Nội dung chính
ToggleMở Quán Trà Sữa Có Cần Đăng Ký Kinh Doanh
Với những ai muốn bắt đầu kinh doanh, ngành F&B thường được ưu ái lựa chọn, bởi đây là một lĩnh vực quen thuộc mà bất kỳ ai cũng có thể biết được những điều cơ bản. Bên cạnh đó, đây cũng là loại hình có số lượng khách hàng không ngừng tăng, vì ăn uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Dưới sự yêu thích của đa dạng đối tượng khách hàng, mô hình trà sữa đang là lựa chọn số 1 cho những ai muốn khởi nghiệp. Nhưng với một người mới kinh doanh, chắc hẳn sẽ có rất nhiều băn khoăn, nổi bật trong số đó là mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh hay không. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng hoang mang, hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh.
Đối với vấn đề mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh, hầu hết những chủ quán có kinh nghiệm và đã từng kinh doanh trà sữa thì ắt hẳn họ đều khuyên bạn xin loại giấy phép này trước khi chính thức vận hành quán. Mặc dù, đây là công đoạn cần thiết nhưng mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh còn phụ thuộc vào một số điều kiện khách quan. Do đó, muốn biết chắc quán trà sữa của mình có thuộc loại mô hình phải đăng ký kinh doanh hay không, những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra được đáp án cho chính mình.
1. Lựa chọn mô hình bạn dự định theo đuổi
Đây được xem là yếu tố quyết định việc mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh, do đó, bạn buộc phải xác định thật kỹ lưỡng, bởi nếu không, bất kỳ sự thay đổi nào trong suốt quá trình cũng sẽ khiến bạn tốn thêm rất nhiều thời gian và công sức để có thể bổ sung và sửa đổi.
Muốn xác định được mô hình kinh doanh lý tưởng, thì đầu tiên, bạn cần xem xét dựa trên nguồn vốn đầu tư bạn hiện có. Thông thường, lời khuyên dành cho những ai chưa có nhiều hiểu biết về việc kinh doanh là nên chọn loại hình quán mà số vốn của bạn dư dả, tránh chọn mô hình vượt quá mức vốn hiện có, bởi nếu bạn chưa có kinh nghiệm, việc vay vốn sẽ khiến cho quá trình tính doanh thu mong muốn và thời gian hoàn vốn trở nên phức tạp hơn. Chưa kể, bạn cũng sẽ không có đủ quan hệ để vay vốn hoặc trải nghiệm để có thể thuyết phục ngân hàng hoặc các nhà đầu tư trong trường hợp không vay mượn được từ bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp. Cho nên bạn có thể chọn mô hình mang đi – take away – nếu có nguồn vốn từ vài chục triệu đồng, đầu tư quán có quy mô nhỏ nếu bạn có số vốn dư dả khoảng vài trăm triệu và mở quán trà sữa có quy mô lớn khi bạn sở hữu số tiền đầu tư lên đến hàng tỷ đồng.
Mô hình là cơ sở quan trọng để xác định mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh, cho nên bạn cần lựa chọn dựa trên một yếu tố nữa, chính là kế hoạch và mục tiêu kinh doanh. Nếu bạn thực sự nghiêm túc, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, tin chắc rằng bạn luôn mong muốn phát triển quán trà sữa của mình thật tốt và đích đến cuối cùng là trở thành chuỗi thương hiệu nhượng quyền. Thì khi đó, dù bạn chọn loại mô hình như thế nào, hình thức mà bạn buộc theo đuổi để có thể đảm bảo đầy đủ quyền lợi cũng như được pháp luật bảo hộ, chính là công ty. Trong khi đó, bạn chỉ dự định thử sức và dành trọn tâm huyết để xây dựng một quán trà sữa duy nhất lớn mạnh, bạn nên theo đuổi loại hộ hình kinh doanh cá thể. Khi xác định được mô hình bạn muốn theo đuổi, bạn sẽ biết được rằng mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh hay không.
2. Mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh
Giấy phép đăng ký kinh doanh được xem là loại giấy tờ bắt buộc phải có nếu bạn muốn quá trình hoạt động của mình được thuận lợi, cũng như không phải lo lắng việc bị xử phạt bất ngờ khiến ảnh hưởng đến tên tuổi và thương hiệu của bạn. Do đó, đối với câu hỏi mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh thì câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, dù đôi khi bạn muốn được cấp giấy phép nhưng việc mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh sẽ phụ thuộc vào quy mô quán.
Theo quy định của nhà nước, những loại hình kinh doanh thương mại nhưng không có địa chỉ cụ thể sẽ không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Dựa trên nguyên tắc này, mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh đối với mô hình kinh doanh như xe đẩy, xe moto, xe tải, quầy lưu động hay kiosk không nằm ở một vị trí cố định thì sẽ không phải làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh. Với những mô hình còn loại, việc mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh hay không, thì giấy tờ này sẽ là thủ tục bắt buộc. Nếu bạn không hoàn thành được giấy phép này, nếu trong lúc vận hành quán, cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra bất ngờ. Khi không trình diện được giấy đăng ký kinh doanh, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ xử phạt do lỗi kinh doanh trái phép và mức phạt có thể chạm mức 20.000.000 cho đến 30.000.000 VNĐ cho mỗi lần vi phạm.
3. Những lợi ích khi đăng ký kinh doanh
Lý do mà mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh luôn được nhiều người quan tâm, bởi khi có được giấy phép này trong tay, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi thế quan trọng bên cạnh việc không phải lo lắng bị xử phạt bất ngờ. Những ưu thế quan trọng mà các chủ quán sẽ nhận được khi hoàn thành đăng ký kinh doanh chính là được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng, đây cũng là loại giấy tờ mà rất nhiều khách hàng cần khi sử dụng các dịch vụ tại quán trà sữa. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được các ưu đãi đến từ chính phủ và nhà nước như vay vốn hoặc các khoản hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, những quyền lợi khiến các chủ quán xác định mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh chính là bạn sẽ có uy tín hơn để dễ dàng hợp tác với công ty, tập đoàn lớn trong suốt quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, bạn cũng tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, bởi họ luôn nghĩ rằng, các đơn vị có đăng ký kinh doanh sẽ chú trọng hơn vào chất lượng để giữ gìn tên tuổi của quán. Cuối cùng, việc có giấy phép sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đăng ký các giấy tờ liên quan đến việc mở rộng chuỗi nhượng quyền như đăng ký bảo hộ thương hiệu, độc quyền sản phẩm…
Có thể thấy việc mở quán trà sữa có cần đăng ký kinh doanh sẽ tùy thuộc vào từng loại mô hình mà bạn dự định theo đuổi. Nếu quán của bạn thuộc diện buộc phải có giấy phép kinh doanh, hãy nhớ ưu tiên hoàn thành các thủ tục cần thiết trước khi quán đi vào hoạt động chính thức, để tránh việc vướng vào các vấn đề pháp lý không đáng có.
Như Quỳnh