Buy Now

Tìm kiếm

3 quy chuẩn thiết kế bếp nhà hàng vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách

  • Chia sẻ cái này:
3 quy chuẩn thiết kế bếp nhà hàng vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách

Tin tức mới

3 quy chuẩn thiết kế bếp nhà hàng vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách

thiết kế bếp nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Thiết kế khu vực bếp nhà hàng sao cho vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách là một vấn đề nan giải đối với các chủ nhà hàng hiện nay. Lý do bởi, bếp là khu vực quan trọng nhất trong nhà hàng và cất chứa nhiều thiết bị, dụng cụ nguy hiểm. Vậy làm sao để bố trí bếp nhà hàng vừa đẹp mắt, vừa đảm bảo an toàn, lại vừa tiết kiệm chi phí? Hãy cùng iPOS.vn tham khảo 3 quy chuẩn thiết kế bếp nhà hàng trong bài viết dưới đây nhé!

thiết kế bếp nhà hàng
Thiết kế bếp nhà hàng vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách là vấn đề nan giải đối với chủ quán

1. Quy chuẩn về kích thước và không gian bếp nhà hàng

Một quy tắc bất di bất dịch trong thiết kế bếp nhà hàng là chủ quán cần phải tuân thủ theo quy chuẩn thiết kế không gian. Thông thường, trong một căn bếp nhà hàng thường có 30-40% không gian tập trung dành cho bếp, 60-70% dành cho phòng chờ, phòng ăn, khu vệ sinh,… Bất kể quy mô nhà hàng của bạn lớn hay nhỏ, cũng cần bố trí sao cho đảm bảo đầy đủ khu vực sơ chế, gia công, chế biến, chia thức ăn và rửa bát đĩa.

2. Quy chuẩn về các khu vực bếp nhà hàng

Trước khi quyết định thiết kế bếp nhà hàng như thế nào, bạn cần để tâm đến các quy định có trong giấy phép xác lập mô hình và không gian nhà hàng. Trong khi lên kế hoạch thiết kế tổng thể cho cả khu bếp, chủ quán cần lưu ý 5 khu vực sau đây:

2.1. Khu sơ chế thực phẩm

Khu sơ chế thực phẩm là khu vực dành cho nhân viên nhà hàng sơ chế đồ lấy từ kho, hoặc mua mới từ bên ngoài. Trong khu vực này, chủ quán cần lưu ý thiết kế chậu rửa, giá inox hợp lý và có liên kết với nhau. Mục đích của việc làm này là để nhân viên có thể dễ dàng và nhanh chóng vệ sinh, cắt thái,… rồi chuyển đến khu gia công.

2.2. Khu gia công thực phẩm

Sau khi thực phẩm đã được làm sạch và chuyển tới khu vực gia công, nhân viên bếp sẽ tiến hành các công đoạn tiếp theo như: băm chặt, viên thịt, ướp gia vị, nhào bột,… Chủ nhà hàng nên thiết kế không gian này đủ chứa các thiết bị như: bàn chặt, bàn chế biến, máy trộn bột, máy xay thịt,… Khu vực gia công thực phẩm cũng cần đủ rộng để 3 – 4 nhân viên bếp thao tác cùng lúc. Vật dụng bố trí tại khu vực này cũng nên được làm từ đá hoặc inox, đảm bảo chịu lực và bền bỉ.

Khu vực gia công nên được thiết kế bằng vật liệu đá hoặc inox bền bỉ

2.3. Khu chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm là nơi các nhân viên bếp thực hiện xào, nấu,… để tạo thành món ăn. Yêu cầu của khu vực này là phải thiết kế sao cho gần khu gia công, tiện tầm với và công việc nấu ăn của bếp chính. Chủ nhà hàng khi thiết kế khu chế biến cũng nên dành không gian cho các thiết bị cần thiết như: bếp hầm, bếp xào, bếp nấu, bếp nướng, lò nướng, máy hút mùi,… 

Xem thêm: Công việc của bếp chính nhà hàng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

2.4. Khu chia soạn thức ăn, ra thức ăn

Khu vực phân chia thức ăn là nơi dành cho các món ăn đã được nấu nướng hoàn thành, cần trang trí và sửa soạn ra đĩa, bát,… Chính bởi vậy, khu vực này đòi hỏi không gian phải thông thoáng, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khu vực soạn thức ăn cũng không nên thiết kế gần với khu vực chế biến và gia công, nhằm hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn đã chín. 

2.5. Khu rửa bát và diệt khuẩn

Đây là khu vực cuối cùng mà chủ nhà hàng cần quan tâm khi thiết kế bếp. Khu vực rửa bát và diệt khuẩn là nơi tiếp nhận bát, đĩa,… mà thực khách ăn uống xong và tiến hành làm sạch. Các thiết bị cần có trong khu vực này là: xe thu hồi, chậu rửa, giá thang inox nhiều tầng, máy rửa bát, máy sấy bát đĩa,… Khu vực này cũng có yêu cầu cần bố trí thoáng mát, rộng rãi và khoa học tương tự như khu vực soạn đồ ăn. 

3. Quy chuẩn về mô hình bếp nhà hàng

Tùy vào mỗi phong cách và quy mô nhà hàng, chủ quán có thể lựa chọn những mẫu thiết kế bếp khác nhau sao cho phù hợp với yêu cầu về nguyên vật liệu, thiết bị, số lượng nhân viên,…. Có 3 mô hình bếp cơ bản và thông dụng nhất trong thiết kế bếp nhà hàng là:

3.1. Mô hình dạng ốc đảo

Mô hình dạng ốc đảo phù hợp với hầu hết các nhà hàng quy mô lớn và nhỏ

Mô hình bếp dạng ốc đảo là mô hình khu vực bếp chính chế biến sẽ nằm ở vị trí trung tâm. Các khu vực sơ chế, gia công,… được thiết kế xung quanh bếp trung tâm. Ưu điểm vượt trội của mô hình này là cho phép nhân viên bếp di chuyển một các dễ dàng, và giảm thiểu tối đa thời gian di chuyển từ các bộ phận khác đến khu vực bếp trung tâm.  

Mô hình bếp nhà hàng dạng ốc đảo phù hợp với hầu hết các nhà hàng quy mô lớn/nhỏ, có không gian mở và tiện lợi cho việc dọn dẹp và di chuyển.

3.2. Mô hình phân vùng

Mô hình bếp phân vùng phù hợp với nhà hàng có menu đồ ăn sống và chín

Mô hình bếp phân vùng là kiểu thiết kế mà trong đó, mỗi khu sẽ đảm nhận một công đoạn khác nhau theo quy trình của nhà hàng. Trên thực tế, thiết kế này phù hợp với những nhà hàng có menu đồ ăn sống và chín. Các khu vực được phân tách riêng rẽ như sau: 1 khu sơ chế và gia công nguyên liệu, 1 khu bếp chế biến và 1 khu vực để dụng cụ. Nhờ độc lập từng bộ phận như vậy, nhà hàng dễ dàng kiểm soát được chất lượng món ăn, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất có thể.

3.3. Mô hình dây chuyền một chiều

Mô hình dây chuyền một chiều thường được áp dụng phổ biến với những nhà hàng phục vụ đồ ăn nhanh

Trong mô hình dây chuyền một chiều, chủ nhà hàng sẽ thiết lập các khu vực nhà bếp thành một chuỗi nối tiếp nhau. Điều này nhằm mục đích tạo ra các món ăn giống nhau, nhưng trong quy trình có nhiều bước trùng nhau. Thông thường, ý tưởng này thường xuất hiện trong các mô hình nhà hàng bán đồ ăn nhanh hoặc có menu đơn giản. 

Xem thêm: 20+ Mẫu thiết kế nhà hàng ấn tượng

Trên đây là gợi ý 3 quy chuẩn về thiết kế bếp nhà hàng sao cho vừa đẹp, vừa tối ưu ngân sách nhất có thể. Tùy vào ngân sách và quy mô nhà hàng, chủ quán có thể lựa chọn được phương án thiết kế tối ưu và phù hợp nhất. Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công!

Tham khảo ngay một số phần mềm sau để công việc quản lý nhà hàng trở nên trơn tru hơn nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất