Nội dung chính
ToggleMở Quán Trà Sữa Ở Nông Thôn
Trà sữa dù là loại thức uống du nhập vào Việt Nam chỉ khoảng 16 năm nhưng đang dần thay thế vị trí của nhiều đồ uống. Thậm chí, trà sữa không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn mà ngay tại những khu vực nông thôn cũng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội của thức uống này, có không ít chủ quán dự định mở quán trà sữa ở nông thôn để thỏa đam mê kinh doanh.
Mặc dù, mở quán trà sữa ở nông thôn có rất nhiều lợi thế nhưng không vì thế mà bạn chủ quan cho rằng mình kinh doanh trà sữa sẽ chắc chắn thành công. Bởi vẫn có không ít người gặp thất bại khi mở quán trà sữa ở nông thôn, do đó, trước khi đưa quán đi vào hoạt động, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây để đảm bảo quán của bạn vận hành hiệu quả, thành công và sớm đạt lợi nhuận.
1. Những việc nên làm trước mở quán
Thời gian chuẩn bị cho quán có thể sẽ khiến nhiều người mới bắt đầu kinh doanh phải cảm thấy “ngộp” bởi có nhiều việc cần phải làm, tuy nhiên, dù có mệt mỏi hay chưa thấy được sự hiệu quả của những công đoạn đó, bạn cũng đừng bỏ qua những công việc này. Vì đây là cơ sở giúp bạn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này khi mở quán trà sữa ở nông thôn. Do đã có rất nhiều chủ quán chấp nhận bỏ qua những việc làm này mà khiến họ gặp khó khăn trong suốt quá trình mở quán trà sữa ở nông thôn, muốn tránh những sai lầm này, bạn đừng quên thực hiện những lời khuyên sau:
1.1. Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Nhiệm vụ đầu tiên khi mở quán trà sữa ở nông thôn mà bạn không nên bỏ qua chính là nghiên cứu thị trường. Có rất nhiều người cảm thấy việc làm này chỉ hữu ích với những quán có quy mô lớn, nhưng sự thực là việc tìm hiểu thị trường mang đến cho bạn rất nhiều thông tin để hỗ trợ bạn đưa ra các chiến lược hợp lý.
Để nghiên cứu thị trường mang đến hiệu quả, các chủ quán, đặc biệt là những người lần đầu mở quán trà sữa ở nông thôn cần đảm bảo có được những thông tin chính xác cho các câu hỏi:
– Nhu cầu uống trà sữa tại khu vực ra sao? Tiềm năng phát triển của thị trường?
– Những đối thủ mà bạn phải cạnh tranh có quy mô, loại hình thế nào? Ưu điểm của họ là những gì, những điểm nào họ cần khắc phục?
– Xu hướng quán được khách hàng đang ưa chuộng?
– Khẩu vị như thế nào?
– Đối tượng khách hàng tiềm năng là những ai? Độ tuổi thế nào? Nhu cầu và sở thích của họ? Mức thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? Khả năng chi trả ra sao? Tần suất đến quán trà sữa là bao nhiêu lần trong tuần/tháng?
Khi đã có được những số liệu, từ đó, bạn sẽ biết được đâu là hướng đi phù hợp, chẳng hạn nếu bạn hướng tới học sinh – sinh viên thì khi đó, bạn xác định được quán nên nằm ở vị trí nào, phong cách thiết kế quán như thế nào, bắt buộc có những hương vị trà sữa nào hay mức giá bán cho quán.
1.2. Định vị thương hiệu quán
Nghe định vị thương hiệu có vẻ khá vĩ mô nhưng thực ra bạn cần biết quán trà sữa của mình đang thuộc phân khúc nào để bạn có thể thực hiện tiếp thị hoặc cách tiếp cận phù hợp. Chẳng hạn, nếu mở quán trà sữa ở nông thôn hướng đến nhóm khách có thu nhập khá, dân văn phòng, bạn phải xác định được lợi thế của mình là không gian sang trọng, trà sữa được pha chế từ nguyên liệu chất lượng, tốt cho sức khỏe hay có chất lượng dịch vụ tuyệt vời. Trong khi đó, việc mở quán trà sữa ở nông thôn cho học sinh thì bạn cần hướng tới tâm lý mức giá rẻ bởi những khách hàng này có thể uống trà sữa hàng ngày, có đa dạng hương vị để thưởng thức mà không bị ngán hay bạn phục vụ thêm đồ ăn vặt để tăng doanh thu.
Định vị thương hiệu là vô cùng quan trọng bởi nếu không hướng phát triển của quán sẽ bị sai lệch, vì nếu bạn hướng tới phân khúc khách hàng chấp nhận chi trả mức giá cao nhưng lại không đầu tư đủ cho không gian, chất lượng và dịch vụ thì chẳng ai ghé đến quán của bạn. Hay ngược lại, nếu bạn chọn mở quán trà sữa ở nông thôn cho những người có mức thu nhập trung bình thì việc tạo ra quán có thiết kế đẹp hay tập trung vào chất lượng phục vụ cũng không phù hợp, bởi họ chỉ ưu tiên những quán có mức giá phù hợp với túi tiền.
1.3. Chọn lựa mặt bằng phù hợp
Trong kinh doanh ăn uống, vị trí kinh doanh chiếm tầm quan trọng đáng kể có thể quyết định đến sự thành công của việc kinh doanh. Do đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và tìm kiếm được mặt bằng lý tưởng trước khi mở quán trà sữa ở nông thôn.
Cơ sở để bạn lựa chọn địa điểm ưng ý đó là số vốn đầu tư bạn có, hãy cân nhắc về chi phí thuê, vì nếu muốn kiếm được vị trí bạn cho là “đắc địa” mà phải tốn quá nhiều chi phí, nó sẽ ảnh hưởng đến những công đoạn khác để mở quán trà sữa ở nông thôn. Thậm chí, có đôi khi việc chi trả quá nhiều cho một vị trí “đắt đỏ” lại không hiệu quả do không tiếp cận được khách hàng tiềm năng của bạn.
Bên cạnh đó, hãy chọn vị trí dựa trên khách hàng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như với các học sinh, bạn nên thuê mặt bằng ở những khu vực gần trường học, bởi nhóm khách hàng vẫn chưa chủ động nhiều về phương tiện di chuyển nên sẽ khó đi đến các quán nằm quá xa.
Bên cạnh đó, những lưu ý khi tìm kiếm địa điểm để mở quán trà sữa ở nông thôn là bạn cần tham khảo kỹ càng xem khu vực đó có đông người qua lại không, đường đi có thuận lợi cho khách hàng không, an ninh có được đảm bảo không hay có gần các khu vực có thể có mùi khó chịu như nắp cống, nơi tập kết rác… hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên những vị trí có chỗ để xe thoải mái vì nếu không, khách hàng sẽ cảm thấy e dè và ngại đi đến quán của bạn.
2. Những lời khuyên giúp bạn thu hút khách hàng
Ngoài việc hoàn thành được những công việc cơ bản để đảm bảo sự hiệu quả cho việc hoạt động của quán sau này, và để quán trở nên nổi bật và thu hút được khách hàng, những lời khuyên dưới đây sẽ hỗ trợ để bạn có thể tiếp cận những khách hàng tiềm năng khi mở quán trà sữa ở nông thôn:
2.1. Thức uống độc đáo
Khi kinh doanh ăn uống, chất lượng là điều giúp bạn giữ chân khách hàng nhưng sự độc đáo và mới lạ mới là yếu tố giúp bạn thu hút khách, nhất là với những quán mới ra mắt. Do đó, khi mở quán trà sữa ở nông thôn, bên cạnh những món đồ uống thuộc dạng “kinh điển” thì bạn nên tự mình tìm tòi và sáng tạo ra những công thức khác biệt mà các quán khác không có.
Muốn làm được điều này, bạn nên tham gia các khóa học pha chế để biết được quy tắc kết hợp hương vị, thành phần như thế nào cho hài hòa, ngon miệng và an toàn. Từ đó, bạn tiếp tục dành thời gian để tự mình thử nghiệm những công thức mới bởi đây sẽ trở thành đồ uống tạo nên “tên tuổi” cho quán. Vì trong nấu ăn hay pha chế, việc thay đổi tỷ lệ nguyên liệu cũng giúp bạn có được món đồ uống mới lạ và ngon hơn công thức cũ.
Hoặc bạn có thể thuê nhân viên pha chế giỏi khi mở quán trà sữa ở nông thôn và cho phép họ thoải mái sáng tạo những món thức uống mới. Tuy nhiên, ý tưởng này không được khuyến khích bởi bạn sẽ bị phụ thuộc vào những nhân viên này, điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi họ có thể tận dụng việc này để đòi mức lương cao hơn, hoặc thậm chí khiến việc kinh doanh cũng bạn bị ảnh hưởng nếu họ quyết định nghỉ làm.
2.2. Chiến lược tiếp thị ấn tượng
Bởi vì trà sữa hướng tới đối tượng giới trẻ là chủ yếu nên việc quảng bá và truyền thông là điều bạn bắt buộc phải làm khi mở quán trà sữa ở nông thôn. Chắc hẳn, nhiều chủ quán trăn trở rằng việc tiếp thị sẽ vô cùng tốn kém trong khi họ chỉ có số vốn hạn chế. Nhờ sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là Internet và mạng xã hội, bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa, vì người trẻ là những người quen thuộc với công nghệ, nên bạn hãy tận dụng lợi thế này.
Để tối ưu hóa chi phí quảng cáo khi mở quán trà sữa ở nông thôn, bạn có thể xây dựng trang fanpage trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, TikTok… và thường xuyên đăng các bài đăng nhằm giữ tương tác với khách hàng cũng như duy trì nhận thức thương hiệu. Muốn việc tiếp thị đạt hiệu quả tối đa, bạn hãy sử dụng những hình ảnh đẹp mắt về những ly trà sữa độc quyền của quán hay những nội dung chia sẻ thú vị, hay ho và theo xu hướng, đặc biệt, bạn hãy nhớ tùy chỉnh định dạng cho phù hợp với từng kênh đặc trưng như Instagram sẽ chú trọng vào độ đẹp mắt của hình ảnh với nội dung ngắn, TikTok sẽ cần đăng với định dạng video ngắn.
Ngoài ra, bạn vẫn có thể áp dụng song song với các hình thức marketing truyền thống nếu có đủ chi phí như phát tờ rơi, mua 1 tặng 1, cho khách hàng uống thử, giảm giá, thẻ tích điểm… Nếu kết hợp hiệu quả 2 hình thức quảng cáo, chắc rằng thương hiệu trà sữa của bạn sẽ được rất nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.
3. Mở quán trà sữa nhượng quyền liệu có khả thi?
Hình thức kinh doanh nhượng quyền đang ngày càng phổ biến, do đó ý tưởng mở quán trà sữa ở nông thôn theo loại hình này chắc hẳn sẽ được không ít chủ quán nghĩ đến. Tuy nhiên, muốn đưa ra được lựa chọn chính xác, bạn cần phân tích các ưu điểm và nhược điểm của hình thức quán ở thị trường nông thôn.
Lợi thế của loại hình này là bạn có được khách hàng sẵn có giúp đảm bảo doanh thu, mọi quy trình vận hành và hoạt động như quản lý, phục vụ, pha chế, kiểm kê… đều được chuẩn hóa mà bạn không tốn thời gian để tạo mới cũng như có được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo. Trong khi đó, bất lợi của mô hình này là thông thường, việc mua nhượng quyền tốn kém khá nhiều chi phí sẽ khiến cho mức giá bán bị tăng cao, có thể sẽ không phù hợp với khách hàng ở khu vực bạn định mở. Bên cạnh đó, bạn cũng không được tự do thể hiện sự sáng tạo riêng của mình để tạo nên cá tính và nét riêng cho quán.
Vì thế, nếu bạn thực sự tâm huyết và có ý tưởng cho riêng mình thì lời khuyên dành cho bạn là hãy tự mình xây dựng nên thương hiệu, nhưng nếu bạn có số vốn dư dả và muốn đảm bảo mức độ thành công khi kinh doanh, hãy mở quán trà sữa ở nông thôn theo dạng nhượng quyền.
Trà sữa hiện đang là thị trường nhiều cơ hội để bạn có thể bắt đầu con đường kinh doanh dịch vụ ăn uống của mình, tuy nhiên, để mở quán trà sữa ở nông thôn thành công và thu được lợi nhuận, bạn hãy ghi nhớ và áp dụng những chia sẻ trong bài viết. Tin chắc rằng những lời khuyên phía trên sẽ giúp bạn sớm có được quán trà sữa hoạt động hiệu quả và phát triển lâu dài cho riêng mình.
Như Quỳnh