Nếu bạn đã từng nghĩ đến việc trở thành một Bartender thì có thể bạn chỉ mới bị thu hút bởi những mặt thú vị của công việc. Để trở thành một Bartender không hề dễ dàng, khi bạn không chỉ phải làm việc khuya, đối phó với những người khách hàng đã có hơi mem mà còn đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp, ăn nói và đưa ra quyết định nhanh chóng. Ngoài ra bạn cũng chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo khách hàng đủ tuổi hợp pháp, đối mặt với những lời đề nghị khiếm nhã, …
[crp]
Nếu bạn chấp nhận được những khó khăn và cám dỗ kể trên thì hãy tìm hiểu những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong các phần dưới để trở nên xuất sắc sau quầy bar và vài gợi ý để vượt qua những thách thức của nghề.
Là một bartender bên cạnh việc phải biết cách pha chế nhiều loại đồ uống một cách chính xác, nhanh chóng và theo yêu cầu thì bạn cũng cần chuẩn bị nguyên liệu và duy trì kho để có đủ nguồn cung cấp cần thiết cũng như phục vụ đồ ăn và dọn dẹp tùy thuộc vào nơi bạn làm việc.
Nội dung chính
ToggleTích lũy kinh nghiệm pha chế như thế nào?
Để trở thành một bartender, bạn sẽ cần ít nhất hai năm đào tạo chuyên sâu, vì vậy, bạn phải thật kiên trì để có thể từng bước trở thành một bartender chuyên nghiệp. Đồng thời, đây là công việc bạn phải luôn cống hiến, sáng tạo và học hỏi không ngừng, nếu không, bạn sẽ bị đào thải. Dưới đây là vài lời khuyên dành cho bạn khi bắt đầu sự nghiệp pha chế:
1. Hãy cân nhắc việc theo học tại các trường đào tạo:
Mặc dù có không ít bartender xuất phát từ việc theo học tại các nơi đào tạo tuy nhiên quyết định tùy thuộc vào chính bản thân bạn vì chắc chắn, các trường dạy pha chế có thể dạy cho bạn những kiến thức cơ bản – như pha trộn, cách rót rượu căn bản và các loại cocktail cụ thể như Cosmo’s – nhưng bạn không được dạy những kỹ năng công việc như giao tiếp, xử lý sự cố với khách hàng, …
2. Bắt đầu công việc với vai trò là nhân viên phục vụ
Một cách khác để bạn học hỏi từ chính công việc là bắt đầu từ các vị trí thấp hơn tại các nhà hàng hoặc quán bar nhỏ để có cơ hội tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm nhanh chóng và thực tế.
Khi bạn chưa có kinh nghiệm thì vị trí nhân viên phục vụ sẽ giúp bạn có cơ hội làm quen với quản lý quầy bar hoặc bartender chính. Lúc này, bạn hãy dành thời gian quan sát những gì bartender đã làm và chủ động đặt câu hỏi. Bạn càng thể hiện được sự năng động, đam mê cũng như tích cực học hỏi thì chắc rằng bạn sẽ tiến lên được các vị trí cao hơn để đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành một bartender.
3. Nên trở thành bartender cho một nhà hàng hay các quán rượu?
Thông thường, các nhà hàng yêu cầu khả năng đa nhiệm và bạn phải chịu trách nhiệm pha chế tất cả các loại thức uống có ở nhà hàng . Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn nhờ tiền tip của khách hàng. Còn nếu bạn trở thành nhân viên pha chế trong một quán rượu thì bạn phải pha chế nhiều loại đồ uống khác nhau và bạn phải giao tiếp với khách hàng suốt đêm.
Muốn có lựa chọn phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của những người đi trước để hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của từng môi trường làm việc khác nhau dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của bạn .
Kỹ năng cần có của một bartender
1. Kỹ năng chuyên môn
Hãy chắc rằng bạn hiểu tất cả các thông tin và kỹ năng chuyên môn chẳng hạn như bạn phải hiểu rõ những món thức uống cơ bản gồm có các nguyên liệu nào, cách pha chế ra sao hoặc thậm chí là sự ra đời để có thể trao đổi với khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm tòi và sáng tạo ra các thức uống mới để khi khách yêu cầu các món uống ngoài thực đơn, bạn cần có thể cung cấp cho loại đồ uống hoàn hảo dựa trên sự hiểu biết của bạn về khẩu vị từng khách hàng. Một gợi ý từ các bartender hàng đầu là hãy cố gắng học hỏi các công thức mới bất kỳ lúc nào và bạn cũng nên thử nghiệm cách kết hợp nguyên liệu khác nhau để có thể tạo ra những món uống mới.
2. Kỹ năng mềm
Bất kỳ công việc nào của ngành F&B nói chung và ngành bartender nói riêng thì bạn cũng cần trang bị những kỹ năng mềm để phục vụ khách hàng:
– Khả năng giao tiếp: Để tạo nên một trải nghiệm đáng nhớ cho khách, hãy đảm bảo bạn có thể trò chuyện với những người lạ. Càng hoạt ngôn, bạn càng trở nên dễ mến và điều này sẽ giúp bạn giữ chân được các khách quen.
– Sự linh hoạt: Ngoài sự linh hoạt về thể chất, sự linh hoạt về tinh thần cũng là yếu tố quan trọng để trở thành một người pha chế tuyệt vời. Bởi vì, nhân viên pha chế chủ yếu làm việc về đêm và bận rộn vào cuối tuần do đó, bạn cần hiểu rõ cách sắp xếp thứ tự đồ uống và nhiều nguyên liệu khác nhau để làm việc hiệu quả. Khi mới bắt đầu công việc, bạn cần chấp nhận việc làm phục vụ bàn hoặc hỗ trợ quầy bar trong thời gian dài hơn mong đợi.
– Kiên nhẫn: Hãy hiểu rằng việc trở thành một bartender không xảy ra trong một sớm một chiều và bạn phải chấp nhận mất nhiều năm làm việc chăm chỉ để được công nhận cho những gì bạn làm. Hãy thực tế và chuẩn bị nỗ lực trong một thời gian dài, trước khi bạn có thể trở thành quản lý hoặc mở quán bar của riêng bạn.
– Hãy khiêm tốn: Trở thành một người pha chế tuyệt vời không chỉ phụ thuộc vào bạn, mà còn sự trải nghiệm của khách hàng. Vì chính sự hài lòng của khách mới là điều tạo nên danh tiếng cho bạn.
– Sự chính xác: Chính xác là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất vì bạn phải đảm bảo nguyên liệu được sử dụng đúng và đủ lượng để tránh việc bị dội giá chi phí hoặc khiến cho món đồ uống của bạn trở nên không đạt chất lượng.
Những khó khăn của nghề bartender
1. Quấy rối tình dục
Bởi vì đa số khách hàng của bạn đã có hơi men nên khó tránh khỏi những tình huống vượt qua giới hạn và việc bạn bị quấy rối hoặc nhận những lời mời khiếm nhã là chuyện sớm muộn, đặc biệt là với các bartender nữ.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần báo cáo cho cấp trên hoặc cấp quản lý để có cách giải quyết phù hợp. Nếu bạn đang băn khoăn về việc làm việc tại một quán bar hoặc nhà hàng, hãy hỏi hoặc tìm hiểu cách họ đã xử lý các trường hợp tương tự trong quá khứ. Nếu người quản lý rũ bỏ trách nhiệm hoặc viện lý do thì bạn không nên làm việc với họ.
2. Đối phó với tình trạng say xỉn
Bạn hãy báo cáo cho quản lý của bạn nếu bạn không thoải mái khi bị khách hàng ép uống rượu và bạn cảm thấy không an toàn khi rời quán bar vào đêm khuya? Hãy thẳng thắn chia sẻ những ý kiến đóng góp vì bạn sẽ được ghi nhận cho những gợi ý thay đổi về chính sách để giúp quán của bạn xây dựng được môi trường làm việc tốt hơn.
Nếu với những khách hàng say xỉn gây khó khăn thì bạn nên giao tiếp khéo léo nhưng thực hiện theo đúng quy tắc để tránh được những tình trạng mâu thuẫn không đáng có và sau đó, bạn nên chia sẻ với quản lý về những trường hợp này để có những cách xử lý tốt và đồng nhất cho quán.
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc khách hàng online đúng cách 5 kiểu khách hàng thường gặp và cách khiến họ chi tiêu nhiều hơn