùng xây dựng quán đi lên.

Xem thêm: Mẫu bảng chấm công hàng ngày chuẩn, hiệu quả nhất

2. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên

Ở nhiều quán cà phê, chủ quán thường ưu tiên tuyển người quen, người nhà hoặc bạn bè thân thiết của mình bên cạnh những nhân viên khác vì đây là những người chủ quán có thể tin tưởng được, thậm chí giao cho họ chức vụ quan trọng như quản lý, kế toán. Đối với những người quen này, chủ quán có thể có một chút ưu tiên hoặc thiên vị trong những vấn đề như châm chước cho họ khi đi muộn về sớm, bỏ qua khi mắc lỗi,… 

Sự thiên vị sẽ khiến mối quan hệ giữa các nhân viên trong quán xấu đi

Dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt nhưng như vậy sẽ rất dễ gây ra sự ganh tị, so bì giữa các nhân viên với nhau và dẫn tới mâu thuẫn, chia bè phái. Vì thế chủ quán cần công bằng, bình đẳng với tất cả nhân viên để có thể xây dựng một tập thể bền vững, đảm bảo hoạt động lâu dài của quán.

3. Có bản mô tả công việc chi tiết, cụ thể

Nhiều quán cà phê khi tuyển dụng chỉ ghi chung chung công việc là nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế hoặc thu ngân, khiến cho ứng viên rất hoang mang không biết cụ thể mình sẽ phải làm những gì và khối lượng công việc ra sao. Sự không rõ ràng này còn gây trở ngại cho nhân viên khi làm việc, nếu xảy ra sự cố thì mọi người sẽ đổ trách nhiệm lẫn nhau,… 

Nhân viên cần biết chính xác mình sẽ làm gì và phụ trách khu vực nào trong quán

Vì thế, ngay từ lúc tuyển dụng thì chủ quán cần phải có một bản mô tả cụ thể để các nhân viên nắm được phạm vi công việc của mình. Những thông tin cần thiết nhất bao gồm: các công việc phải làm hàng ngày, phụ trách khu vực nào, liên hệ/hỗ trợ các bộ phận/nhân viên khác như thế nào,… Bản mô tả công việc càng cụ thể bao nhiêu thì việc rạch ròi về trách nhiệm sẽ càng dễ bấy nhiêu. 

Ví dụ về một bản mô tả công việc của nhân viên phục vụ sẽ phải có đầy đủ những điều cơ bản sau:

  • Các công việc hằng ngày: sắp xếp bàn ghế theo sơ đồ của quán, vệ sinh các khu vực phụ trách (nêu cụ thể là khu vực nào), chuẩn bị những đồ dùng phục vụ khách (cốc, thìa, khăn giấy, ly,…) 
  • Tư vấn menu đồ uống, đồ ăn cho khách hàng (được đào tạo trong quá trình training)
  • Phục vụ khách theo đúng quy trình của cửa hàng (quy trình bao gồm: đón tiếp, tư vấn, order, chốt đồ, thanh toán, hướng dẫn khách nhận đồ,…) 
  • Hỗ trợ các bộ phận khác (nêu cụ thể tên các bộ phận phải tham gia hỗ trợ) 

4. Đặt ra chế độ nhận lương, thưởng phạt rõ ràng

Lương thưởng luôn là vấn đề được nhiều ứng viên đặt lên hàng đầu khi đi ứng tuyển. Nếu lương thưởng không được tính minh bạch, không có tiêu chuẩn cụ thể thì nhân viên sẽ rất khó yên tâm để làm việc tiếp. Vì thế, chủ quán cần trao đổi với ứng viên thật rõ ràng về vấn đề quán sẽ tính lương thế nào (theo ca/theo ngày làm việc), trả lương vào thời gian nào hàng tháng.

Không chỉ có lương, nhân viên còn có thể được hưởng một khoản thu nhập khác nhờ tiền thưởng, tiền tip của khách. Vậy khi nào nhân viên sẽ được thưởng, mức thưởng quy định ra sao cũng cần chủ quán xây dựng rõ ràng; về tiền tip của khách thì cả quán cần thống nhất một phương án chia tiền cho công bằng, đảm bảo xứng đáng với sự cố gắng của từng bộ phận. 

Ngoài ra, chủ quán cũng nên đề cập đến mức tiền phạt nếu nhân viên mắc lỗi như làm sai đồ, làm hỏng/vỡ đồ, vượt quá số lần đi muộn về sớm được đặt ra từ trước. Chủ quán cần nhớ: Quy định về mức lương, thưởng, phạt càng rõ ràng, tỉ mỉ và chi tiết bao nhiêu thì nhân viên càng yên tâm bấy nhiêu, chủ quán cũng dễ quản lý hơn.

Chế độ lương thưởng không rõ ràng khiến nhân viên rất dễ nghỉ việc

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều phần mềm quản lý nhân sự thông minh như sản phẩm iPOS HRM của công ty iPOS.vn – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp F&B. Chủ quán sẽ không còn phải đau đầu với vấn đề theo dõi chấm công hàng ngày, theo dõi tình hình công việc,… rồi cuối tháng lại lụi cụi tính lương thủ công nữa. 

Thay vào đó, phần mềm iPOS HRM sẽ tự động cho ra bảng lương cuối tháng của mỗi nhân viên dựa trên dữ liệu chấm công của họ (chấm công online ngay trên phần mềm), dựa trên cấu hình lương thưởng của quán,… Không chỉ cho ra kết quả chính xác, ngay trên bảng lương còn có mã QR code sẵn, chủ quán sau khi xác nhận bảng lương tính đúng thì có thể quét QR để thanh toán lương cho nhân viên ngay, rất tiện dụng.

Xem thêm: Quy chế thưởng phạt nhân viên nhà hàng “tâm phục khẩu phục”

5. Chú ý vào việc training nhân viên

Training nhân viên là bước đầu trong quá trình để chủ quán thiết lập được một đội ngũ chuyên nghiệp, nhiệt tình, hết lòng với công việc. Trong quá trình training này, nhân viên mới cần được đào tạo về các sản phẩm/dịch vụ mà quán cung cấp, quy trình làm việc, quy trình tư vấn và kỹ năng xử lý vấn đề khi phát sinh tình huống bất ngờ. Thời gian training nhân viên sẽ tùy vào mỗi quán, các quán cà phê nhỏ sẽ tốn khoảng 3-5 ngày, với những quán lớn hoặc chuỗi thương hiệu thì có thể sẽ lâu hơn.

Muốn nhân viên làm việc tốt thì chủ quán cần đào tạo nhân viên kỹ càng

Nhiều chủ quán không quá chú trọng vào việc training vì nghĩ rằng nó mất thời gian nên thường chỉ training qua loa, hoặc để nhân viên mới vào làm cùng nhân viên cũ ngay vì nghĩ có thể tự học được. Tuy nhiên, việc các nhân viên mới, đặc biệt là những người chưa từng có kinh nghiệm đột ngột phải tham gia vào một guồng quay công việc chưa quen thuộc có thể khiến họ bị rối, làm sai,… ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng. 

Vì thế, chủ quán hãy cố gắng dành thời gian để training cho nhân viên mới, cung cấp đầy đủ kỹ năng và kiến thức cho họ trước khi vào làm việc thật sự.

6. Tổng kết

Ngày nay, các quán cà phê không chỉ chú trọng việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cho khách mà còn muốn đem lại cho họ những trải nghiệm dịch vụ xứng đáng với số tiền bỏ ra. Vậy nên các chủ quán cần phải chú ý từ khâu tuyển dụng để quán xây được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình và linh hoạt trong công việc. 

Nếu các chủ quán còn đang băn khoăn, muốn tìm kiếm một phần mềm quản lý nhân sự hiện đại, nhanh gọn lại chuyên biệt hóa cho ngành F&B, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline sau 1900 4766 để được tư vấn!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất