Buy Now

Tìm kiếm

3 bài học quản lý nhân sự thông minh từ CEO Starbucks

  • Chia sẻ cái này:
3 bài học quản lý nhân sự thông minh từ CEO Starbucks

Tin tức mới

3 bài học quản lý nhân sự thông minh từ CEO Starbucks

bài học starbucks

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những ngành có mức độ biến động nhân sự cao nhất hiện nay. Do đặc thù và khối lượng công việc, nhiều nhân sự nhà hàng/café khó có thể ở lại và gắn bó lâu cùng doanh nghiệp. Thế nhưng, Starbucks lại nằm trong số những thương hiệu hiếm hoi giữ chân nhân sự thành công nhờ vào những chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông minh từ CEO Howard Schultz. Trong bài viết này, hãy cùng iPOS.vn khám phá ngay 3 bài học quản lý nhân sự mà bất cứ lãnh đạo nào cũng nên biết từ CEO Starbuck nhé!

Xem thêm: Học hỏi bí kíp xây dựng con người của Starbucks

Với cương vị nhà sáng lập của thương hiệu cà phê Starbucks hàng đầu thế giới, CEO Howard Schultz luôn trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để nhân viên của mình làm việc liên tục, tích cực và trung thành với công ty?.

bài học starbucks
CEO Starbucks luôn trăn trở tìm cách để tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên

Suy nghĩ của ông có sự khác biệt to lớn so với tư duy lãnh đạo của nhiều CEO khác hiện nay. Các công ty hàng đầu luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề work-life balance của nhân sự, nhưng không mấy trong số họ có thể làm tốt điều này. Khi một doanh nghiệp có quy mô càng lớn, họ càng có cơ hội tác động tới nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy nên trong buổi thảo luận chia sẻ của mình, CEO Howard đã bật mí 3 bài học quan trọng mà ông đã rút ra được để cân bằng lợi ích cho nhân viên Starbucks.

1. Nhân viên Starbucks mới là “thượng đế”  

Qua nhiều năm phát triển và mở rộng, Starbucks đã khiến người ta phải ngỡ ngàng khi xây dựng thành công văn hóa làm việc chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc của nhân viên. Tại đây, lãnh đạo khuyến khích nhân viên tạo dựng mối quan hệ trong nhóm và xem họ như các “thượng đế” cần chăm sóc hết mình. 

Nhân viên Starbucks thường gọi nhau với cái tên trang trọng là “đồng nghiệp”. Thậm chí, một nhân viên part-time tại Starbucks Mỹ cũng có cơ hội nhận bảo hiểm và cổ phiếu của công ty. Khi khủng hoảng kinh tế đè bẹp nhiều công ty bán lẻ, buộc họ phải sa thải nhân viên thì Starbucks lại làm điều ngược lại. Doanh nghiệp này vẫn kiên trì, tập trung nguồn lực vào đào tạo nhân viên pha chế và những môn học thậm chí có thể đổi thành tín chỉ ở nhiều trường Đại học tại Mỹ.

Không phải khách hàng, nhân viên mới là “thượng đế” ở Starbucks

Lãnh đạo Starbucks tin rằng, văn hóa doanh nghiệp cần thúc đẩy nhân viên gắn bó hơn với công ty của mình. Và điều quan trọng hơn cả, Starbucks phải trở thành “nơi thứ ba” gắn bó giữa nhà và nơi làm việc của nhân viên. Nơi làm việc phải là tạo cho họ cảm giác quen thuộc, tự nhiên và được đối xử như “thượng đế” không khác gì khách hàng.

2. Ba bài học quản lý nhân sự từ CEO Starbucks

Vốn xuất thân từ một gia đình nghèo lao động tại Brooklyn, Howard Schultz đã vượt qua nghịch cảnh và xuất sắc biến một quán cà phê nhỏ bé tại Seattle (Mỹ) trở thành chuỗi cà phê lớn nhất toàn cầu. Vị tướng lão làng này từng chia sẻ nhiều kinh nghiệm quản lý kinh doanh trước giới truyền thông, tuy nhiên 3 bài học về quản lý nhân sự sau đây mới khiến người ta phải trầm trồ trước tư duy xuất chúng của CEO Starbucks.

2.1. Lợi nhuận không phải là tất cả

Howard Schultz từng chia sẻ trước công chúng rằng bản thân ông cực kỳ nhạy cảm với với những người có cuộc sống khó khăn. Và Howard đã cố gắng xây dựng Starbucks dựa trên lòng tốt, cân bằng giữa lợi nhuận và lương tâm như cha ông mong đợi. Nếu một trong hai yếu tố trên không cân bằng, điều đó sẽ khiến Howard cảm thấy cắn rứt vô cùng. 

Lợi nhuận không phải là tất cả với CEO Starbucks

Thế nhưng, thật thú vị là lợi nhuận và lương tâm không phải kẻ thù, bạn bè hay bất cứ một mối quan hệ nào cả. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tự tìm cách để cân bằng và kết hợp chúng với nhau. Howard không đặt lợi ích lên trên lương tâm, nhưng cũng không để lương tâm vượt quá lợi ích của toàn bộ tập thể nhân viên. 

2.2. Đầu tư vào nhân viên là mối làm ăn bền vững nhất

Trước khi công ty có lợi nhuận, Howard Schultz đã đề xuất với các nhà đầu tư về lợi ích sức khỏe và vốn chủ sở hữu cho 100 nhân viên đầu tiên của Starbucks. Đây là một ý tưởng khá điên rồ vào thời điểm đó, khi mà mọi thứ với thương hiệu này mới chỉ là bắt đầu.

Đầu tư vào nhân viên là sự đầu tư thông minh nhất

Không ai có thể phủ nhận, doanh thu và lợi nhuận vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Thế nhưng, Howard cho rằng nhân viên mới là “huyết mạch” hình thành và nuôi dưỡng công ty. Với vị CEO này, đổi mới không chỉ là thử nghiệm một hương vị lạ của ly cà phê Cappuccino, mà còn là các chương trình phúc lợi dành cho nhân viên để họ gắn bó lâu dài với công ty hơn. Vậy nên Starbucks đã liên tục đổi mới và chịu chi khi trang trải học phí cho nhân viên, mua bảo hiểm y tế hoặc chia cho họ vốn chủ sở hữu,… Đầu tư vào nhân viên thì không bao giờ sợ thiệt, mà ngược lại còn là một thương vụ đầu tư xứng đáng.

Xem thêm: Cẩm nang quản lý và tối ưu nhân sự ngành F&B từ A đến Z

2.3. Đừng đánh giá thấp việc tương tác với nhân viên 

Là một nhà lãnh đạo bận trăm công nghìn việc, hiếm ai chú trọng đến việc giao tiếp và tương tác với nhân viên. Howard Schultz thì lại khác. Ông cho rằng, nếu như Starbuck muốn đạt doanh thu từ 23 đến 25 tỷ một năm, thì điều cần nhất hiện tại là coi trọng hành vi của nhân viên. Howard chia sẻ thêm: “Chúng tôi đang nhìn qua một lăng kính khác, không chỉ về mặt đổi mới cà phê và thiết kế cửa hàng, mà chúng tôi cũng có thể làm gì đó với nhân viên của mình”.

Tương tác với nhân viên là điều vô cùng quan trọng

Nhân viên là đối tác – đó là cách Starbucks thường gọi các nhân viên của mình để khuyến khích họ nêu lên ý kiến giúp phần phát triển công ty. Tất cả những đóng góp này sẽ được lắng nghe, ghi nhận và áp dụng nhằm cải thiện sản phẩm và mô hình kinh doanh của Starbucks.

Và ngày nay, khi Starbucks trở thành chuỗi cà phê lớn nhất toàn cầu với gần 27.000 cửa hàng, 238.000 nhân viên và doanh thu lên đến 22,39 tỷ USD mỗi năm. Một phần đóng góp không nhỏ, chính là đến từ sự tương tác thường xuyên với đội ngũ nhân viên cốt cán của họ.

Không phải ngẫu nhiên, hành trình kiến tạo đế chế cà phê tỷ đô Starbucks của CEO Howard Schultz trở thành “sách gối đầu giường” với nhiều nhà đầu tư trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh ăn uống. Hy vọng rằng, 3 bài học quản lý nhân sự đầy thông minh của “vị tướng” Howard Schultz được chia sẻ phía trên sẽ là những thông tin bổ ích giúp chủ thương hiệu đã, đang và sẽ dấn thân vào lĩnh vực F&B có thêm kinh nghiệm thiết lập và vận hành bộ máy nhân sự sau này.

Bạn hãy thử tham khảo một số phần mềm sau để vận hành công việc kinh doanh trơn tru hơn nhé!

Phần mềm quản lý quán cafe chuyên nghiệp, dễ sử dụng nhất

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất