Buy Now

Tìm kiếm

6 Sai Lầm Cần Biết Nếu Tôi Muốn Mở Quán Cà Phê Thành Công

  • Chia sẻ cái này:
6 Sai Lầm Cần Biết Nếu Tôi Muốn Mở Quán Cà Phê Thành Công

Tôi muốn mở quán cà phê

Hiện nay, việc kinh doanh các dịch vụ ăn uống đang được rất nhiều người khởi nghiệp quan tâm, đặc biệt mô hình cà phê là lựa chọn hàng đầu với lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn, đây cũng là lý do mà số lượng quán cà phê mới ngày càng nhiều, mọc lên khắp nơi. Nhưng khi bạn có ý định “tôi muốn mở quán cà phê” thì bạn đã thực sự hiểu về những khó khăn, thách thức sắp tới phải trải qua khi kinh doanh loại hình này? 
Tôi muốn mở quán cà phê
Những sai lầm cần biết khi tôi muốn mở quán cà phê thành công là gì? (Nguồn: Internet)

6 Sai lầm cần tránh nếu tôi muốn mở quán cà phê thành công

Sau đây là 6 sai lầm cần biết nếu tôi muốn mở quán cà phê thành công, và đây cũng là điều bạn cần phải vượt qua để “sống sót” trong môi trường kinh doanh quán cafe đầy cạnh tranh, cùng tìm hiểu nhé!

1. Sai lầm trong lựa chọn mặt bằng phù hợp

Có thể nói, kinh doanh quán cà phê cũng giống như bất kỳ loại hình kinh doanh F&B nào, việc lựa chọn mặt bằng phù hợp đã quyết định 50% sự thành công. Tuy nhiên, đây là sai lầm thường gặp của bất cứ ai khi chưa có kinh nghiệm. Khi bạn hoặc tôi muốn mở quán cà phê vì quá nóng vội để được sở hữu một mô hình kinh doanh của riêng mình sẽ cảm tính “chọn đại” một mặt bằng nào đó mà không xác định khách hàng mục tiêu của quán là ai? Mặt bằng này có giúp tiếp cận được họ không? Và tất nhiên, kết quả thì chắc bạn đã tưởng tượng ra.
Do đó, khi bạn hay tôi muốn mở quán cà phê thành công và chọn được mặt bằng phù hợp bắt buộc phải có một chiến lược rõ ràng, dành thời gian nghiên cứu thị trường, trong đó cần tìm hiểu một số vấn đề sau đây:
  • Khách hàng mục tiêu bạn hướng đến là ai?
  • Nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu?
  • Khách hàng mục tiêu thường xuất hiện ở đâu?
  • Các đối thủ cạnh tranh có cùng phân khúc khách hàng.
  • Ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn.
  • ….
Tôi muốn mở quán cà phê
Lựa chọn mặt bằng phù hợp sẽ giúp bạn thu hút tối đa khách hàng tiềm năng (Nguồn: Internet)
Việc hiểu thị trường và biết được khách hàng mục tiêu khi tôi muốn mở quán cà phê sẽ giúp tôi lựa chọn mặt bằng phù hợp, ví dụ:
  • Nếu khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, giới trẻ nên lựa chọn vị trí gần trường học, công viên, khu vui chơi,…
  • Nếu khách hàng mục tiêu là công nhân, người lao động, người có thu nhập trung bình nên chọn vị trí gần khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, khu dân cư bình dân,…
  • Nếu khách hàng mục tiêu là dân công sở, người có mức thu nhập cao ưu tiên chọn khu chung cư, văn phòng làm việc,…

2. Sai lầm trong thiết kế quán cà phê

Nếu bạn nghĩ rằng, khi tôi muốn mở quán cà phê thành công, chỉ cần có một menu đồ uống thơm ngon, chất lượng cùng giá thành phù hợp sẽ giúp thu hút khách hàng.  Đây là quan điểm đúng, nhưng chưa đủ. Bạn phải biết rằng, chất lượng đồ uống là cái đi sau vì khách hàng cần đặt chân vào quán mới biết được hương vị đồ uống ra sao? Nhưng điểm thu hút họ chính là một quán cà phê có thiết kế ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Vì thế, khi tôi muốn mở quán cà phê hiệu quả tôi phải nghiên cứu các ý tưởng thiết kế quán cafe phù hợp với vốn mở quán mình đang có nhưng phải độc đáo, nổi bật, đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách hàng tiềm năng, ví dụ:
  • Người lao động thích thiết kế đơn giản, bình dị với không gian mở, ngoài trời, thiên nhiên,…
  • Dân văn phòng lại ưa chuộng thiết kế hiện đại, không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng để làm việc, nghỉ ngơi,…
  • Học sinh, sinh viên thì mong muốn thiết kế ấn tượng, phá cách cùng không gian thoải mái để trò chuyện, học tập, sáng tạo,…
  • Hoặc hội nhóm, gia đình cần thiết kế tiện nghi, có không gian ấm cúng, có khu vui chơi riêng cho trẻ con,…
Tôi muốn mở quán cà phê
Hãy tạo ra phong khách thiết kế đặc trưng để khách hàng nhớ đến quán cà phê của bạn (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, đừng bao giờ copy từ phong cách đến thiết kế của một quán cafe khác đã có mặt trên thị trường. Kinh nghiệm của tôi muốn mở quán cà phê thành công, bạn phải tạo ra một phong cách, một cá tính riêng để khách hàng ấn tượng và nhớ ngay khi đến với quán của bạn.

3. Mất kiểm soát dòng tiền

Một trong những khó khăn cần giải quyết khi tôi muốn mở quán cà phê thành công là kiểm soát được dòng tiền. Điều này diễn ra vào 1- 2 năm đầu khi bắt đầu kinh doanh rất dễ xảy ra tình trạng mất kiểm soát dòng tiền, số tiền thực tế phải chi luôn vượt quá mức cho phép theo dự kiến ban đầu. 
Tại sao xảy ra tình trạng này? Chính vì chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh cũng như phần tài chính chưa được phân ra rõ ràng theo từng mục chi phí như:
  • Chi phí thiết lập: Vốn sử dụng cho chi phí đầu tư ban đầu khi mở quán bao gồm tiền thuê mặt bằng, thi công thiết kế, trang trí nội thất, thiết bị pha chế,…
  • Chi phí duy trì: Lương nhân viên, nguyên vật liệu pha chế, điện nước, thuế, quảng cáo,…
Và đặc biệt, một bí quyết kiểm soát tốt dòng tiền khi tôi muốn mở quán cà phê hiệu quả chính là rạch ròi chi phí kinh doanh và chi phí sử dụng cá nhân, đừng để lẫn lộn rất dễ ảnh hưởng đến việc thống kê doanh số lời lỗ sau này!

4. Không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường

Với ngành kinh doanh dịch vụ như quán cà phê, việc bắt kịp xu hướng thị trường, nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng mục tiêu mới có thể giúp quán cafe cạnh tranh và tồn tại được. Vì lẽ đó, việc tôi muốn mở quán cà phê thu hút khách hàng đòi hỏi phải cập nhật nhu cầu thị trường, linh hoạt trong việc thay đổi và tìm ra phương án giải quyết rủi ro ngay lập tức.
Đừng ngại thay đổi menu quán cà phê bằng cách cập nhật những món mới đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, hoặc đầu tư vào thiết kế không gian có điểm để khách hàng check in, chia sẻ lên mạng xã hội,…
Tôi muốn mở quán cà phê
Nên linh hoạt trong cách nắm bắt và thay đổi để phù hợp với nhu cầu, xu hướng khách hàng (Nguồn: Internet)

5. Quá phụ thuộc vào nhân viên 

Có thể thấy, thời gian đầu khi tôi muốn mở quán cà phê và bắt đầu kinh doanh với quy mô quán còn nhỏ, số lượng nhân viên còn ít. Và tất nhiên, lúc này bạn và kể cả tôi đều rất trân trọng nhân viên, coi họ là những người cộng sự tuyệt vời của mình, cùng nhau nỗ lực làm việc để phát triển quán.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt niềm tin quá nhiều vào họ. Tuy nhiên đây cũng chính là sai lầm, nếu mình thể hiện sự quan trọng của nhân viên quá nhiều dễ tạo thành rủi ro trong kinh doanh khi nhân viên nghỉ việc hoặc làm việc không đúng quy định. Do đó, hãy nghiêm khắc trong khâu đào tạo và quản lý, hãy cho họ biết rằng làm tốt sẽ được khen thưởng nhưng nếu vi phạm quá nhiều có thể sẽ bị thay thế.

6. Áp lực thời gian

Dĩ nhiên, nếu tôi muốn mở quán cà phê hay bất kỳ ai khi bắt đầu kinh doanh đều nóng lòng, muốn nhanh chóng thu hái được lợi nhuận tối đa nhất có thể để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tăng doanh thu để phát triển tiếp.
Thế nhưng, từ mong muốn đơn giản, nhiều người sẽ bị “tham lam” quá mức khi cùng một lúc muốn đạt được tất cả các mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Điều này có thế khiến bạn đưa ra những quyết định thiếu chính xác khi áp lực thời gian đè nặng trên vai. 
Vì lẽ đó, kinh doanh là một quá trình cần có sự nỗ lực không ngừng, không thể mới bắt đầu đã có thể thành công, thay vào đó hãy đặt cho mình những mục tiêu theo từng mốc thời gian phù hợp với tiềm năng của quán cà phê mình đang đầu tư.
Tôi muốn mở quán cà phê
Đừng quá đặt nặng áp lực thời gian trong quá trình kinh doanh quán cà phê (Nguồn: Internet)
Với những thông tin được chia sẻ khi tôi muốn mở quán cà phê trên, hãy biết rằng không phải quán cà phê nào mở ra cũng thu hút được khách hàng và đem lại lợi nhuận cao, bên cạnh đó, rủi ro trong kinh doanh quán cà phê là điều không thể tránh khỏi. Con đường dẫn đến thành công không trải hoa hồng, điều cơ bản là bạn có thể đứng lên và tiếp tục cố gắng để thực hiện đam mê của mình. Chúc bạn may mắn và thành công!
Thảo Lê