Buy Now

Tìm kiếm

4 yếu tố chính trong quản lý doanh thu nhà hàng là gì?

  • Chia sẻ cái này:
4 yếu tố chính trong quản lý doanh thu nhà hàng là gì?

Tin tức mới

4 yếu tố chính trong quản lý doanh thu nhà hàng là gì?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Trong quá trình quản trị doanh nghiệp thì quản lý doanh thu nhà hàng là một việc mà bắt buộc người chủ cùng các kế toán nhà hàng phải nắm vững. Doanh thu nhà hàng là căn cứ để tính toán lời – lỗ, xác định các chi phí cần đầu tư và ảnh hưởng đến tài chính nhà hàng. Vậy khi quản lý doanh thu nhà hàng, có những yếu tố nào cần chú ý? Hãy cùng iPOS.vn theo dõi và giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quản lý doanh thu nhà hàng là gì? Vì sao phải quản lý doanh thu nhà hàng?

1.1. Quản lý doanh thu nhà hàng là gì?

Doanh thu nhà hàng là tổng giá trị mà nhà hàng thu về thông qua việc bán các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ khoản doanh thu này, sau khi đã trừ đi các khoản thuế, phí phải trả và các mục giảm trừ thì sẽ có được doanh thu thuần. Doanh thu thuần sẽ phản ánh đúng kết quả, chất lượng mặt hàng và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời thông qua phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần thì nhà hàng sẽ có căn cứ để đưa ra các chính sách hợp lý hơn từ bán hàng, sản xuất, phân phối sản phẩm.

Quản lý doanh thu nhà hàng là một việc rất cần thiết trong quá trình quản trị nhà hàng

Quản lý doanh thu là việc sử dụng dữ liệu phân tích, dự đoán hành vi khách hàng để tối ưu hóa sản phẩm và giá cả để tạo ra tối đa doanh thu có thể. Quản lý doanh thu có thể coi là một việc mà các nhà hàng bắt buộc phải nắm vững và sát sao để có thể duy trì kinh doanh hiệu quả, đảm ra lợi nhuận tối đa và không bị thất thoát tiền bạc.

1.2. Vì sao nhà hàng phải quản lý doanh thu?

Hạn chế vấn đề sai sót số liệu, thất thoát tiền bạc: Đối với nhiều nhà hàng, mỗi ngày có hàng trăm hóa đơn thanh toán và rất nhiều khoản tiền ra, tiền vào; chưa kể đến việc khách hàng ăn rồi ghi nợ, thanh toán bằng các hình thức khác nhau,… Nếu không có phương pháp ghi chép sổ sách phù hợp và theo dõi chặt chẽ thì rất dễ xảy ra tình trạng tiền trong sổ sách và tiền thật nhận được không khớp nhau, tạo lỗ hổng cho những nhân viên gian dối có cơ hội “rút ruột” tiền của nhà hàng.

Giúp phân tích tổng quát tình hình kinh doanh: Hiệu quả của việc kinh doanh sẽ được phản ánh tốt nhất qua những con số về doanh thu, đặc biệt là doanh thu thuần chứ không chỉ phụ thuộc vào ước chừng lượng khách đến, lượng đặt bàn,… mỗi ngày. Ghi chép doanh thu càng tỉ mỉ bao nhiêu thì chủ nhà hàng càng dễ biết món nào đang bán chạy, món nào bán chậm, món nào khách gọi ít nhưng đem lại lợi nhuận cao,… từ đó có phương án điều chỉnh menu chính xác hơn.

Quản lý doanh thu nhà hàng giúp tiết kiệm tiền bạc, chống thất thoát và lãng phí

Quản lý chi tiêu, tiết kiệm những khoản lãng phí: Vì đã nắm được được chi tiết về tình hình kinh doanh hiện tại của nhà hàng nên chủ nhà hàng sẽ phải cân đối lại mức thu – chi của mình. Đối với những món ăn bán chạy thì sẽ tăng cường nhập thêm nguyên liệu chế biến, đối với những món bán chậm thì sẽ xem xét loại bỏ hẳn hoặc cắt giảm dần,… Như vậy, nguồn tiền của nhà hàng được dùng hợp lý, không bị tiêu tốn vào những khoản không ra doanh thu.

Xem thêm: 6 thủ thuật thao túng tâm lý khách hàng giúp gia tăng doanh thu nhà hàng, quán cafe

2. 4 yếu tố chính trong quản lý doanh thu nhà hàng

2.1. Quản lý công suất nhà hàng

Công suất nhà hàng sẽ quyết định rất nhiều đến doanh thu của nhà hàng. Khi nói về công suất nhà hàng, người ta thường quan tâm tới một số tiêu chí chính như:

Hệ số quay vòng bàn: Hệ số quay vòng bàn là số lần 1 bàn có thể phục vụ khách hàng mới trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà hàng càng có hệ số quay vòng bàn càng nhanh đồng nghĩa với việc lượng khách hàng được phục vụ càng nhiều, tối ưu được việc quay vòng bàn thì doanh thu nhà hàng sẽ tăng lên nhanh chóng. 

Tỷ lệ đặt bàn online hoặc qua hotline: Khách đặt bàn trước càng nhiều thì đồng nghĩa với việc nhà hàng sẽ chủ động hơn trong khoản sắp xếp, tối ưu số lượng bàn để đón tiếp được nhiều khách nhất có thể, nâng công suất phục vụ của nhà hàng lên tối đa.

Trung bình số lượng khách mỗi bàn: Đây là tiêu chí quan trọng để nhà hàng theo dõi được số lượng khách và quy mô các nhóm khách tới dùng bữa, cũng là căn cứ để nhà hàng biết mình đang thu hút nhóm khách nào nhất.  

Tăng hệ số quay vòng bàn là cách mà cách nhà hàng thường chọn để nâng cao công suất phục vụ

Tối ưu hóa doanh thu sẽ cần phải tăng công suất nhà hàng, vậy nên chủ nhà hàng hãy tìm cách tăng ít nhất một trong ba tiêu chí trên. Nếu nhà hàng bị giới hạn công suất vì diện tích có hạn, năng suất làm việc từ bếp và phục vụ chưa cao,… nên thay đổi bằng cách: mở rộng không gian ngoài trời, tuyển thêm nhân sự, tăng số chỗ ngồi của mỗi bàn,…

2.2. Nắm bắt nhu cầu khách hàng

Nhu cầu của khách hàng không cố định mà có sự thay đổi liên tục, tùy từng thời điểm trong năm, trong tháng, trong tuần hoặc ngay cả trong ngày. Ngoài ra, nhu cầu của khách hàng còn chịu ảnh hưởng bởi những xu hướng mới trên thị trường. Biết được nhu cầu của khách hàng hiện tại đang như thế nào là căn cứ tốt để các nhà hàng định hướng được mức độ giá cả, lượng thực phẩm, phong cách thực đơn và phân bổ bàn hợp lý.

Nhu cầu của khách hàng không cố định mà sẽ thay đổi, cần các nhà hàng phải nắm bắt được kịp thời

Ví dụ: Vào ngày Valentine, nhu cầu đi ăn, đi hẹn hò của các cặp đôi tăng lên rất nhiều. Một lựa chọn mà họ thường ghé đến trong dịp này là những nhà hàng Âu sang trọng, lãng mạn được trang trí với nến đỏ, hoa hồng và có tiếng nhạc du dương. Với nhu cầu của khách hàng như vậy, các nhà hàng Âu có thể chủ động lên chương trình đặc biệt như combo hoặc ưu đãi cho các cặp đôi dịp Valentine, chuẩn bị nguyên liệu nhiều hơn để phục vụ lượng khách tăng mạnh, thu thêm phí nếu khách đặt những bàn có view đẹp và yêu cầu thêm dịch vụ (tặng hoa hồng, bóng bay, rượu vang,…). Những thay đổi nho nhỏ như vậy có thể giúp nhà hàng tăng thêm một lượng doanh thu đáng kể so với ngày thường.

