Buy Now

Tìm kiếm

3 cách duy trì hoạt động quán ăn khi “bí” nguồn doanh thu

  • Chia sẻ cái này:
3 cách duy trì hoạt động quán ăn khi “bí” nguồn doanh thu

Tin tức mới

3 cách duy trì hoạt động quán ăn khi “bí” nguồn doanh thu

duy trì hoạt động quán ăn

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Dù là mới “chân ướt chân ráo” bước vào ngành F&B, hay đã mở quán được lâu năm thì chủ quán cũng sẽ đôi lần gặp phải trường hợp “bí” nguồn vốn trong suốt quá hoạt động. Đặc biệt là với những ai vừa mới khởi nghiệp kinh doanh ăn uống, doanh thu ban đầu khó mà bù đắp vốn vay đầu tư trong thời gian ngắn. Vì vậy, chủ quán có thể tham khảo 3 cách hữu hiệu để duy trì hoạt động kinh doanh khi thiếu hụt nguồn doanh thu của Ipos.vn nhé!

duy trì hoạt động quán ăn
Duy trì hoạt động quán ăn khi “bí” nguồn doanh thu không phải điều đơn giản

Khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống là một lựa chọn táo bạo và chứa đựng vô vàn thách thức. Lúc này, khi chưa có đủ nguồn doanh thu ổn định, chủ quán phải tìm mọi cách để vận động nguồn vốn duy trì cửa hàng. Lời khuyên hữu ích nhất trong trường hợp này có lẽ là: Hãy tiết kiệm, phân bổ nguồn lực và hợp tác có lợi để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Xem thêm: Chi phí quảng cáo trên doanh thu nhà hàng bao nhiêu là hiệu quả?

1. Mua và dự trữ nguyên liệu vừa đủ

Kinh doanh F&B “một vốn bốn lời” – đó là khi chủ quán biết phân bổ vùng nguyên liệu hợp lý. Bởi, nhiều người đã từng “mắc bẫy” kinh doanh khi cho rằng mua càng nhiều nguyên liệu thì giá sẽ càng rẻ, từ đó kinh doanh sẽ có lời. Tuy nhiên họ quên mất rằng, mua nguyên liệu bừa phứa không dựa trên những con số dự kiến, rất có thể chủ quán sẽ còn phải tốn thêm nhiều khoản chi phí khác như lưu kho, tổn hao nguyên liệu (do quá hạn),… Ngoài ra, lựa chọn này còn khiến chủ quán phải bỏ ra một khoản lớn để chi trả trước, trong khi rất có thể, nếu mua nguyên liệu vừa đủ, khoản tiền tiết kiệm được lại có thể sinh lời.  

Tính toán dự trữ nguyên liệu là một bài toán hóc búa với nhiều chủ quán

Để hạn chế tình trạng dư thừa nguyên liệu, điều đầu tiên chủ quán cần làm là dự kiến cụ thể, kỹ lưỡng số lượng nguyên liệu cần thiết dùng trong ngày/tuần/tháng. Từ đó, chủ quán có thể lên kế hoạch nhập, mua thêm nguyên liệu vừa đủ. Nếu bạn muốn mua nhiều để nhận mức giá sỉ, hãy tính toán chắc chắn khoảng thời gian có thể tiêu thụ được hết số hàng hóa đã nhập đó. Và đặc biệt lên phương án bảo quản nguyên liệu trước mắt để tránh “tiền mất tật mang” – vừa tốn chi phí lưu kho lại vừa không sử dụng được nguyên liệu đã hết đát.

2. Hợp tác có lợi cùng thương hiệu khác

Phương án tiếp theo mà chủ quán có thể nghĩ ngay tới mỗi khi “bí” vốn và doanh thu là hợp tác cùng các thương hiệu khác. Hãy đảm bảo “cái bắt tay” này là mối quan hệ win-win mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Bởi, nếu chỉ một bên có lợi, mối hợp tác làm ăn này không thể lâu bền, và chủ quán lại phải giải thêm một “bài toán khó” về đối tác. 

Hãy đảm bảo việc hợp tác cùng các thương hiệu khác là có lợi cho cả đôi bên

Ví dụ, nếu bạn đang kinh doanh một quán ăn có vị trí đắc địa và đổi lại điều đó là gánh nặng chi phí mỗi tháng. Bạn hoàn toàn có thể hợp tác với một thương hiệu trà chanh, hoặc trà sữa để chia sẻ không gian mặt bằng. Điều này không những giúp chủ quán giảm bớt nỗi lo chi phí thuê nhà, mà còn có thể cùng các thương hiệu khác “bán chéo” sản phẩm cho khách hàng của nhau. Tuy nhiên, để có thể duy trì được mối quan hệ này bền vững, chủ quán cần phải kỹ lưỡng trong quá trình đàm phán với các thương hiệu khác. Đặc biệt, hãy đảm bảo dù không mang lại lợi ích quá nhiều, các thương hiệu hợp tác cùng cũng không làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của quán. 

3. Kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc

Để có thể duy trì hoạt động cho quán với mức chi phí hạn chế, các chủ quán có thể hướng đến việc “lấy công làm lời”. Với phương án này, các chủ quán sẽ chấp nhận bỏ công sức để đảm nhiệm một lúc các công việc như gọi món, phục vụ và cả tính tiền. Việc bạn kiêm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ sẽ giúp bạn cắt giảm được không ít chi phí nhân sự. Bởi khi mới thành lập, quán của bạn sẽ ít khi bị quá tải. Do đó, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành những công việc này mà không gặp quá nhiều khó khăn. Vì nếu bạn thuê nhân viên cho những vị trí này, mức chi phí bạn phải bỏ ra sẽ phải nhiều gấp đôi, gấp ba. Chưa kể sẽ xảy ra những tình huống gây thất thoát cho thương hiệu của bạn.

Chủ quán có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí trong thời gian đầu

Thời gian đầu mở quán, hàng tá loại chi phí “dồn dập” gọi tên chủ quán, đặc biệt là chi phí nhân sự. Nếu không có nguồn vốn dồi dào, bạn có thể “lấy công làm lời” – làm kiêm nhiệm nhiều vị trí cùng lúc. Chủ quán vừa có thể làm quản lý, thu ngân và thậm chí là phục vụ khi quán ăn đông khách. Vậy là bạn có thể giảm ⅓ chi phí thuê nhân sự, và tận dụng dòng tiền để đầu tư cải thiện trải nghiệm khách hàng. Một cách hữu hiệu mà chủ quán khi mới khởi nghiệp có thể áp dụng là sử dụng phần mềm để tối ưu chi phí nhân sự. 

Sử dụng phần mềm bán hàng là giải pháp tối ưu nhân sự và tiết kiệm chi phí hàng đầu hiện nay

Xem thêm: Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng – “Một mũi tên trúng hai đích”

Vận hành kinh doanh quán ăn khi chưa có đủ doanh thu xoay vòng vốn là điều nan giải với nhiều chủ quán, đặc biệt là những ai mới bắt đầu mở quán ăn. Trong trường hợp này, hãy áp dụng ngay 3 cách hữu hiệu trên để có thể duy trì và vận hành trơn tru hoạt động kinh doanh của quán ngay cả khi “bí” nguồn doanh thu nhé!

Hãy tham khảo các phần mềm quản lý quán ăn sau đây nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất