Thú vị, đầy màu sắc và thỏa sức sáng tạo – Bartender trở thành một lựa chọn nghề nghiệp được nhiều người trẻ theo đuổi. Thế nhưng trên thực tế, đây là một công việc không đơn giản, yêu cầu nhiều về sức khỏe và kỹ năng để trở thành những bartender chuyên nghiệp
[crp]
Dưới đây là 14 lời khuyên được tóm gọn trong 3 nhóm nhân tố mà F&B Việt Nam đã tổng hợp, cần có của một Bartender chuyên nghiệp: kinh nghiệm làm việc, kiến thức về pha chế đồ có cồn và các kỹ năng mềm.
Nội dung chính
TogglePhần 1: Kinh nghiệm làm việc
Có nhiều điều cần nhớ khi bạn mới bước chân vào nghề này.
Đừng quá sa đà vào việc tham gia các khóa học pha chế
Việc tham gia các khóa học về pha chế có thể sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng kiến thức tạm đủ dùng, và một tấm bằng. Nhưng trong nghề pha chế, thành công của một Bartender lại phụ thuộc nhiều vào những kinh nghiệm người đó học hỏi được. Các cơ sở đào tạo có thể dạy bạn kỹ thuật, thế nhưng, không trường học nào chỉ cho bạn cách một mình xoay xở với một buổi tối thứ sáu chật kín chỗ trong quán.
Một gợi ý dành cho bạn là tham dự các sự kiện như biểu diễn, workshop về pha chế. Trong các show này, bạn có thể được tiếp cận với những Bartender chuyên nghiệp và học hỏi rất nhiều từ họ.
Bắt đầu từ công việc phục vụ hay phụ bar
Không ai giỏi ngay từ đầu, thành công là một quá trình không phải là một đích đến để có được thành công trong nghề pha chế, đa phần các Bartender chuyên nghiệp đều bắt đầu từ công việc phụ quầy bar
“Những người thực sự tâm huyết với công việc pha chế nên bắt đầu từ công việc bưng bê phục vụ để hiểu được bản chất công việc trong một quán Bar. Sau đó, là tới với vị trí Phụ bar trước khi trở thành Bartender chính”
– Stuart McGuire –
Kevin Thiel, Bartender chính của một quán bar thể thao đình đám ở Chicago, cũng là một Phụ bar và Phục vụ trước khi trở thành Bartender. Trải nghiệm đó giúp anh làm quen với cách vận hành quán và dạn dĩ hơn với khách hàng. Đồng thời, hiểu về quy trình phục vụ cũng giúp anh tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. “Điều này giúp thu ngắn thời gian làm quen với công việc. Thời gian đào tạo trở thành Bartender chính của tôi ngắn hơn rõ rệt so với những người khác chưa từng làm việc Phục vụ trước đây.”
David Toby, quản lý mảng đồ uống tại Jack Allen’s Kitchen và Salt Traders Coastal Cooking, cũng bắt đầu từ vị trí Phụ bar. “Tôi may mắn được tiếp xúc và học hỏi từ các Bartender tài năng. Đến năm 22 tuổi, tôi thực sự nghiêm túc với sự nghiệp này và trở thành một Bartender chuyên nghiệp”. Dần dần, anh trở thành Quản lý bar và rồi là Quản lý mảng đồ uống, một vị trí đáng mơ ước của nhiều người.
Lấy các chứng chỉ cần thiết
Ở nhiều nơi, bằng cấp chứng chỉ là điều không bắt buộc. Thế nhưng, hãy để ý đến quy định đặc thù đối với nghề để không rơi vào thế bị động và đánh mất cơ hội.
Rèn luyện sức khỏe tốt
Mặc dù không phải thường xuyên di chuyển nhiều, thế nhưng, các Bartender cũng cần một sức khỏe tốt vì hầu như không được ngồi trong suốt ca làm, và thường xuyên phải làm việc ban đêm. Các vấn đề về xương khớp, cũng như những rối loạn nhịp sinh học cũng sẽ khiến bạn không đảm đương tốt nhất công việc.
Hãy chăm chỉ luyện tập, thực hiện các bài tập giãn cơ và chăm sóc cơ thể đúng cách. Thêm nữa, bạn cũng có thể cân nhắc đầu tư cho bản thân một đôi giày phù hợp. Những điều như thế có thể chẳng ghi trong sách hướng dẫn nhân viên bạn được phát, thế nhưng, đây là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như khách hàng và đồng nghiệp.
Khả năng tự sắp xếp thứ tự công việc cũng là chìa khóa thành công của các Bartender giỏi, nhất là khi lựa chọn làm việc trong những môi trường bận rộn. Sự nhanh nhẹn di chuyển khi làm việc là cần thiết, thế nhưng đừng có khiến bản thân mình lúc nào cũng cuống cuồng loay hoay trong quầy bar mà chẳng giải quyết được việc gì.
Biết cách bảo vệ khách hàng
Bên cạnh pha chế đồ uống và làm bạn với khách hàng, một nhiệm vụ khác của Bartender là luôn luôn bao quát được mọi việc trong bar, kể cả là với khách hàng của mình. Trong chứng chỉ TIPS dành cho Bartender, xử lý tình huống như khách hàng không uống được đồ cồn, chưa đủ tuổi uống rượu hay lái xe sau khi uống rượu là một tiêu chuẩn đánh giá. Thiel cho rằng, “Bartender cần phải thân thiện và hiếu khách. Tuy nhiên các Bartender cũng cần biết cách phù hợp nhất để khéo léo tiếp cận với khách hàng trong những tình huống trên. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát tình hình và bảo vệ được khách hàng của mình.”
Kể cả khách hàng cũng như Bartender đều cần biết cách dự phòng trước các tình huống không mong muốn. Ví dụ, với nhiều quán bar, “angel shot” là một thuật ngữ ngầm để chỉ tình huống khách hàng cần được trợ giúp, bất kể là khi cần nhờ gọi xe dịch vụ hay là các mâu thuẫn cần được giải quyết.
Thiel chia sẻ về trải nghiệm của anh về điều này, “Tôi đã từng rơi vào những tình huống như vậy. Đã từng có một khách hàng yêu cầu tôi để tâm đến mình và trông chừng một người khác đang có ý đồ xấu. Đó chính xác là thời điểm các Bartender cần vận dụng kỹ năng dịch vụ khéo léo của mình và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đang có khoảng thời gian thoải mái nhất khi ở bar.”
Tránh các thói quen xấu
Một số nhân viên quán bar thường có thói quen uống một vài li với nhau sau khi kết thúc ca làm việc. Về cơ bản, điều này giúp tăng tình cảm đồng nghiệp đáng kể, thế nhưng, hãy coi chừng vì điều này có thể phản tác dụng.
“Quan trọng là, bạn cần biết giới hạn của mọi chuyện và tự chủ cuộc sống của mình. Vui thôi, đừng vui quá, bởi vì điều này có thể dẫn đến các hậu quả khó lường về sức khỏe, mối quan hệ hay thậm chí là sự nghiệp. Hãy luôn giữ được sự cân bằng trong công việc, xã hội, trường học, gia đình, mục tiêu phát triển hay sức khỏe của bản thân bất cứ khi nào, nhất là trong cuộc sống nhiều cạm bẫy của Bartender.”
Phần 2: Kiến thức về pha chế
Là một Bartender, thu nhập của bạn phụ thuộc nhiều vào khả năng linh hoạt cũng như tay nghề chuyên môn của bạn.
Học cách pha trộn và cân đong
Dù là đi lên từ Phụ bar, Phục vụ hay là người mới hoàn toàn, các kỹ năng về pha trộn cũng như cân đong tỉ lệ đều cực kỳ quan trọng. Hầu hết các kiến thức cơ bản của các Bartender mới vào nghề đều có thể tự học thông qua các nguồn tài liệu trực tuyến.
Trở nên đa năng và hiểu biết về các loại đồ uống
Đừng giới hạn bản thân khi chỉ thành thạo những công thức đã quen thuộc phổ biến như Old Fashioned hay Pimms Cup. Giả sử khách hàng yêu cầu một li Hugo Spritz mà bạn không biết gì về nó, bạn sẽ làm thế nào? Hãy học càng nhiều công thức, càng nhiều món đồ uống càng tốt, vì đó chính là chìa khóa cho các cơ hội trong tương lai.
Khách hàng cũng thường kỳ vọng Bartender có thể là một cuốn từ điển sống về đồ uống cho họ. Đôi khi họ sẽ yêu cầu bạn gợi ý về một món đồ nằm ngoài menu. Để có thể đáp ứng được những mong muốn ấy, bản thân bạn cần phải hiểu rõ các kiến thức về hương vị để có thể đưa ra một lời khuyên phù hợp với khẩu vị của họ.
Hiểu các định nghĩa cơ bản của nghề
Bạn có biết các thuật ngữ neat, dirty, on the rocks, shooter, jigger là gì không? Nếu không hiểu, tốt nhất là bạn nên dành thời gian lấp đầy các kiến thức căn bản về nghề Bartender của mình đi.
Phần 3: Các kỹ năng mềm
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về cocktail cũng như hiểu biết chung về bar và các loại rượu, các Bartender cũng cần trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp tốt.
Tương tác với khách hàng đúng lúc đúng chỗ cũng như xây dựng được quan hệ với khách hàng là một điều quan trọng với bất cứ Bartender nào. Một Bartender giỏi là người có thể làm hài lòng những thực khách khó tính, kiệm lời nhất.
Khả năng làm việc đa năng
Khả năng làm việc đa nhiệm dưới áp lực là chìa khóa đi đến thành công của Bartender. Đây là công việc đòi hỏi các nhân viên phải cùng lúc kiểm soát được nhiều việc, từ pha chế đồ liên tục, giao tiếp với khách hàng trong khi vẫn đảm bảo được quầy bar sạch sẽ và sẵn sàng mọi lúc. Khi làm tốt được sự đa nhiệm này, công việc tại bar sẽ đạt được tốc độ và sự chính xác hoàn hảo cần có.
Luôn luôn chuẩn xác
Sự chính xác, chỉn chu là một yêu cầu tối quan trọng với bất cứ Bartender nào. Một Bartender giỏi cần phải pha chế được nhiều món đồ cùng lúc nhưng vẫn phải đảm đảm bảo được chất lượng ổn định trên từng sản phẩm được phục vụ.
Hơn nữa, kiểm soát chi phí nguyên vật liệu (COGS) là một vấn đề của nhiều bar và nhà hàng. Vì thế, sự chính xác trong định lượng pha chế là điều cần thiết. Các Bartender không thể vì bận rộn (hoặc vì mục đích kiếm tips cá nhân) mà pha chế đồ nhiều hơn hay ít hơn so với định mức thực tế của nhà hàng, ảnh hưởng đến doanh thu.
Giữ được sự khiêm nhường làm hài lòng khách hàng
Nhiệm vụ của Bartender là pha chế phục vụ và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi điều này đạt được không chỉ bằng việc bạn pha đồ nhanh thế nào, ngon thế nào, mà phụ thuộc vào mức độ hài lòng bạn đem đến được cho khách hàng.
Tố chất cốt lõi của một Bartender giỏi là khả năng tập trung vào nhu cầu của khách hàng và khả năng truyền tải được những trải nghiệm cá nhân tuyệt vời khi dùng đồ tại quán.
Hãy thực tế hơn
Hãy nhớ rằng, trở thành một Bartender giỏi không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đạt được. Bạn cần phải liên tục liên tục làm việc chăm chỉ và nỗ lực.
Bạn có thể thấy đấy, không ai giao bar vào cuối tuần đông đúc cho một Bartender non tay cả. Chỉ những nhân viên kỳ cựu nhất, có kinh nghiệm nhất mới có thể xử lý tốt được công việc vào những ngày bận rộn như vậy. Tất nhiên, đây cũng là thời điểm khoản tiền tips cao nhất trong tuần.
Hãy cứ chăm chỉ luyện tập, làm việc vào các ca làm việc vắng khách trước đã, và rồi bạn sẽ có cơ hội chứng minh thực lực vào những thời điểm thử thách hơn. Những cơ hội như vậy chắc chắn sẽ đến, và hãy chuẩn bị để tỏa sáng.
KẾT
Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp Bartender chuyên nghiệp, những lời khuyên trên có lẽ là một cẩm nang hữu ích cho những bước khởi đầu của bạn.
Hãy cứ chăm chỉ làm việc, học hỏi từ đồng nghiệp bạn bè và luôn luôn sẵn sàng để nắm bắt các cơ hội mới. Theo thời gian, bạn nhất định sẽ phát triển được những kỹ năng cần thiết và trở thành một Bartender thực thụ.
Có thể bạn quan tâm: Nghề Barista, bắt đầu từ đâu? Và như thế nào? Mẹo bảo quản đồ ăn dành cho nhà hàng