2.3. Thiết lập mức giá phù hợp

Không phải lúc nào nhà hàng để giá rẻ cũng là có lãi và ngược lại, không phải lúc nào nhà hàng để giá cao cũng sẽ bị lỗ. Mức giá phù hợp là mức giá đã được nhà hàng cân đối với các khoản chi phí đầu tư cho món ăn/dịch vụ đó, đảm bảo sẽ sinh ra lợi nhuận và phù hợp với “đẳng cấp”, túi tiền của nhóm khách hàng mục tiêu. 

Trong nhà hàng thường có hai loại chi phí là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định vẫn giữ nguyên hàng tháng dù cho nhà hàng có thay đổi về quy mô sản xuất, sinh lời hay bị lỗ. Còn chi phí biến đổi thì sẽ linh hoạt hơn theo tốc độ tăng trưởng của nhà hàng, ví dụ như nhà hàng làm ăn phát đạt thì sẽ phải thuê nhiều nhân viên và nhập thêm hàng hóa, có nghĩa là chi phí nhân sự và chi phí nguyên liệu là 2 khoản chi phí biến đổi. 

Nếu muốn quản lý doanh thu hiệu quả, nhà hàng cần chú trọng vào việc tối ưu chi phí biến đổi vì chúng có thể linh hoạt thay đổi lên hoặc xuống, trong khi đó chi phí cố định vẫn giữ nguyên. 

2.4. Phân khúc khách hàng

Nhiều nhà hàng vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phân khúc khách hàng vì nghĩ: Phân khúc khách hàng sẽ chỉ tập trung vào một nhóm cụ thể, hạn chế mức độ tiếp cận của các nhóm khách hàng khác đến nhà hàng và làm giảm doanh thu. Muốn nhà hàng đạt được doanh thu cao nhất thì cần phải “mở cửa” với tất cả các nhóm khách hàng. Tuy nhiên suy nghĩ như vậy không chính xác. 

Mức giá phù hợp cũng góp phần giúp tăng doanh thu của nhà hàng

Khi tìm được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhà hàng có thể tự điều chỉnh chiến lược của mình để đưa ra những hoạt động phù hợp với đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu, càng cá nhân hóa thì sẽ càng dễ nhận được sự đồng cảm của họ. Kết quả, khách hàng thấy hứng thú với nhà hàng và tìm đến nhiều hơn. Ngược lại, những chiến lược quá dàn trải, quá đại trà làm khách hàng không tìm thấy một nét đồng cảm hay thú vị nào trong đó, vậy nên họ không quá hứng thú với việc thử ghé qua nhà hàng nữa. 

Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu còn là cơ sở để nhà hàng biết được mình nên tập trung hơn cho nhóm khách nào, giảm bớt những chi phí quảng bá và marketing sai mục tiêu.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều đơn vị cho ra mắt những giải pháp kế toán thông minh, giúp ích cho chủ nhà hàng trong việc quản lý doanh thu nhà hàng. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu chuyên cung cấp phần cứng và phần mềm cho các thương hiệu F&B, iPOS.vn cũng đã giới thiệu tới khách hàng một tiện ích đặc biệt là Kế toán VO – tính năng hoàn toàn miễn phí có trên ứng dụng quản lý bán hàng từ xa FABi Manager. 

Với giao diện khoa học, tính chính xác cao và đồng bộ dữ liệu realtime với phần mềm bán hàng, Kế toán VO sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các chủ nhà hàng minh bạch thu chi, rạch ròi lãi lỗ, quản lý doanh thu nhà hàng và có những đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của mình.

Xem thêm: Hợp tác kinh doanh, góp vốn nhà hàng cần chú ý những điều gì?

3. Kết luận

Để có được phương án kinh doanh tốt nhất thì chủ nhà hàng và các kế toán nên quản lý doanh thu nhà hàng hiệu quả. Việc không quản lý tốt có thể dẫn đến tình trạng không nắm rõ được số tiền hiện tại nhà hàng đang có và tình hình buôn bán thế nào, từ đó làm ảnh hưởng tới tài chính nhà hàng. 

Nếu các chủ quán còn đang băn khoăn, muốn tìm kiếm những giải pháp công nghệ hiện đại, nhanh gọn lại chuyên biệt hóa cho ngành F&B, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline sau 1900 4766 để được tư vấn!

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất