Trà sữa đang được ví von là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, số lượng quán trà sữa đang ngày càng tăng cao. Một số quán có địa điểm kinh doanh cố định, một số quán lại bán ngoài vỉa hè, lề đường. Tuy nhiên không phải quán trà sữa nào cũng kinh doanh thành công.
Để kinh doanh quán trà sữa bạn không chỉ cần phải có kinh nghiệm mà còn phải chuẩn bị một số vốn nhất định. Kinh phí để mở một quán trà sữa là vấn đề khá khó khăn đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Bởi vì vốn đầu tư ban đầu có hạn và việc dự trù chi phí sao cho sát với vốn là một công đoạn khá gian nan. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết kinh phí để mở một quán trà sữa là bao nhiêu nhé!
Kinh doanh quán trà sữa thành công hay không còn phụ thuộc vào vị trí mặt bằng, vì vậy nên lựa chọn địa điểm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu mở quán ở địa điểm tập trung đông các khách hàng mục tiêu thì quán trà sữa của bạn sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn nhưng bù lại hiệu quả thu hút khách hàng tốt hơn.
Một số vị trí lựa chọn mặt bằng bạn có thể tham khảo như:
– Vị trí gần các trường học: đa số các khách hàng mục tiêu của các quán trà sữa là đối tượng học sinh, sinh viên. Vì vậy việc lựa chọn mặt bằng tại các địa điểm gần các trường cấp 2, cấp 3, đại học, … sẽ giúp kinh doanh thuận lợi.
– Vị trí gần các trung tâm mua sắm: Nơi đây tập trung nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau giúp dễ dàng thu hút khách hàng.
– Vị trí gần chung cư, nhà trọ: dù không tập trung đông các khách hàng mục tiêu như hai vị trí trên nhưng cũng là một địa điểm lý tưởng để kinh doanh, vì có thể phục vụ cho nhiều cư dân đang sinh sống ở đây.
Bên cạnh đó cũng nên lựa chọn địa điểm giao thông thuận lợi và đặc biệt là phải có chỗ để xe rộng rãi. Trà sữa là thức uống được mua đi khá nhiều nên yêu cầu chỗ để xe không cao nhưng nhất định phải có và đủ chỗ với số lượng khách có thể ngồi lại trong quán.
Chi phí thuê mặt bằng
Kinh phí để mở một quán trà sữa phụ thuộc rất lớn vào chi phí thuê mặt bằng. Để quán trà sữa kinh doanh thành công và thu hồi được nguồn vốn đã đầu tư ban đầu, bạn cần thuê mặt bằng ít nhất 3 năm trở lên đồng nghĩa với tiền cọc và tiền ứng trước khoản thuê sẽ khá lớn.
Vì khi mở quán trà sữa thì bạn đã phải đầu tư vào đó rất nhiều chi phí như sửa chữa, thiết kế quán từ vài chục đến vài trăm triệu và nhiều khoản chi khác. Nếu bạn không đặt cọc thuê dài hạn thì chủ nhà có thể lấy mặt bằng lại bất cứ lúc nào và chỉ đền cho bạn một khoản tiền nhỏ không đủ để bù vào số tiền bạn đã đầu tư.
2. Chi phí sửa chữa
Ngành dịch vụ là ngành cần phải chạy theo xu hướng rất nhiều mới có thể thu hút được khách hàng. Vì vậy việc sửa chữa sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng mục tiêu dễ hơn và mở rộng việc kinh doanh quán.
Chi phí sửa chữa quán trà sữa bao gồm một số hạng mục như: – Làm bảng hiệu cho quán – Làm trần, sơn sửa lại quán trà sữa – Đi hệ thống điện – Làm đường ống nước – Mua bàn ghế – …
3. Chi phí trang trí mặt bằng
Đây là một trong những yếu tố cần lưu ý trong kinh phí để mở một quán trà sữa, nó giúp cho quán của bạn đặc biệt hơn các quán khác. Hãy cố gắng trang trí sao cho đơn giản nhưng vẫn mang những nét riêng của quán. Bạn có thể tự trang trí để có thể tiết kiệm hoặc thuê đơn vị thi công thiết kế nội thất.
4. Chi phí mua sắm trang thiết bị
Cần rất nhiều máy móc, công cụ dành riêng cho pha chế và bảo quản trà sữa để đảm bảo mang lại những thức uống ngon cho khách hàng. Bên cạnh đó còn có các máy móc hỗ trợ cho việc bạn hàng được thuận tiện.
Một số máy móc, trang thiết bị để mở quán trà sữa mà bạn có thể tham khảo:
– Máy pha trà
– Bình ủ trà
– Máy định lượng đường
– Máy dập nắp
– Máy làm đá
– Máy tính tiền
– Máy in tem nhãn
– …
Tùy theo ngân sách của quán mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp.
5. Chi phí mua nguyên vật liệu cho quán
Sau khi quán trà sữa đi vào hoạt động thì đây có thể là chi phí lớn nhất mà bạn cần bỏ ra. Bạn cần lựa chọn nguồn nguyên liệu an toàn, chất lượng nhưng vẫn đảm bảo giá cả hợp lý nhất. Vào những tháng đầu có thể quán kinh doanh vẫn chưa ổn định, vì vậy bạn nên dự trù một khoản kinh phí để có thể nhập nguyên liệu phục vụ cho khách.
6. Chi phí nhân viên
Bạn cần tính toán hợp lí số tiền phải trả cho nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, thu ngân, bảo vệ và bản thân chủ quán.
7. Duy trì hoạt động của quán
Đây là một trong những chi phí mà bạn phải lưu ý trong kinh phí để mở một quán trà sữa. Chi phí này rất quan trọng nó dùng để duy trì quán trong những tháng đầu mới khai trương nhằm PR, thu hút khách hàng, thanh toán các hóa đơn như điện, nước, nhân viên,… Trên thực tế thời gian đầu rất dễ nảy sinh nhiều khoản tiền ngoài dự toán, vì vậy đây là số tiền đảm bảo cho quán hoạt động cho tới khi có lãi.
Trên đây là các hạng mục cơ bản bạn cần phải lưu ý trong kinh phí mở quán trà sữa, hy vọng nó sẽ giúp ích trong việc kinh doanh của bạn.