Buy Now

Tìm kiếm

3 Bí Quyết Mở Nhà Hàng Ăn Uống Cần Chuẩn Bị Những Gì?

  • Chia sẻ cái này:
3 Bí Quyết Mở Nhà Hàng Ăn Uống Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì

Bạn đam mê kinh doanh, có dự định mở nhà hàng ăn uống để thực hiện ước mơ của mình. Tuy nhiên, điều khiến bạn lo lắng là bản thân chưa có kinh nghiệm và không biết bắt đầu từ đâu, mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì để kinh doanh hiệu quả và thành công?
Kinh doanh ngành dịch vụ, đặc biệt là nhà hàng ăn uống để thành công bắt buộc bạn phải nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, từ đó dự tính được những thử thách và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh nhà hàng. Do đó, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu về mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì
Bí quyết mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì? (Nguồn: Internet)

1. Chuẩn bị tài chính mở nhà hàng

Tài chính mở nhà hàng, hiểu nhanh nhất đây chính là nguồn vốn mở nhà hàng mà bạn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, vốn đầu tư chính là yếu tố quyết định quy mô, loại hình nhà hàng mà bạn sẽ phát triển. Do đó, mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì chắc chắn không thể thiếu vốn. Để tránh chi tiêu sai mục đích, thất thoát vào những chi phí không cần thiết, bạn cần lên một bản kế hoạch sử dụng tài chính bao gồm:

1.1/ Chi phí đầu tư ban đầu

Hiểu đơn giản, đây là loại chi phí được sử dụng để chuẩn bị cho quá trình bắt đầu mở quán, bao gồm các loại như:
  • Thuê mặt bằng (Thông thường bạn sẽ phải cọc từ 6 tháng – 1 năm)
  • Thi công thiết kế nhà hàng
  • Nội thất: Bàn ghế, đồ trang trí,…
  • Vật dụng: Ly, dĩa, đũa, chén,…
  • Thiết bị: Thiết bị hỗ trợ pha chế, thiết bị phục vụ bếp, thiết bị bảo quản thực phẩm,…
  • Nguyên vật liệu chuẩn bị để khai trương
  • Nhân sự tại nhà hàng,….

2.2/ Chi phí duy trì phát triển

Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì, tiếp theo bạn không thể bỏ qua là bảng danh sách chi phí duy trì hoạt động của nhà hàng, thông thường sẽ bao gồm:
  • Chi phí mặt bằng các tháng tiếp theo
  • Điện nước, Internet, camera an ninh,…
  • Nguyên vật liệu trong ngày
  • Nhân công
  • Marketing
Ngoài ra, bạn cần có một khoản chi phí dự trù cho 3 – 6 tháng đầu kinh doanh vì lúc này có thể hoạt động nhà hàng chưa đi vào ổn định và có doanh thu.
Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì
Dự toán kinh phí mở nhà hàng để tránh tình trạng hao hụt ngân sách (Nguồn: Internet)

2. Kế hoạch mở nhà hàng hiệu quả

2.1/ Xác định quy mô và loại hình kinh doanh

Danh sách mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì không thể bỏ qua là việc xác định quy mô và loại hình kinh doanh nhà hàng. Thông thường điều này sẽ dựa vào nguồn vốn và định hướng kinh doanh của bạn, tuy nhiên bạn cũng cần xem xét nhu cầu và sở thích của khách hàng tiềm năng của mình như thế nào? xu hướng họ đang mong muốn là gì? Vì hiểu được khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có được chiến lược kinh doanh cùng quy mô, loại hình kinh doanh phù hợp.
Đơn cử, bạn hướng đến khách hàng là gia đình, đi theo nhóm,…nên đầu tư không gian rộng rãi, thoải mái. Đối với giới trẻ, bạn có thể mở nhà hàng quy mô nhỏ nhưng phải có điểm ấn tượng, thu hút họ.

2.2/ Lựa chọn vị trí mặt bằng

Điều quan trọng bạn cần biết theo kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì được nhiều người chia sẻ chính là lựa chọn mặt bằng tốt vì đây là yếu tố quyết định tới 50% sự thành công trong kinh doanh. 
Bởi vậy, bạn cần cẩn trọng lựa chọn mặt bằng có khả năng tiếp cận khách hàng nhiều nhất. Thông thường, mặt bằng thu hút khách hàng thường là nơi có lưu lượng người qua lại đông đúc, gần khu trường học, dân cư, vị trí dễ thu hút khách hàng, có điểm dừng đỗ xe,…Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xung quanh địa điểm mình chọn có nhà hàng nào mở trước, có khả năng ảnh hưởng đến nhà hàng của mình hay không? Nếu đã có, linh hoạt thay đổi vị trí ngay nhé! 
Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì
Không gian thiết kế là yếu tố tạo nên ấn tượng trong lòng khách hàng (Nguồn: Internet)

2.3/ Phong cách thiết kế

Nhiều người chưa có kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì thường nghĩ rằng khâu thiết kế chỉ cần mình cảm thấy đẹp, thu hút là được. Song, đối với ngành dịch vụ, để thu hút được khách nhà hàng của bạn phải có thiết kế đẹp, đẹp ở đây là phù hợp với xu hướng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu bạn hướng đến. Bởi vậy, trước khi bắt đầu thiết kế nhà hàng, đừng quên nghiên cứu hoặc nhờ sự tư vấn từ người có chuyên môn về phong cách nhà hàng có thể gây ấn tượng cho khách hàng mục tiêu của mình nhé!

2.4/ Xây dựng thực đơn

Một công đoạn vô cùng quan trọng nhưng rất dễ bị bỏ qua cho câu hỏi: “Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì?” chính là xây dựng thực đơn. Nhiều chủ nhà hàng còn có những suy nghĩ sai lầm là menu càng đa dạng thì mới thu hút khách hàng. Hoàn toàn sai, chính bạn đang gây khó khăn và mất thời gian cho mình mình. Vì sao? Giữa một “rừng” đồ ăn, khách biết chọn món nào? Do đó, ngoài kiểu nhà hàng buffet thì những nhà hàng khác nên biết cách tinh gọn menu và nên tạo ấn tượng bằng những món đặc biệt chỉ có nhà hàng mình mới có nhằm thu hút và tạo nên độ khan hiếm trong tâm lý khách hàng.
Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì
Đừng quên xây dựng một menu tinh gọn với những món ăn độc đáo khiến khách nhớ mãi (Nguồn: Internet)

2.5/ Tiếp thị truyền thông

Để kinh doanh nhà hàng và thu hút khách đến, một kế hoạch Marketing là điều không thể thiếu khi đặt câu hỏi mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì? Bạn có thể áp dụng một số chiến lược sau:
  • Marketing trực tiếp:  Phát tờ rơi, biển quảng cáo, băng rôn, quà tặng, ưu đãi, giảm giá, voucher, thẻ tích điểm, món ăn dùng thử,…
  • Mạng xã hội: Chia sẻ hình ảnh, video, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn của nhà hàng lên Fanpage và Group Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter, Tiktok…
Đừng quên áp dụng marketing truyền miệng, hãy để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất và chắc chắn họ sẽ giới thiệu, chia sẻ địa điểm nhà hàng của bạn cho bạn bè, người thân, đối tác, …

2.6/ Thủ tục pháp lý

Nhiều người đã lên danh sách mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì nhưng lại bỏ qua bước hoàn thành các thủ tục pháp lý. Để kinh doanh bắt buộc bạn phải đăng ký các loại thủ tục như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…

3. Quản lý và vận hành nhà hàng

Chúc mừng bạn, nếu bạn đã có giai đoạn chuẩn bị và khai trương thành công. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà chủ quan. Bước mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì  tiếp theo bạn cần làm là có một kế hoạch quản lý và vận hành nhà hàng đi vào hoạt động bền vững.

3.1/ Nhân viên 

Con người, đặc biệt là nhân viên là yếu tố cốt lõi của nhà hàng, do đó bạn cần chú trọng đến khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng bạn sẽ lên danh sách các số lượng nhân viên, vị trí cần tuyển dụng như đầu bếp, phục vụ, quản lý, bảo vệ, pha chế,…
Ngoài nghiệp vụ chuyên nghiệp bạn cần đào tạo nhân viên có một thái độ tích cực, niềm nở và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Song, bạn cũng cần có chế chế độ đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng, tạo điều kiện phát triển và thăng tiến cho nhân viên có năng lực. 
Mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì
Nhân viên nhà hàng cần có thái độ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp (Nguồn: Internet)

3.2/ Tài chính

Chắn chắn trong kinh doanh ai cũng biết tài chính là điều quyết định sự thành công hay thất bại. Tuy nhiên, khi nhà hàng đi vào hoạt động nhiều người thường gặp khó khăn trong khâu quản lý và vận hành khi quán bắt đầu đi vào hoạt động. Tình trạng thường gặp là xảy ra thất thoát nguyên liệu chế biến, thất thoát tài chính, nhân viên gian lận, không kiểm soát được số lượng đồ uống bán ra,…  
Để giải quyết tình trạng này, bí quyết mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì dành cho bạn đó là chuẩn bị phần mềm quản lý bán hàng, đây chính là giải pháp hiệu quả xóa tan mọi nỗi lo của chủ nhà hàng. 
Kinh doanh phải có đam mê nhưng để thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố, vì vậy bạn cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều phương diện khác nhau. Hy vọng những gợi ý mở nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị những gì đã giúp bạn có hướng phát triển và thành công trên con đường kinh doanh của mình.