Buy Now

Tìm kiếm

15 bước kinh doanh nhà hàng từ lúc mở quán đến khi nhân chuỗi

  • Chia sẻ cái này:
15 bước kinh doanh nhà hàng từ lúc mở quán đến khi nhân chuỗi

Tin tức mới

15 bước kinh doanh nhà hàng từ lúc mở quán đến khi nhân chuỗi

kinh doanh nhà hàng

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Kinh doanh nhà hàng thành công là một bài toán khó nhằn cho các chủ quán, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid. Giai đoạn mở quán cần chuẩn bị hạng mục gì, vận hành quán ra sao, và làm thế nào để có thể nhân chuỗi nhà hàng là cả một kế hoạch dài hơi cần tính toán. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn 15 bước cốt lõi kinh doanh nhà hàng – từ lúc bắt đầu mở quán đến vận hành và tự động chuỗi kinh doanh mà chủ quán nào cũng cần quan tâm. Cùng iPOS.vn tìm hiểu chi tiết nhé!

kinh doanh nhà hàng
Làm thế nào để có thể kinh doanh nhà hàng thành công từ lúc mở quán đến khi nhân chuỗi?

Trải qua 4 lần đại dịch, không phải nhà hàng/quán ăn nào cũng có thể “sống sót” và “cầm cự” để trả phí thuê mặt bằng và lương nhân viên. Thế mới nói, mặc dù ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng kinh doanh nhà hàng lại không phải “miếng bánh béo bở” như nhiều người lầm tưởng. Vậy, bắt đầu từ đâu và vận hành thế nào để nhân chuỗi kinh doanh nhà hàng thành công? Hãy dành thời gian để nghiên cứu và học hỏi từ kinh nghiệm “xương máu” mà những người đi trước đã tổng hợp lại dưới đây nhé!

Giai đoạn mở quán – khảo sát và đầu tư 

1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Trong ngành kinh dịch vụ doanh ăn uống, địa điểm có lẽ là yếu tố tiên quyết mà chủ quán cần cân nhắc nhiều mới có thể đưa ra được lựa chọn. Chọn đúng địa điểm sẽ quyết định đến 50% thành công ban đầu khi mở nhà hàng. Một số điểm lưu ý khi chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng là:

– Mặt tiền nhà hàng và điều kiện giao thông: có thuộc trung tâm hay không, trong ngõ hay mặt phố, lưu lượng khách qua lại/phút,…

– Chỗ để xe và lối đi: đường 1 chiều hay 2 chiều, phố có sử dụng dải phân cách hay không, có chỗ để ô tô hoặc xe máy trước nhà hàng không,…

– Cơ sở hạ tầng xung quanh: trong bán kính 3km có gần khu dân cư, trung tâm thương mại không,…

– Yếu tố dân cư: văn hóa tín ngưỡng, yếu tố nhân khẩu học, thu nhập,… có tương đồng với tập khách hàng mục tiêu của nhà hàng hay không.

Xem thêm: Làm thế nào để tìm kiếm mặt bằng nhà hàng hoàn hảo?

2. Thiết kế menu thực đơn và giá bán

Đối với kinh doanh nhà hàng mà nói, menu thực đơn là yếu tố quyết định thành bại. Nếu chỉ xây dựng được menu phổ thông mà “ai ai cũng thích”, bạn khó có thể cạnh tranh được với các thương hiệu lớn và đối thủ cạnh tranh đã dày dặn kinh nghiệm. Điều quan trọng khi xây dựng menu thực đơn nhà hàng là cần có một hoặc một vài món ăn cốt lõi. Món ăn đó phải đảm bảo các tiêu chí: có sự độc đáo và riêng biệt, có thể kết hợp được với nhiều món ăn khác, dễ dàng chuẩn bị và chế biến. 

Ngoài ra, bạn cần đưa ra một chiến lược giá phù hợp sau khi đã nghiên cứu kỹ càng chân dung khách hàng. Hãy cố gắng giữ nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích mà khách hàng và nhà hàng để đảm bảo không cần thay đổi giá thực đơn sau này.

3. Bố trí không gian và nội thất

Không gian là điều đầu tiên mà khách hàng có thể trải nghiệm tại nhà hàng của bạn, trong khi nội thất là thứ dễ dàng để lại ấn tượng cho họ nhất. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho việc bố trí không gian và nội thất, ví tiền của bạn sẽ bị “bào mòn” một cách nhanh chóng, ngay từ khi chưa có một đồng lãi nào từ việc kinh doanh nhà hàng. Bởi vậy, kinh nghiệm khi lựa chọn phong cách thiết kế không gian và nội thất từ những người đi trước là: thiết kế phải phù hợp với tập khách hàng mục tiêu, tình hình tài chính và đặc biệt là loại hình ẩm thực mà nhà hàng đang kinh doanh.

Thiết kế không gian và bố trí nội thất trong nhà hàng để dễ dàng tạo ấn tượng ban đầu cho khách hàng

4. Thiết lập bộ máy nhân sự

Xây dựng chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng là điều quan trọng mà bạn cần phải làm ngay từ đầu. Đáng nói hơn, ngành F&B đang là một trong những ngành có mức độ biến động nhân sự lớn nhất. Nhà hàng của bạn chỉ vừa mới bắt đầu kinh doanh, lượng nhân sự mới rất khó để gắn bó nếu như không có chế độ lương, thưởng rõ ràng. Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự cụ thể và chi tiết ngay từ lúc chuẩn bị mở cửa hàng.

5. Lên chiến dịch tiếp thị

Tiếp thị hay marketing nhà hàng khi mới mở là điều cần thiết. Trong thời gian đầu, bạn có thể tận dụng được mối quan hệ quen biết để thu hút khách hàng tới trải nghiệm quán. Tuy nhiên, câu chuyện đáng nói nằm ở những tháng sau đó. Nếu không tiếp thị nhà hàng bạn rất dễ rơi vào tình trạng: ít khách hoặc chẳng có khách!

Thông thường, một chiến dịch tiếp thị bài bản cần có một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp. Trong trường hợp nhà hàng của bạn còn nhỏ, chưa có nguồn ngân sách để đầu tư vào bộ phận này, phương án thuê các agency quảng cáo bên ngoài cũng rất khả thi.

Giai đoạn vận hành – liên tục tối ưu

6. Cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Yếu tố giữ chân những khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành của nhà hàng, không đâu khác chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nhà hàng cần liên tục khảo sát và cải tiến kịp thời thực đơn, chất lượng món ăn và giá bán.

Không nguồn thông tin nào chính xác và thiết thực hơn việc lắng nghe chính những bình luận khen chê từ khách hàng của bạn. Hãy tìm một thời điểm thích hợp để xin ý kiến của họ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nhà hàng có thể phát phiếu khảo sát, hỏi trực tiếp khách hàng khi họ đang chờ thanh toán, mở một hòm thư góp ý,…

Xem thêm: 25 câu hỏi khảo sát giúp chủ quán cải thiện chất lượng nhà hàng

7. Đào tạo và tuyển chọn nhân viên

Sau khi đã đi vào hoạt động, nhà hàng vẫn phải liên tục đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Đồng thời cũng cần cân nhắc hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên, từ đó có biện pháp thưởng phạt. Nhân viên ưu tú cần được ghi nhận, tăng lương và thăng tiến lên các vị trí cao hơn tại nhà hàng. Trong khi đó, những cá nhân mắc lỗi nhiều lần cần được đào tạo lại từ đầu bài bản hơn.

Ngay cả khi nhà hàng đã vận hành trơn tru, chủ quán cũng cần thường xuyên đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng

8. Tối ưu chiến dịch tiếp thị

Đối với các nhà hàng, quán ăn chỉ vừa mới đi vào hoạt động, chi phí marketing là một khoản chi không hề nhỏ. Bạn cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động quảng cáo bằng cách tính toán lợi ích thu lại trước và sau khi chạy quảng cáo. Đặc biệt, chủ nhà hàng cần chú trọng đến các thông số có thể tính toán được như: số khách hàng đặt bàn từ quảng cáo, lượng tương tác trên mạng xã hội,… Các con số này càng cụ thể, bạn càng dễ dàng phân tích xem đâu là chiến dịch tiếp thị hiệu quả, và liên tục tối ưu các chiến dịch đó. 

9. Đánh giá lại thị trường và điểm khác biệt sản phẩm

Sau khoảng 2 tháng nhà hàng đi vào vận hành trơn tru, chủ quán có thể đánh giá lại được khách hàng mục tiêu của mình. Lượng khách hiện tại có tương đồng với đối tượng bạn nhắm đến ban đầu không? Tiếp đến, bạn cần nhìn nhận lại “unique point” của nhà hàng có còn khác biệt hay không? Từ đó, nhà hàng sẽ có những thay đổi kịp thời trong hoạt động marketing cũng như vận hành kinh doanh sau này. 

10. Đối soát lại dòng tiền

Kinh doanh nhà hàng mà chỉ quan tâm đến chỉ số dòng tiền đầu vào và đầu ra thôi là chưa đủ. Chủ quán cần phải kiểm soát các nghiệp vụ thu chi một cách chi tiết nhất. Dòng tiền chi cho hạng mục này có cần thiết không? Chi phí đầu tư cho hạng mục kia có thể tối ưu hơn không?… Để vận hành quán trơn tru nhất, đừng chỉ giao cho nhân sự làm việc này mà đích thân chủ quán cũng phải sát sao trong việc đối soát dòng tiền. 

11. Thiết lập kênh chăm sóc khách hàng

Nhiều nhà hàng khi đã đi vào vận hành nhiều tháng rồi, vẫn chỉ tập trung thu hút khách hàng mới mà bỏ quên đi tập khách hàng cũ đầy tiềm năng. Khách hàng cũ không chỉ mang lại doanh thu, mà họ còn có thể giới thiệu bạn bè và người thân ủng hộ nhà hàng của bạn nữa. Thật là một kênh marketing truyền miệng 0 đồng hiệu quả phải không?

Để chăm sóc tập khách hàng cũ này, bạn cần thu thập được thông tin khách hàng, nắm được hành vi và sở thích của họ để lên chiến dịch marketing hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, CRM là một giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả và được nhiều nhà hàng hiện nay sử dụng.

Xem thêm: CRM là gì? Top 10 phần mềm CRM được tin dùng nhất

Giai đoạn tăng trưởng – tạo dấu ấn và nhân chuỗi 

12. Quy chuẩn hóa quy trình

Sau khi nhà hàng đã làm ăn có lời, hẳn bạn cũng đang mong muốn nhanh chóng mở ra thêm nhiều cơ sở mới, rồi có thể nhượng quyền thương hiệu. Muốn làm được điều này, doanh thu cao thôi chưa đủ, bạn cần có một quy trình vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp. Bạn cần bắt đầu xây dựng các quy chuẩn riêng về địa điểm cửa hàng, thực đơn, giá bán, văn hóa nhà hàng, nhân sự,… Càng chia nhỏ đầu mục ra bao nhiêu, bạn càng dễ dàng tự động hóa nhà hàng trơn tru hơn sau này.  

Quy chuẩn hóa quy trình là điều cần thiết để nhà hàng có thể hợp tác và nhượng quyền thương hiệu sau này

13. Áp dụng công nghệ

Áp dụng công nghệ vào kinh doanh nhà hàng hiện nay dường như là một xu hướng không thể đảo ngược. Từ các “ông lớn” đã hoạt động lâu năm trong ngành, cho đến những quán ăn chỉ vừa mới mở, đều đang cố gắng tối ưu quy trình vận hành nhờ vào công nghệ.

Đặc biệt, khi nhà hàng đã đi vào hoạt động trơn tru và muốn phát triển bền vững, cần loại bỏ đi những yếu tố thủ công rườm rà và áp dụng các giải pháp số để khách hàng có được trải nghiệm tuyệt vời nhất. Không cần phải chuyển đổi số toàn diện khi chưa có đủ nguồn lực, bạn chỉ cần ứng dụng một số giải pháp công nghệ phù hợp với quy mô nhà hàng của bạn, ví dụ như: phần mềm bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý kho, kế toán,… Lưu ý rằng, hãy lựa chọn những phần mềm nào có giao diện trên điện thoại để nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng hơn.

Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

14. Quản trị từ xa

Khi bạn đã bắt đầu mở thêm được nhiều cơ sở mới, “ba đầu sáu tay” cũng không thể trực tiếp quản lý từng cửa hàng được. Lúc này, hãy bắt đầu quản trị nhà hàng từ xa. Áp dụng phần mềm, phân quyền cho nhân viên,… là những phương án mà chủ nhà hàng có thể lựa chọn. 

15. Hợp tác và đi thuê

Khi đã có quy trình để có thể tự kinh doanh nhiều cửa hàng cùng một lúc nhưng không có đủ vốn để tiếp tục nhân chuỗi, hãy nghĩ đến việc nhượng quyền thương hiệu. Bạn có thể đưa thương hiệu của bạn đến được với nhiều người hơn. Hãy tìm kiếm, chọn lọc và hợp tác với các đối tác uy tín để đảm bảo thương hiệu của bạn không bị ảnh hưởng sau khi nhượng quyền nhé!

Trên đây là 15 bước kinh doanh nhà từ lúc mở quán để khi nhân chuỗi thành công. Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt và thành công khi kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng!

Bạn hãy tham khảo một số phần mềm sau để vận hành kinh doanh nhà hàng thật trơn tru nhé!

Top 5 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chia sẻ bài này tới bạn bè ->

Đọc Thêm

Search
Search

bài viết mới nhất