Buy Now

Tìm kiếm

Các Bước Lập Kế Hoạch Mở Quán Trà Sữa

  • Chia sẻ cái này:
Các Bước Lập Kế Hoạch Mở Quán Trà Sữa

Lập Kế Hoạch Mở Quán Trà Sữa

Trong lĩnh vực đồ uống, bên cạnh cà phê thì trà sữa là một ngành có sức hút không hề thua kém, chính vì lẽ đó, có không ít người lựa chọn khởi nghiệp bằng việc mở một quán trà sữa cho riêng mình. Đồng ý rằng quán trà sữa đang thu hút được rất nhiều khách hàng, nhưng đừng vì thế mà bạn ỷ y rằng cứ mở quán là sẽ thành công. Bởi có không ít các chủ quán vì thiếu vài bước lập kế hoạch mở quán trà sữa mà đành ngậm ngùi đóng cửa chỉ sau vài ba tháng hoạt động. Với mong muốn giúp những ai mới bắt đầu kinh doanh trà sữa, bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên để bạn có thể lập kế hoạch mở quán trà sữa tối ưu.

Trong kinh doanh, có thể nói rằng việc bạn lập kế hoạch mở quán trà sữa và có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của bạn. Bởi chỉ khi có những sự tính toán và dự báo trước, bạn mới trang bị những phương án phù hợp để có thể xoay sở và xử lý. Đặc biệt là với những người còn ít kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ bị “cuống” với những tình huống bất khả kháng, do đó, việc lập kế hoạch mở quán trà sữa giúp bạn đi đúng hướng và tránh đưa ra cách giải quyết kém hiệu quả. Và những lời khuyên dưới đây sẽ giúp cho bạn lập kế hoạch mở quán trà sữa dễ dàng hơn, nhất là với những ai mới bước chân vào con đường kinh doanh.

1. Lập kế hoạch chi phí

Để bắt đầu kinh doanh thì bạn sẽ cần chuẩn bị số vốn cần thiết, tuy nhiên, không phải tự nhiên mà bạn có thể biết được quán trà sữa cần bao nhiêu vốn ban đầu để vận hành. Thay vào đó, việc bạn đưa ra một con số chính xác sẽ phải dựa trên chi phí mà bạn có được từ việc lập kế hoạch mở quán trà sữa. Bởi nếu bạn không lập kế hoạch mở quán trà sữa về mặt chi phí, bạn sẽ rất dễ dàng bỏ qua những khoản phí không được thể hiện rõ ràng. Hai trong số những chi phí thường không được tính toán bởi rất nhiều chủ quán chính là tiền thuê mặt bằng đối với trường hợp mở quán trà sữa tại nhà và tiền nhân công dành cho người thân trong nhà khi họ giúp đỡ phục vụ, thậm chí là chính bản thân chủ quán. Mục tiêu sau cùng của kinh doanh là phải sinh lời, tuy nhiên, nếu bạn quên mất đi 2 khoản chi phí “ẩn” kia và cho rằng mình bán được giá rẻ để thu hút khách hàng nhưng vẫn có lợi nhuận thì bạn sẽ cần xem xét lại. 

lập kế hoạch mở quán trà sữa
Lập kế hoạch chi phí giúp bạn đảm bảo việc kinh doanh sinh lời (Nguồn: Internet)

Do đó, muốn lập kế hoạch mở quán trà sữa cho khoản chi phí chính xác thì đầu tiên là bạn cần biết được có bao nhiêu danh mục chi phí. Thông thường, bạn có thể chia chi phí thành 3 phần gồm đầu tư, vận hành và quản trị, cùng với đó là dự phòng.

Cụ thể, với chi phí đầu tư sẽ bao gồm tiền cọc mặt bằng thuê lần đầu (nếu bạn đi thuê thì khoản tiền này sẽ tương đương với 3 đến 6 tháng tiền thuê), chi phí thi công – thiết kế – sửa chữa quán, chi phí mua sắm nội thất – dụng cụ, lệ phí hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết, chi phí mua nhượng quyền (nếu bạn chọn mô hình trà sữa nhượng quyền).

Khoản chi phí vận hành và quản trị sẽ là những chi phí phát sinh hàng tháng để duy trì hoạt động như tiền lương nhân viên, mua sắm nguyên vật liệu, điện, nước, wifi, cáp truyền hình, bảo trì máy móc, giặt thảm, chăm sóc cây cối… Đừng bỏ sót bất kỳ khoản chi phí nếu bạn không muốn tháng nào kết quả kinh doanh cũng ghi nhận lỗ.

Cuối cùng, bạn sẽ cần khoản chi phí dự phòng để có thể chi trả khoản chi phí hoạt động trong khoảng 3 – 6 tháng đầu kinh doanh hoặc để đối phó với những tình huống bất khả kháng như hỏa hoạn hay dịch bệnh. 

Xem thêm: Làm Thế Nào Để Mở Quán Trà Sữa Nhà Làm?

2. Lên kế hoạch phát triển từng giai đoạn

Một lời khuyên cho việc lập kế hoạch mở quán trà sữa mà các chủ quán nên ghi nhớ là hãy luôn xây dựng các kế hoạch theo từng giai đoạn. Bởi lập kế hoạch mở quán trà sữa không phải là công việc chỉ cần hoàn thành để chuẩn bị rồi khi quán đi vào hoạt động chính thức thì bỏ qua. Vì muốn đạt được hiệu quả và kết quả thành công, mỗi bước phát triển của quán đều cần được định hướng, nếu bạn chỉ lập kế hoạch mở quán trà sữa, bạn sẽ khó mà kiểm soát tình hình kinh doanh của quán nếu có bất kỳ sự cố nào.

lập kế hoạch mở quán trà sữa
Lập kế hoạch theo giai đoạn là phương án giúp bạn kiểm soát tiến độ cũng như chuẩn bị hướng xử lý cho các tình huống phát sinh (Nguồn: Internet)

Để làm được điều này, bạn nên tham khảo các kinh nghiệm từ những người đi trước, từ đó, rút ra được cho bản thân đâu là những vấn đề bạn có thể gặp. Từ đó, bạn lập kế hoạch mở quán trà sữa của mình từ giai đoạn hình thành ý tưởng cho đến khi đi vào hoạt động ổn định. Điển hình như với công đoạn chuẩn bị, bạn sẽ cần lập kế hoạch cho việc mua sắm, thực hiện chiến lược tiếp thị để tăng độ nhận diện ra sao, nếu quá trình thiết kế thiếu vốn hay nhà thầu có vấn đề thì những phương án xử lý được thực hiện ra sao. Hay khi quán đã kinh doanh ổn định, bạn sẽ cần lập kế hoạch xem khi nào nên ra mắt thức uống mới, thời điểm nào nên sửa sang lại quán hay đào tạo nhân viên ra sao để nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ của họ. 

3. Thiết lập kế hoạch tiếp thị

Muốn thu hút khách hàng thì khi lập kế hoạch mở quán trà sữa, không thể nào thiếu việc lên kế hoạch truyền thông. Việc lập kế hoạch mở quán trà sữa về tiếp thị không chỉ đảm bảo các chiến lược quảng bá đi đúng hướng, mà còn giúp bạn kiểm soát chi phí, đa dạng phương thức cũng như đánh giá được mức độ hiệu quả. Bởi thông thường, khi lập kế hoạch mở quán trà sữa cho truyền thông, bạn sẽ đặt ra những con số mong đợi như tiếp cận bao nhiêu khách hàng mới, số lượng người “thích – like” hay “theo dõi – follow” phải tăng bao nhiêu hay những chiến lược nào đã được thực hiện. Đây là cơ sở để bạn biết được nên làm gì tiếp theo.

lập kế hoạch mở quán trà sữa
Kế hoạch tiếp thị sẽ giúp bạn đưa ra các phương thức tiếp thị phù hợp và đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông (Nguồn: Internet)

Trong công đoạn lập kế hoạch mở quán trà sữa để marketing, bạn cũng nên chia ra theo từng mục tiêu như tăng nhận thức thương hiệu (thường dùng cho giai đoạn trước khai trương), thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Với mỗi đích đến, bạn sẽ lên kế hoạch cho từng kênh tiếp thị cũng như thời gian thực hiện, điều này đảm bảo bạn theo dõi được tiến độ của việc truyền thông, tránh lỡ mất những “thời điểm vàng” để quảng cáo. Chẳng hạn như giai đoạn trước khai trương là một thời điểm lý tưởng để bạn đẩy mạnh việc tiếp thị, vì ngày khai trương là dịp có nhiều khuyến mãi và các ưu đãi hấp dẫn nhất, mà đây lại là 2 cách thức hiệu quả nhất để thu hút khách hàng. Nếu bạn không lập kế hoạch mở quán trà sữa cho việc tiếp thị kỹ lưỡng, bạn không những không đạt hiệu quả quảng cáo mà còn lãng phí chi phí, công sức và thời gian truyền thông.

Muốn kinh doanh thành công và hiệu quả, lập kế hoạch mở quán trà sữa là một công việc mà bạn không nên bỏ qua. Bởi có kế hoạch giúp bạn đảm bảo được tiến độ thực hiện cũng như kiểm soát việc vận hành quán luôn đi đúng hướng. Do đó, trước khi bắt tay vào việc biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, hãy ưu tiên thời gian để lập kế hoạch mở quán trà sữa. Hy vọng bài viết phía trên sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy giúp bạn lập kế hoạch mở quán trà sữa khả thi, phù hợp và hiệu quả để sớm gặt hái được thành công.

Như Quỳnh